Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em

Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hiệp quốc. Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2) Thái độ : HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

3) Kỹ năng : Phân biệt được được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 2071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
19
19
Bài 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP¬ QUỐC 
 VỀ QUYỀN TRẺ EM
10-01-2006
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hiệp quốc. Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2) Thái độ : HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3) Kỹ năng : Phân biệt được được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 - SGK và SGV GDCD 6. Tranh về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
	 - Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
2) HS :	 Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: 	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’) Nhận xét, chữa bài thi kiểm tra học kỳ I.
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
Trong 11 bài của học kì I các em đã học những vấn đề về đạo đức, 7 bài còn lại của chương trình GDCD lớp 6 một số vấn đề về pháp luật. Mở đầu các em sẽ tìm hiểu 1 văn bản pháp luật mang tính quốc tế đó là: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Ghi bài học lên bảng.
b) Giáng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10’
10’
8’
8’
HĐ1: HDHS khai thác truyện: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.
- Gọi 1 HS đứng dậy đọc truyện.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận 
1. Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? 
2. Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em trong truyện?
3. Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết.
4. Em hãy kể các quyền mà trẻ em được hưởng. Em có suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền ấy?
- Chốt vấn đề sau mỗi câu trả lời của HS: Tất cả các quyền mà các em vừa kể đã được ghi rõ trong Công ước Liên hiệp quốc.
HĐ2: Giới thiệu khái quát về Công ước.
- Giới thiệu các mốc quan trọng:
Ghi lên giấy khỏ to:
- Giải thích: 
+ Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong Công ước.
+ Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và thứ 2 trên thế giới tham gia Công ước, đồng thời ban hành luật để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
HĐ3: HDHS tìm hiểu nội dung các quyền trẻ em.
- Giới thiệu 4 nhóm quyền của trẻ em ghi thành 4 cột trên bảng:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Chốt lại vấn đề.
HĐ4: HDHS tìm hiểu ý kiến của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em.
- Nêu yêu cầu: Tìm biểu hiện tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày:
- Chốt lại vấn đề:
* Biểu hiện tốt:
+ Tố chức việc làm cho trẻ em khó khăn.
+ Mở lớp học tình thương.
+ Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn.
+ Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
+ Tổ chức cho trẻ em tham gia các trò chơi bổ ích.
+ Trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo.
* Biểu hiện chưa tốt:
+ Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý
+ Cha mẹ ly hôn, không chăm sóc con cái.
+ Đánh đập trẻ em.
+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
+ Không nhận trẻ em nghèo vào lớp.
- Nêu câu hỏi:
1. Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào? 
2. Là trẻ em chúng ta phải làm gì?
- Định hướnggiúp HS hiểu ý nghĩa của quyền và bổn phận của trẻ em.
- Chốt lại vấn đề vừa giảng .
 - Đọc truyện
- Trao đổi câu hỏi thảo luận :
+ Kể các quyền được hưởng
+ Nêu suy nghĩ của cá nhân.
1. Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội:
+ 28-29 Tết: Nhà nào cũng luộc bánh chưng.
+ Chị Đỗ: Lo sắm quần áo, giày dép và các thứ cho ngày Tết.
+ Đêm giao thừa cũng đón năm mới, phá cỗ, thi hát hò.
2. Nhận xét: Trẻ em mồ côi trong làng SOS được sống hạnh phúc. Đây cũng là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ, chăm sóc.
3. Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:
+ Làng trẻ em SOS
+ Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật
+ Quỹ bảo trợ trẻ em.
+ Lớp học tình thương.
4. Các quyền mà trẻ em được hưởng: Quyền học tập, quyền vui chơi, quyền chăm sóc, quyền được bảo vệ
- Theo dõi GV giới thiệu:
+ Năm 1989: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời.
+ Năm 1990: Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước.
+ Năm 1991: Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Các nhóm trao đổi thảo luận 
- Các quyền và từng nhóm
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
+ Nhóm quyền sống - còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại.
+ Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các HĐ văn hóa, nghệ thuật
+ Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
- Làm bài vào vở bài tập
- Lên bảng trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng.
- Trao đổi ý kiến
1. Quyền của trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em
2. Bảo vệ quyền của mình, chống mọi sự xâm phạm. Tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận.
4) DẶN DÒ : 1’
Xem trước Nội dung bài học và làm các bài tập SGK
Sưu tầm những mẩu chuyện xâm phạm đến quyền trẻ em.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T19.doc