Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Bài 1: Tìm hiểu sơ lược về môn lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Bài 1: Tìm hiểu sơ lược về môn lịch sử

1. Kiến thức:

 - Làm cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, dân tộc.

 - Học lịch sử là cần thiết.

2. Tư tưởng:

 - Bước đầu bồi dưỡng ý thức về sự chính xác trong học tập.

3. Kĩ năng:

 

doc 71 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1: Bài 1: Tìm hiểu sơ lược về môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 1: bài 1. Sơ lược về môn lịch sử
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Làm cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, dân tộc.
	- Học lịch sử là cần thiết.
2. Tư tưởng:
	- Bước đầu bồi dưỡng ý thức về sự chính xác trong học tập.
3. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng học tập lịch sử, tìm hiểu các vấn đề của quá khứ.
II/. Chuẩn bị:
- Thầy: Một số tranh ảnh lịch sử, các câu chuyện
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	
2. Kiểm tra bài cũ	
3. Bài giảng:	
Hđ 1
1. Lịch sử là gì?
- Gọi học sinh đọc từ đầu tới.đều có tư tưởng"
- GV: Giải thích khái quát về lịch sử của tự nhiên và xã hội.
- Lịch sử: Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử loài người: Là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
- Vđ: Vậy lịch sử là gì?
- TL: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
- GV: Phân tích, so sánh
Tóm lại: Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Hđ 2
2. Học lịch sử để làm gì?
- Cho học sinh quan sát hình 1
- Vđ: Hãy nhận xét và so sánh với lớp học ngày nay? Tại sao có sự khác nhau đó?
- Gọi học sinh đọc đoạn :"Mỗi con ngườitạo lên"
- Vđ: Theo em chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
- Gv: Phân tích, diễn giảng
- Tl: Học lịch sử để làm gì?
- Hiểu cội nguồn của tổ tiên, dân tộc
- Hiểu ông cha ta sống và lao động như thế nào để xây dựng đất nước
- Biết ơn ông cha và biết mình phải làm gì cho đất nước.
- Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống gia đình để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu lịch sử?
Hđ 3
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
- Tl: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng
- Di tích lịch sử, hiện vật, đồ vật
- Tư liệu chữ viết
- Vđ: Kêt một số tư liệu truyền miệng mà em biết?
 Quan sát hình 1,2 theo em đó là những tư liệu nào?
 Các hình đó giúp em hiểu thêm những điều gì?
Tóm lại tư liệu hiện vật là gốc để hiểu biết và dựng lại lịch sử.
	4. Luyện tập	
	- Học sinh đọc thuộc câu danh ngôn SGK
	5. Dặn dò	
	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm.
	- Về đọc, tìm hiểu bài 2 trả lời các câu hỏi cuối mục.
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 2: bài 2. cách tính thời gian trong lịch sử
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
	- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
	- Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch.
	- Biết cách đọc ghi và tính năm theo công lịch.
2. Tư tưởng:
	- Giúp học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức vế tính chính xác khoa học.
3. Kĩ năng:
	 - Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: Tranh h2, lịch treo tường.
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	(	)
2. Kiểm tra bài cũ	(	)
	- Khái quát lịch sử là gì?
	- Học lịch sử để làm gì?
3. Bài giảng:	(	)
Hđ 1
1. Tại sao phải xác định thời gian
- Hs: Đọc từ đầu "Lịch sử thời gian"
- Gv: Khái quát về sự ra đời đổi thay của các sự kiện, các sự vậtà cần thiết phải sắp xếp thời gian.
- Vđ: năm nay em bao nhiêu tuổi? Tại sao em biết?...
 Năm học mới thường khai giảng vào bao giờ? Tại sao?
- Xem hình 1, 2 em biết trường làng hay tấm bia dựng lên cách đây bao nhiêu năm? (Rất lâu)
 Vậy có cần biết thời gian dựng tấm bia tiến sĩ đó không?
- Tại sao phải xác định thời gian?
- Vì muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian (Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản).
- Tl: Dựa vào đâu và bắng cách nào con người tính thời gian?
- Dựa vào: Các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại. Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của mặt trăng, mặt trời là cơ sở xác định thời gian.
Hđ 2
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Vđ: Vì sao người xưa lại dựa vào mặt trăng, mặt trời để làm ra lịch?
- Người xưa dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trăng, mặt trời để làm ra lịch.
- Hs: Quan sát tờ lịch SGK và lịch treo tường?
- Có hai loại lịch.
- Tl: Nhìn trên lịch em thấy có đơn vị thời gian nào? Loại lịch nào?
- Có 3 đơn vị: Ngày, thàng, năm.
- Vđ: Ngày, tháng, năm là gì? Âm lịch, dương lịch?
Hđ 3
Hs: Đọc mục 3
3. Thế giới cần một thứ lịch chung hay không?
- Tl: Nguyên nhân nào phải thống nhất cách tính thời gian chung?
- Xã hội càng phát triển thế giới cần thống nhất cách tình thời gian chung (Công lịch).
- Vđ: Công lịch quy định như thế nào?
- Giáo viên: Vẽ trục thời gian hướng dẫn cách tính thời gian?
- Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày (Năm nhuận thêm 1 ngày).
- 100 năm là 1 thế kỉ.
- 1000 năm là 1 thiên niên kỉ.
	4. Luyện tập	(	)
	- Học sinh làm bài tập tính một số mốc thời gian?
	5. Dặn dò	(	)
	- Giáo viên hệ thống kiến thức trọng tâm.
	- Về đọc, tìm hiểu bài 3 trả lời câu hỏi SGK.
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
phần i
khái quát lịch sử thế giới cổ đại
Tiết 3: bài 3. Xã hội nguyên thuỷ
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
	- Học sinh thấy rõ vai trò lao động sản xuất và công cụ sản xuất trong quá trình chuyển hoá từ vượn cổ thành người tối cổ, thành người tinh khôn, sự khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ. Sự hình thành các quốc gia đầu tiên.
	- Thấy được các phát minh lớn của người nguyên thuỷ: Nghề nông trồng lúa nước, nghề luyện kim.
- Biết được các hình thức tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
2. Tư tưởng:
	- Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên đã để lại cho chúng ta nhiều nền văn minh nguyên thuỷ
3. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát vị trí nơi xuất hiện loài người quan sát tranh ảnh. Biết liên hệ.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ lịch sử thế giới. Tranh ảnh SGK 
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi SGK 
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	 	(	)
2. Kiểm tra bài cũ	 	(	)
	Tại sao phải xác định thời gian? Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
3. Bài giảng:	 	(	)
Hđ 1
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Hs: Đọc SGk
- Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm/
- Cách đây hàng ba bốn triệu năm.
- Cho học sinh quan sát h 5. Em hãy so sánh sự khác biệt giữa người tối cổ với loài vượn?
- Người tối cổ: 
 + Dùng 2 chi trước cầm nắm.
 + 2 chi sau đi đứng.
 + Biết dùng đá làm công cụ.
- Nêu địa điểm xuất hiện người tối cổ? Lên chỉ trên lược đồ?
- Địa điểm: Miền đông Châu Phi, đảo Gia Va (In đônêxia), gần Bắc Kinh Trung Quốc).
- Tl: Họ sống như thế nào?
- Học sinh: Quan sát hình 3,4. Giáo viên giới thiệu thêm
- Cuộc sống:
 + Theo bầy ở hang động
 + Biết săn bắt hái lượm.
 + Biết làm công cụ.
 + Biết dùng lửa.
Hđ 2
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Hs: Đọc SGK, quan sát hình 5
- Vđ: Xem hình 5 em thấy người tinh khôn khác người tối cổ những điểm nào?
- Gv: Giới thiệu thêm
- Cách đây 4 vạn năm người tối cổ à người tinh khôn ở khắp các châu lục.
- Vđ: Xem H5. Em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào? (Gv giải thích thêm)
- Tl: Cuộc sống của người tinh khôn như thế nào? 
- Vđ: Nêu điểm tiến bộ của người tinh khôn? 
- Hs: Quan sát.
- Cuộc sống: Theo nhóm, quan hệ gần gũi
 + Biết trồng trọt, chăn nuôi (Thị tộc)
 + Biết làm đồ gốm, đồ trang sức.
Hđ 3
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã
- Hs: Đọc SGK
- Tl: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, con người phát hiện ra kim loạiàdùng chế tạo công cụ.
- Vđ: Công cụ kim loại ra đời có tác dụng như thế nào? 
- Cho học sinh quan sát mẫu vật?
- Gv: Lấy "Một sợi dây"
- Kết quả:
 + Diện tích khai hoang được mở rộng, năng suất lao động tăng.
 + Xuất hiện nhiều nghề: Xẻ gỗ, đóng thuyền
 + Sản phẩm ngày một dư thừa.
 + Một số người chiếm đoạt àgiàu có
=> Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
	4. Luyện tập	( 	 )
	Bài tập trắc nghiệm
	a. Con người do thượng đế sinh ra?
	b. Con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi, Đảo Gia va, Bắc Kinh, Việt Nam.
c. Người tối cổ sống theo bầy
d. Người tinh khôn sống săn bắt hái lượm
e. Công cụ kim loại ra đời, xã hội nguyên thuỷ tan rã
	5. Dặn dò	(	 )
	- Học thuộc bài.
	- Đọc tìm hiểu bài mới
	+ Sự hình thành các Quốc gia Cổ đại Phương Đông
	+ Xã hội Cổ đại Phương Đông..
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 4: Bài 4. các quốc gia cổ đại phương đông
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được Các quốc gia cổ đại Phương Đông gắn liền với các con sông lớn. Họ đã biết chế ngự thiên nhiên.
	- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã thì xã hội có giai cấp và Nhà nước ra đời.
	- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước của các quốc gia này cũng như những thành tựu văn hoá chủ yếu của các quốc gia cổ đại Phương Đông.
2. Tư tưởng:
	- Tự hào về những thành tựu văn minh của thời Cổ đại, xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại xuất hiện sự bất bình đẳng sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp.
3. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát, chỉ lược đồ. Quan sát miêu tả tranh những nhận biết của quy luật lịch sử.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: + Bản đồ các quốc gia Cổ đại Phương đông.
	 + Tranh ảnh SGK.
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	(	)	 
2. Kiểm tra bài cũ	(	)
	- Con người xuất hiện như thế nào?
	- Cuộc sống của người tinh khôn như thế nào?
3. Bài giảng:	(	)
Hđ 1
- Tl: Có mấy quốc gia cổ đại Phương Đông? Đó là quốc gia nào? Hình thành từ bao giờ?
- Gọi 2 học sinh lên chỉ lược đồ các quốc gia đó?
- Vđ: Đặc điểm trung khi hình thành các quốc gia Cổ đại?
- Cư dân ở đây họ đã biết làm gì? Thế nào là thuỷ lợi? 
- Cho học sinh quan sát hình 8- Gọi học sinh miêu tả.
1. Các quốc gia cổ đại phương đông đã được hình thành ở đâu, từ bao giờ?
- ở các lưu vực các sông lớn:
 + Sông Nin ( Ai Cập).
 + Sông ơPhơ rát, Ti gơ vơ (Lưỡng Hà).
 + Sông ấn, sông Hằng (ấn Độ).
 + Sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc).
à Cư dân phát triển nghề trồng lúa nước, biết làm thuỷ lợi.
=> Xã hội xuât hiện giàu - nghèoàThế kỉ IV-III TCN => Nhà nước xuất hiện
Hđ 2
- Hs: Đọc SGK
2. Xã hội Cổ đại Phương Đông gồm những tầng lớp nào?
- Vđ: Xã hội gồm mấy tầng lớp chính? Là những tầng lớp nào?
- Tl: Tầng lớp thống trị gồm những ai? Quyền hành của họ như thế nào? Tầng lớp bị trị gồm những ai? Thân phận của họ? 
- Xã hội gồm 2 tầng lớp chính: Thống trị và bị trị.
 + Tầng lớp thống trị: Vua, quan lại, quý tộc. 
 + Tầng lớp bị trị: Nông dân công xã, họ phải nộp thuế, đi lao dịch.
 	Nô lệ: Hạ đẳng.
- Nêu các khái niệm"Công xã", Lao dịch, Quý tộc, Sa mát"
- Hs: Quan ... 
 + Định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc.
 +Lập sổ hộ khẩu.
- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
à Xây dựng quyền tự chủ, xoá bỏ ách áp bức bóc lột của nhà Đường, nhân dân được yên vui.
Hđ 2
- Hs: Đọc SGK
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931)
- Nước Nam Hán được thành lập như thế nào?
* Hoàn cảnh:
- Gv: Phân tích 
-Tl: Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán con tim nhằm mục đích gì?
 - Năm 917, Nam Hán thành lập.
 - Khúc Hạo gửi conàcon tin.
 - Năm 917, Khúc Thừa Mĩ gửi sứ àthần phục nhà Lương àTiết độ sứ.
- Vđ: Quân Nam Hán xâm lược nước ta như thế nào?
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược diễn ra như thế nào?
- Treo lược đồ.
*Diễn biến:
 - Mùa thu 930 Nam Hánàđánh nước ta.
 - Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổiàbắt sang Quảng Châuànước ta bị nhà Hán đô hộ.
- Hs: Trình bày trên lược đồ
- Hs: Đọc SGk
- Nêu những hiểu biết của em về Dương Đình Nghệ?
- Gv: Phân tích 
 - Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hoá àbao vây, tấn công thành Tống Bìnhàquân Hán lo sợ, cầu cứu viện binh.
 - Dương Đình Nghệ chiếm thành Tống Bình, chủ động đánh quân tiếp việnàđánh tan tácàcuộc khởi nghĩa thắng lợi.
- Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ xây dựng nền tự chủ.
 	4. Luyện tập	
	- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược lần thứ nhất?
	5. Dặn dò.	
	- Học thuộc bài.
	- Đọc, tìm hiểu bài mới
	+Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán.
	+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 32: bài 27. ngô quyền và chiến thắng bạch đằng năm 938
I/. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	-Hoàn cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị chống quân xâm lược rất quyết tâm và chủ động.
	- Đây là trận thuỷ chíên đầu tiên của dân tộc ta và là thắng lợi thuộc về dân tộc ta.
	- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cung cùng quan ttrọng đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2. Về tư tưởng:
	- Giáo dục học sinh lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.
	- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có côn lao to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.	
3. Kĩ năng:
	- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, xem tranh ảnh.	
II/. Chuẩn bị 
	- Thầy: Bản đồ Ngô Quyền và chiến thắng Bặch Đằng.
	- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn.
III/. Các hoạt động của thầy và trò
	1. ổn định lớp.	 
	2. Kiểm tra bài cũ	
	- Trinh bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán?
	3. Bài giảng	
Hđ 1.
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
- Nêu những hiểu biết của em về Ngô Quyền?
- Hs: Đọc SGK
- Tại sao Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và lại cầu cứu nhà Nam Hán?
- Gv: Phân tích , "Cõng rắn cắn gà nhà.."
-Vđ: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
*Ngô Quyền (898-944)
 - Quê: Đường Lâm (Hà Tây).
 - Sức khoẻ, tài giỏi.
 - Năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra BắcàKiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
- Kiều Công Tiễn đã làm gì?
-Quân Hán đã có kế hoạch gì để xâm lược nước ta?
*Năm 938, Lưu Hoàng Tháo chỉ huy đội quân thuỷ xâm lược nước ta.
- Gv: Vua Hán
- Tl: Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
- Hs: Đọc chữ nhỏ SGK
- Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm điêm quyết chiến?
- Hs: Mô tả địa thế sông Bạch Đằng?
- Để tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng Ngô Quyền có kế hoạch gì?
- Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? 
*Chuẩn bị kháng chiến:
 - Ngô Quyền tiến vào thành Đại La (Tồng Bình)àgiết Kiều Công Tiễn.
 - Bàn cách đánh giặc: Diệt giặc ở sông Bạch Đăng.
Hđ2
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Hs: Trình bày kế hoạch tiêu diệt quân Nam Hán của Ngô Quyền trên lược đồ?
- Tường thuật trận đánh của Ngô Quyền trên lược đồ?
-Hs: Quan sát hình 56. Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng. Miêu tả bức tranh?
*Diễn biến:
 - Cuối năm 938 đoàn thuyền Lưu Hoàng Thào tiến vào vùng biển nước ta.
 - Quân ta: Đánh nhử quân Nam Hán.
 - Địch đuổi theo, vào bãi cọc ngầm mà không biết.
 - Thuỷ Triều xuống: Dốc toàn lực đánh địchàRút chạy ra biển.
- Tl: Vì sao nói"Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
*Kết quả: Quân Hán rối loạnàthất bại
 - Kết thúc hoàn toàn thắng lợi
- Vđ: Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
*ý nghĩa: Chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
	4. Luyện tập	 	
	- Tường thuật chiến thắng sông Bạch Đằng trên lược đồ?
	5. Dặn dò	
	- Học thuộc bài
	- Đọc, tìm hiểu bài mới
 	"Ôn tập".
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 34: bài 28. Ôn tập
I/. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Các giai đoạn phát triển từ thời dựng nước đến thời Văn Lang -Âu Lạc.
	- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
	- Các cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc Thuộc giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Những anh hùng dân tộc.
2. Về tư tưởng:
	- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính cho học sinh.
	- Yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các hệ tổ tiên đã có công xây dựng bảo vệ Tổ Quốc.
	- ý thức vươn lên bảo vệ Tổ Quốc.	
3. Kĩ năng:
	- Hệ thống hoá các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử.
	- Liện hệ thực tế.
II/. Chuẩn bị 
	- Thầy: Bảng niên biểu các cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc.
	- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn
III/. Các hoạt động của thầy và trò.
	1. ổn định lớp.	 
	2. Kiểm tra bài cũ	
	- Tường thuật chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Nêu ý nghĩa lịch sử?
	3. Bài giảng	
Hđ 1.
- Gv: Phân tích 
1. Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào?
-Lịch sử Vịêt Nam thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào?
- Nguyên thuỷ.
- Dựng nước và giữ nước.
- Chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
 Hđ 2
2. Thời dựng nước
- Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào?
- Từ thế kỉ VII TCN.
- Tên nước là gì?
- Văn Lang.
- Vị vua đầu tiên là ai?
- Hùng Vương (18 đời).
Hđ 3
3. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
- Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn và nêu ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa đó?
a. Các cuộc khởi nghĩa lớn
 - Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 - Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu.
 - Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí- Dựng nước Vạn Xuân.
 - Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
 - Năm 931: Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần 1.
 - Năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng- mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.
- Những sự kiện nào..của dân tộc ta?
b. Sự kiện khẳng định thắng lời hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc.
- Năm 938:Chiến thắng Bạch Đằng
- Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bác thuộc, giành lại độc lập cho Tổ Quốc?
c. Các vị anh hùng
- Hai Bà Trưng.
- Bà Triệu (Triệu Thị Trinh).
- Lí Bí, Triệu Quang Phục.
- Phùng Hưng.
- Mai Thúc Loan.
- Khúc Thừa Dụ.
- Dương Đình Nghệ.
- Ngô Quyền.
- Thời Cổ đại nước ta có những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào?
- Hãy mô tả lại?
d. Những công trình tiêu biểu của thời Cổ đại:
- Trống đồng.
- Thành Cổ Loa.
	4. Luyện tập	:
	- Lập bảng thống kê sự kiện ghi nhớ của lịch sử dân tộc từ khi dựng nước đến năm 938?
	5. Dặn dò.	
	- Học thuộc bài.
	- Chuẩn bị bài mới.
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 34: Bài tập lịch sử
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
	- Làm quan và biết làm bài tập môn lịch sử. Một dạng bài học mới.
	- Củng cố kiến thức cho các em khi học môn lịch sử.
	2. Tư tưởng.
	- Củng cố ý thức truyền thống dân tộc cho các em, biết ơn tổ tiên ông cha ta.
	3. Kĩ năng.
	- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tổng hợp, khái quát sự kiện.
	- Kĩ năng so sánh ghi nhớ sự kiện.
II. Chuẩn bị 
	- Thầy: + Nghiên cứu SGK, tài liệu.
	+ Hệ thống câu hỏi - bài tập.
	- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn.
III. Các hoạt động của thầy và trò
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài giảng
	GTB:
	- Gv: Hướng dẫn học sinh cách chia ô. Tính tỉ lệ để vẽ theo hình 24, và sau đó dùng mầu đánh dấu các di tích khảo cổ học.
	- Hướng dẫn học sinh dùng bút mầu tô biên giới, phần biền và các con sông.
	- Học sinh vẽ giáo viên đi quan sát. Tu bổ cho học sinh.
	- Giáo viên vẽ lược đồ Việt Nam treo lên bảng. Gọi học sinh lên điền xác định nơi có dấu tích khảo cổ - Cho điểm.
	4. Luyện tập	:	
	- Gọi 2 học sinh lên vẽ. Xác định địa điểm.
	5. Dặn dò.	
	- Học thuộc bài
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 35. Kiểm tra học kì II
( Đề do SGD và Phòng GD ra)
Ngày Soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 35. Lịch sử địa phương
Luy lâu - chùa dâu thuận thành một vùng đất văn hiến
I/. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Nét nối bật khái quát nhất nội dung lịc sử ở địa phương mình: Chùa Dâu.
	- Có những hiêu biết nhất định về Chùa Dâu, truyền thuyết Tứ Pháp
2. Về tư tưởng:
	- Hiểu và gắn bó với truyền thống lịch sử địa phương.
	- Có ý thức trong vịêc bảo vệ phát huy truyền thống lịch sử địa phương.
3. Kĩ năng:
	- Phân tích, đánh giá, tìm hiểu.
	- Tổng hợp, khái quát vấn đề.
II/. Chuẩn bị 
	- Thầy: Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
	- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn.
III/. Các hoạt động của thầy và trò
	1. ổn định lớp.	( ) 
	2. Kiểm tra bài cũ	( )
	3. Bài giảng	( )
GTB:
Hđ 1
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vùng đất Thụân Thành?
- Gv: Phân tích , bổ xung
I. Thuận Thành một vùng đất văn hiến
 * Vị trí: 
 - 17 xã và 1 thị trấn.
 - Diện tích:
 - Dân số: 141 000 người ( 3/2002)
* Lịch sử:
 - Vũ Ninh- Luy Lâu (Bắc Thuộc)
 - 1068: Siêu Loại (Thuận An)
 - 1862: Thuận Thành.
* Dân cư: 
 - Nghề truyền thống
 - GT: 
 - Nho học: "Nam giao học tổ"
* Giá trị:
 - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam
Hđ 2.
- Em biết gì về Chùa Dâu?
-Tháp chín tầng, cầu chín nhịp
(Tháp Hoà Phong: 17m- Hoà Phong Tháp)
II. Chùa Dâu
 1. Giới thiệu chung.
 - Am nhỏ: Cổ Châu Tự
 - Sĩ Nhiếp (187-226): Pháp Vân Tự 
 - 1313: Vua Trần Nhân Tôngà Mạc Đĩnh Chi trung tu.
- Gv: Phân tích 
- Hiện nay: Diên ứng Tự
2. Nghề thuật kiến trúc.
 - Giữ nguyên các cụm kiến trúc chính
 - Nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ: Tứ Pháp, Kim Đồng.
- Kể những câu ca dao nói về Chùa Dâu?
3. Lễ hội Chùa Dâu.
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư ngày tám thị về hội Dâu
- Lễ hội :
 + Tục "Cướp nước"
 + Tắm Phật
 + Rước Tứ Pháp
Hđ 3.
III. Sự tích Tứ Pháp trong "Cổ Châu Phật Bản Hạnh"
 - Gv:Kể chuyện
	4. Luyện tập	( ) 
	- Nêu những hiểu biết của em về Chùa Dâu?
	5. Dặn dò	( ) 
 	- Đọc, tìm hiểu bài mới: Lịch sử địa phương xã nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 6 - Duyen 2010-2011.doc