Bài giảng Môn Toán 6 - Tiết 3 - Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc

Bài giảng Môn Toán 6 - Tiết 3 - Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc

. Mục tiêu

+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

+ Công nhận tính chất : Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và ba.

+ Hiểu thế nào là đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.

 

doc 4 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Toán 6 - Tiết 3 - Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2005 Ngày giảng GV: Nguyễn Văn Ca 
Tiết 3 Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc
A. Mục tiêu
+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Công nhận tính chất : Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và ba.
+ Hiểu thế nào là đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với 	một đường thẳng cho trước.
+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
+ Bước đầu tập suy luận.
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 	GV: SGK, thước, êke, giấy rời
HS: Thước, êke, giấy rời, bảng nhóm.
C. Tiến trình dạy học
* GV gọi 1 HS lên bảng trả lời:
+ Thế nào là hai góc đối đỉnh.
+ Nêu tính chất hai góc đối đỉnh.
+ Vẽ xAy = 900. Vẽ x’Ay’ đối đỉnh với xAy
GV cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá bài của bạn.
GV: x’Ay’ đối đỉnh với xAy nên xx', yy' là 2 đường thẳng cắt nhau tại A, tạo thành 1 góc vuông ta nói đường thẳng xx' và yy' vuông góc với nhau. Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: (11ph)
GV: Cho học sinh làm ?1 
* HS trải phẳng giấy đã gấp, rồi dùng thước và bút vẽ các đường thẳng theo nếp gấp, quan sát các nếp gấp đó.
* Học sinh: 
Các nếp gấp là hình ảnh của hai đường thẳng vuông góc và bốn góc tạo thành đều là góc vuông.
* GV vẽ đường thẳng xx' yy' cắt nhau tại O và 
xOy = 900 
HS chứng tỏ các góc còn lại vuông
Giáo viên giới thiệu kí hiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV: Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
HS trả lời
* Giáo viên nêu các cách diễn đạt như SGK (84 SGK)
HS đọc SGK
1) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
Trình bày suy luận
Định nghĩa SGK
+ Kí hiệu xx'yy'
Hoạt động 3: (12ph)
* Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm như thế nào?
* HS có thể nêu cách vẽ như bài tập 9 (83 SGK)
* GV: Ngoài cách vẽ trên ta còn cách vẽ nào nữa?
*Giáo viên gọi 1 HS lên bảng làm
?3 .Học sinh cả lớp làm vào vở
GV cho HS hoạt động nhóm ?4 yêu cầu HS nêu vị trí có thể xảy ra rồi vẽ hình theo các trường hợp đó.
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm vẽ hình
GV nhận xét bài của các nhóm.
GV: Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và 
vuông góc với a?
HS trả lời
GV: Ta thừa nhận tính chất sau: Có một và chỉ một.......cho trước.
HS làn bài tập 11-12
2) Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Các bước vẽ hình 5, 6
Hoạt động 4: (10 ph)
GV: Cho bài toán: Cho đoạn AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB
HS lên bảng vẽ. (2em)
HS cả lớp vẽ vào vở
GV: Giới thiệu: Đường thẳng d gọi là đường trung trực của đoạn AB
GV: Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là gì?
HS trả lời (2 em)
GV: nhấn mạnh 2 điều kiện (vuông góc, qua trung điểm).
GV: Giới thiệu điểm đối xứng. Yêu cầu HS nhắc lại.
GV: Muốn vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng ta vẽ như thế nào?
HS trả lời
GV: Cho HS làm bài tập: Cho đoạn thẳng AB = 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy?
HS nêu trình tự cách vẽ
GV Còn cách nào khác?
3) Đường trung trực của đoạn thẳng
A
d
B
Định nghĩa SGK
Hai điểm đối xứng
Cách vẽ
+ Cách 1(Dùng compa)
Bước1
Bước2
+ Cách2(Gấp giấy)
Hoạt động 5: Củng cố (5ph)
1) Hãy nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc ? Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
2) Bảng trắc nghiệm:Nếu biết hai đường thẳng xx' và yy' vuông góc với nhau tại O thì ta suy ra điều gì? Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai ? Câu nào đúng?
a) Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O 
b) Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tạo thành một góc vuông
c) Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tạo thành bốn góc vuông
d) Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà (2ph)
* Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
* Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
Bài tập: Bài 13, 14, 15, 16 trang 86, 87 SGK
 Bài 10, 11 trang 75 SBT.
Ngày soạn: / /2005 Ngày giảng GV: Đào Văn Thuỷ 
Tiết 4:Luyện tập
A. Mục tiêu
Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Biết vẽ đường đường trung trực của một đoạn thẳng.
Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng. Bước đầu tập suy luận.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: SKG, thước, êke, giấy rời, bảng phụ (giấy trong, máy chiếu).
HS: SGK, thước, êke, thước kẻ, bút viết bảng
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra (10ph)
* GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1: 1) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
 2) Cho đường thẳng xx' và O thuộc xx' hãy vẽ đường thẳng yy' đi qua O và v. góc xx'.
* GV cho HS cả lớp theo dõi và nhận xét đánh giá,cho điểm (chú ý các thao tác vẽ hình của học sinh để kịp thời uốn nắn).
HS2: 1) Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng.
 2) Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn AB.
GV: Yêu cầu HS cả lớp cùng vẽ và nhận xét bài làm của bạn để đánh giá cho điểm
Hoạt động 2 Luyện tập (28ph:)
cho học sinh cả lớp làm bài 15 trang 86 SGK.
Sau đó giáo viên gọi lần lượt HS nhận xét.
HS chuẩn bị giấy trong và thao tác như các hình 8 trang 86 SGK.
GV đưa bảng phụ có vẽ lại hình bài 17 (trang 87 SGK).
Gọi lần lượt 3 học sinh lên bảng, kiểm tra xem hai đường thẳng a và a' có vuông góc với nhau không.
GV Phương pháp HS kiểm tra như thế nào
HS trả lời
HS cả lớp quan sát ba bạn kiểm tra trên bảng và nêu nhận xét.
GV cho HS làm bài 18 (trang 87 SGK). 
HS lên bảng, 
HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài. cả lớp cùng làm
GV: Theo dõi HS cả lớp làm và hướng dẫn HS thao tác cho đúng.
GV: Cho HS làm bài tập 19 (Tr87).
Cho HS hoạt động theo nhóm để có thể phát hiện ra các cách vẽ khác nhau.
GV cho HS đọc đề bài 20 trang 87 SGK.
GV: Em hãy cho biết vị trí của 3điểm A, B, C có thể xảy ra?
HS trả lời
GV: Em hãy vẽ hình theo 2 vị trí của 3 điểm A, B, C.
GV Nêu nhận xét về 2 đt d và d’ trong các TH trên
HS trả lời
Bài tập 15
 Hình vẽ 8 SGK
Bài tập 17
 Hình vẽ 10 SGK
Bài tập 18 (trang 87 SGK).
Trình tự 1:
- Vẽ d1 tuỳ ý.
- Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 600.
- Lấy A tuỳ ý trong góc d1Od2
- Vẽ AB d1 tại B (Bd1)
- Vẽ BC d2; Cd2
Bài tập 19 (Tr87).
Bài 20 trang 87 SGK.
A, B, C Thẳng hàng
A, B, C không thẳng hàng
Hoạt động 3: Củng cố (5ph)
GV nêu câu hỏi:
- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Phát biểu tính chất đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
Bài tập trắc nghiệm:
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB là trung trực của đoạn AB.
b) Đường thẳng vuông góc với đoạn AB là trung trực của đoạn AB.
c) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB và v.góc với AB là trung trực của đoạn AB.
d) Hai mút của đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường trung trực của nó.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài: 10, 11, 12, 13, 14, 15 (trang 75 SBT)
- Đọc trước bài: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docdai tuan 1.doc