Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

1. Kiến thức:

 - HS hiểu được cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở các TK I - VI, XH ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: Do chính sách cướp ruộng và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nông dân công xã nghèo hơn, một số khác rơi vào địa vị người nông dân nô lệ, nô tì

 - Sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc (chữ hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc ( tiếng nói, phong tục tập quán ).

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3622Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết: 22
NS: 02/1/2011
ND: 17/1;18/1; 22/1
 Bài 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ 
 (Giữa TK I – giữa TK VIG) 
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu được cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở các TK I - VI, XH ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: Do chính sách cướp ruộng và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nông dân công xã nghèo hơn, một số khác rơi vào địa vị người nông dân nô lệ, nô tì 
 - Sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc (chữ hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc ( tiếng nói, phong tục tập quán ). 
 - Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 
 2. Kĩ năng: 
 - Làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ. 
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hoá- nghệ thuật 
 - Giáo dục lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ + Tài liệu 
 -Tranh ảnh về Bà Triệu + Lăng Bà triệu
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi:
 - Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI ?
 * Đáp án:
 - Thủ công nghiệp:
 + Người Giao Châu biết rèn sắt, làm gốm tráng men, và vẽ trang trí trên đồ gốm, sản phẩm gốm phong phú.
 + Nghề dệt phát triển.
 - Thương nghiệp:
 + Xuất hiện các chợ làng, chợ lớn như: Luy Lâu, Long Biên
 + Một số thương nhân đã đến buôn bán.
 + Chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương.
 3. Bài mới :
 Giới thiệu : Cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở các TK I - VI, XH ta có bước chuyển biến sâu sắc. Trong cuộc đấu tranh chống sự đồng hoá của người Hán tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt ..... 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 : Cá nhân ( 15’)
GV treo Bảng phụ sơ đồ phân hoá XH - sgk trang 55
Thời Văn Lang -Âu Lạc
Thời kì bị đô hộ
Vua
Quan lại đô hộ
Quý tộc
Hào trưởng Việt, địa chủ người Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
- Quan sát sơ đồ em có nhận xét gì về sự chuyển biến XH ở nước ta?
- Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách văn hóa thâm độc như thế nào để cai trị nhân dân ta? 
- Theo em chính quyền đô hộ mở một số trường dạy học ở nước ta nhằm mục đích gì ?
- Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ? 
Hoạt động 2 : Cá nhân (19’)
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ?
- Cuộc KN Bà Triệu diễn ra như thế nào ?
- GV đọc bài ca dao ‘Ru con. . - Bài ca dao nói lên điều gì ?
 - Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? 
- Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà Triệu nd ta đã làm gì ?
- HS quan sát sơ đồ rút ra nhận xét
- Thời Âu Lạc : 3 tầng lớp 
- Thời kỳ bị đô hộ : XH phân hoá sâu sắc hơn 
- HS đọc in nghiêng ( Tr 55) còn lại 
- HS thảo luận nhóm và trình bày trên bảng nhóm
- Chính quyền đô hộ mở trường học nhưng chỉ tầng lớp trên mới có quyền cho con đi học.
- Tiếng nói và phong tục tập quán của người Việt đã hình thành từ lâu đời... 
- Nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ. 
-Bà có ý chí kiên cường giành độc lập, Bà nguyện hi sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc.
- Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 
- HS quan sát H46 : Lăng Bà Triệu ở núi Tùng Thanh Hoá
3. Những chuyển biến về XH &KT nước ta ở các TK I – VI.
* Xã hội :
Người Hán trực tiếp nắm quyền đến huyện.
à Xã hội phân hoá sâu sắc hơn. 
* Văn hoá : 
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.
- Đưa nho giáo, Đạo giáo, phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. 
 - Tổ tiên ta đã kiên cường đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( 248) 
- Nguyên nhân : Nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ. 
- Diễn biến :
- 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hoá).
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. 
- Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá ).
- ý nghĩa : Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 
4. Sơ kết bài học: (4’)
- GV: Khái quát trọng tâm. 
- HS tường thuật lại diền biến KN Bà Triệu.
- HD học sinh làm bài tập. 
5. Dặn Dò: (1’)
 - Học bài + làm bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20.doc