Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản, Chủ tịch
Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá
trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng, đất nước và nhân dân ta không
chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất. Tư
tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của
dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa
kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền
ngoại giao tổng hợp của quốc gia.
Sự hình thành và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, trong đó có ngoại giao
nhân dân gắn liền với cuộc đời hoạt động của Người qua những giai đoạn lịch sử đầy
biến cố của tình hình thế giới và trong nước. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với
những nội dung chủ yếu như: Các quyền dân tộc cơ bản, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập tự chủ, tự
lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế, v.v. trong đó ngoại giao là
một mặt trận là một trong những nội dung cốt lõi. Thực hiện theo quan điểm, tư tưởng
của Người, sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, và đặc biệt là trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, việc phối
hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị, quân sự của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta đã góp phần to lớn vào thắng lợi của toàn dân tộc.
Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 1 - CÔNG ĐOÀN PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG ---------- BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM-LÀO, LÀO-VIỆT NAM” Người dự thi : Nguyễn Phi Sang Tháng 8 năm 2012 Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 2 - BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM-LÀO, LÀO-VIỆT NAM Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng, đất nước và nhân dân ta không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất. Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia. Sự hình thành và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, trong đó có ngoại giao nhân dân gắn liền với cuộc đời hoạt động của Người qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố của tình hình thế giới và trong nước. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với những nội dung chủ yếu như: Các quyền dân tộc cơ bản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế, v.v... trong đó ngoại giao là một mặt trận là một trong những nội dung cốt lõi. Thực hiện theo quan điểm, tư tưởng của Người, sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, và đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, việc phối hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị, quân sự của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã góp phần to lớn vào thắng lợi của toàn dân tộc. Thật vậy, ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng mỗi nước. Hồ Chí Minh trở thành người đặt nền móng, đồng thời đã cống hiến không mệt mỏi xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của cách mạng Lào hơn nửa thế kỷ qua, là sự khẳng định trên thực tế tính đúng đắn và sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung và tình đoàn kết hữu nghị thuỷ chung trong quan hệ Việt - Lào nói riêng. Trong hoàn cảnh Việt Nam và các nước Đông Dương còn chìm trong đêm tối của chủ nghĩa thực dân và phong kiến, với việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc chẳng những là người có công đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam, mà cũng là người đầu tiên góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Lào, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào hoà quyện vào nhau, nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa nhân dân hai nước cùng hướng tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 3 - Xuất phát từ nhận thức đúng đắn rằng: muốn làm cách mạng, trước hết phải có chính đảng cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẩn trương chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự thành lập một chính đảng mácxít-lêninit. Thời kỳ vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng về con đường cứu nước mới vào Việt Nam và Lào, trước hết thông qua hoạt động sôi nổi của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được đích thân Người sáng lập từ tháng 6 năm 1925. Đặc biệt, những năm hoạt động trong phong trào Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan, giáp biên giới Thái - Lào (1928 - 1929), Người đã trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống các bộ tộc Lào, chỉ đạo xây dựng các chi hội của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Lào. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc và các hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã từng bước chuẩn bị về nội dung và phương hướng phát triển cho cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời thúc đẩy và làm chuyển biến thật sự phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam và Lào. Mặt khác, bằng những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu với lý lẽ rất đanh thép, Người tố cáo mạnh mẽ những tội ác của đế quốc thực dân và phong kiến ở ba nước Đông Dương, khơi dậy trong nhân dân lao động bị áp bức lòng căm thù sâu sắc đối với chế độ đương thời lúc đó, khích lệ tinh thần yêu nước thương nòi, ý chí độc lập tự cường, vùng lên đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc năm 1951. Khi các điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2-1930, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Sự ra đời của Đảng thực sự trở thành sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam và các nước Đông Dương. Những vấn đề cơ bản của Cương lĩnh cách mạng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt) do Hồ Chí Minh đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng đã được Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp thu, cụ thể hoá trong Luận cương chính trị (10-1930) trở thành ngọn cờ tổ chức và lãnh Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 4 - đạo chung nhân dân ba nước Đông Dưong. Cũng từ đây, sự nghiệp giải phóng dân tộc của hai nước Việt Nam và Lào gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, gắn bó mật thiết với nhau và hoà vào dòng thác tiến bộ của lịch sử, trở thành bộ phận cấu thành hữu cơ của trào lưu cách mạng thế giới. Đánh giá về sự kiện này, cố Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản từng khẳng định: "Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác - Lênin chân chính, với ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào bước sang thời kỳ mới với chất lượng hoàn toàn mới". Các tổ chức quần chúng như công hội, thanh niên, phụ nữ, hội tương tế... ra đời ở các thành phố, thị xã và các khu công nghiệp. Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất trong toàn quốc, do đó vào tháng 9/1934, Xứ uỷ Ai Lao của ĐCS Đông Dương được thành lập, đảm nhận sứ mệnh trực tiếp đưa phong trào cách mạng ở Lào tiếp tục tiến lên. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng thuộc Xứ uỷ Ai Lao, những cuộc đấu tranh lớn của quần chúng xuất hiện, tiêu biểu là hai cuộc đình công lớn của công nhân đầu năm 1936 ở Boneng và Phônchiu chống chế độ hà khắc của giới chủ, đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc. Những năm 1937- 1938, phong trào đấu tranh lan rộng đến công nhân đồn điền ở Xiêngkhoảng; nông dân ở Thàkhẹt biểu tình chống thuế, tiểu thương ở chợ Viêng Chăn bãi thị,... Năm 1946, ngay trong lần gặp làm việc đầu tiên với đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vấn đề xây dựng cơ sở chính trị và các căn cứ cách mạng trên đất Lào là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Trước đó, bản chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (25-11-1945) đã đề ra cho Xứ uỷ Ai Lao nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân Lào ở thôn quê làm cho mặt trận thống nhất kháng Pháp của Lào - Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở các vùng nông thôn. Ngày 27-2-1948, Trung ương Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Hà Nội năm 1966. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 5 - Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Ban xung phong Lào Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Trong thiếp gửi Ban xung phong Lào Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Kiến lập căn cứ địa Lào độc lập là nhiệm vụ cần kíp. Ban xung phong Lào Bắc phải ra sức gây cơ sở quần chúng trong vùng địch kiểm soát"4. Từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, với sự giúp đỡ của các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam, các cán bộ và chiến sĩ cách mạng Lào đã kiên trì vận dụng phương thức vừa đánh địch, vừa vận động tổ chức quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng, phát triển chiến tranh du kích. Nhiều khu căn cứ địa cách mạng đã ra đời ở các địa phương trong cả nước Lào, tại đó, chính quyền cách mạng và các đội du kích vũ trang được thành lập, nhân dân được tổ chức vào các đoàn thể quần chúng như: "Hội Lào cụ xạt", "Hội Yêu nước Côm-ma-đam", "Hội người H'mông cụ xạt"... Ngày 20-01-1949 đã đi vào lịch sử cách mạng Lào, khi tại chiến khu Xiềng Khọ tỉnh Sầm Nưa, Quân đội giải phóng Lào tự do (ngày nay là Quân đội nhân dân Lào) tuyên bố thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào và sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Hồ Chí Minh. Mặc dù còn phải giải quyết nhiều công việc nặng nề và quan trọng của đất nước sau khi hoà bình được lập lại, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị bàn về tình hình Lào và tìm biện pháp tăng cường tình đoàn kết, phối hợp giúp đỡ cách mạng nước bạn. Trong Nghị quyết ra ngày 19-10- 1954, Bộ Chính trị và Hồ Chí Minh khẳng định: "Vô luận tình hình phát triển như thế nào, ta cũng phải hết sức giúp bạn tăng cường công tác củng cố 2 tỉnh (Sầm Nưa và Phongxalỳ - khu tập kết của Chính phủ kháng chiến Lào Itxala theo Hiệp định Giơnevơ), xây dựng quân đội, xây dựng cơ sở nhân dân và đẩy mạnh đấu tranh chính Trong suốt cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân hai nước Việt - Lào luôn kề vai sát cánh, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, từng bước chuyển từ thế phòng ngự sang phản công và tổng phản công để giành thắng lợi. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-1954) ở Việt Nam và Hội nghị Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được triệu tập là thành quả chung của cách mạng Đông Dương, trong đó tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt - Lào được thể hiện nổi bật nhất. Liên quân Việt - Lào trước giờ xuất trận năm 1946. Tìm hiểu quan hệ Việt – L ... Chí Minh đóng góp to lớn vào quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Lào thông qua sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp cả về lý luận cả về thực tiễn. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản khẳng định: "Tư tưởng và tình cảm của Bác là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi. Từ ngày cách mạng Lào còn trứng nước cho đến lúc đã trưởng thành, Bác Hồ luôn luôn quan tâm dẫn đường chỉ lối". Trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Mỹ, quan hệ Việt - Lào phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Thuỷ chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất cả về tinh thần cho cuộc kháng chiến của Lào. Đáp lại, Đảng và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế hoạch tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch đường 9 Nam Lào, năm 1971. Bộ đội Việt Nam tiến công trên mặt trận đường 9 Nam Lào, đập tan hoàn toàn âm mưu của Mỹ ngụy chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 9 - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Lào. Trước đây, với nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, quan hệ Việt - Lào đặt trọng tâm vào lĩnh vực chính trị - quân sự. Sau năm 1975, với nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị và củng cố an ninh - quốc phòng, quan hệ Việt - Lào được thúc đẩy và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc anh em láng giềng. Chính trên tinh thần ấy, Hiệp ước hữu nghị Việt - Lào đã được ký kết ngày 18-7-1977, tạo khuôn khổ pháp lý đưa quan hệ hai nước lên tầm cao của tình hữu nghị đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của hai nước, phù hợp với lợi ích căn bản của hai dân tộc trong hoà bình và phát triển, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết Việt - Lào. Những kết quả đạt được trong quan hệ Việt - Lào từ nửa cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đã góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị ở mỗi nước. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới diễn ra những biến đổi sâu sắc, tác động trực tiếp tới quan hệ Việt - Lào. Cả Việt nam và Lào đều đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn do tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài. Thêm vào đó, sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu không chỉ tạo ra những hẫng hụt đột ngột trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng như của Lào, mà còn gây ra tác động nhất định về chính trị, tư tưởng ở mỗi nước. Các thế lực đế quốc, thù địch lợi dụng tình hình này tăng cường chống phá cách mạng hai nước, chia rẽ khối đoàn kết Việt – Lào. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt - Lào đứng trước yêu cầu khách quan cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức và cơ chế hợp tác. Gần hai thập niên qua, với tư duy chiến lược sáng tạo của hai chính đảng cách mạng cầm quyền và bằng những bước đi thích hợp, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt - Lào không ngừng phát triển theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hợp tác Nhân dân Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) mít tinh phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ngày 23/5/1965. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 10 - trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Là chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích cơ bản trùng hợp, hoà quyện với lợi ích cơ bản và cao nhất của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đầu thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhất quán nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá - đa dạng hoá, song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Cơ sở của sự ưu tiên xứng đáng ấy không chỉ bắt nguồn từ tình cảm trân trọng mối quan hệ truyền thống thuỷ chung trong sáng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà còn từ tầm nhìn chiến lược, có hệ luỵ trực tiếp đến vận mệnh cách mạng Việt Nam. Việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Lào là lợi ích, là đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng hai nước. Sự phát triển của quan hệ Việt - Lào trong những năm gần đây càng chứng tỏ trên thực tế tính đúng đắn của nhãn quan chiến lược đối ngoại của ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa quan hệ hai nước lên tầm cao toàn diện và hữu nghị đặc biệt. Quan hệ hữu nghị Việt - Lào đã vận động qua những chặng đường lịch sử khác nhau và trải qua không ít gian nan thử thách. Song, ở bất kỳ thời điểm nào, quan hệ đó vẫn ngời sáng tình nghĩa thuỷ chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu nghị nồng thắm. Chuyên gia quân sự Việt Nam huấn luyện kỹ thuật sử dụng pháo 12 nòng cho đơn vị nữ pháo binh của bộ đội Phathet (Lào) chống Mỹ, năm 1972. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 11 - Thực tiễn cách mạng hai nước cũng luôn chứng tỏ: Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chặt chẽ toàn diện Việt - Lào có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với mỗi nước. Bởi vậy, biên niên sử quan hệ Việt - Lào vốn đã đầy ắp các sự kiện trọng đại, vẫn đang chờ đợi những bước bứt phá mới trong thế kỷ XXI. Quan hệ hữu nghị Việt - Lào mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Trong tháng 2 năm 2012 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone và cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào chính thức công bố, khởi động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012; hội kiến với Thủ tướng Thongsing Thammavong và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu; thăm nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandon và một số vị lãnh đạo lão thành của Lào. Hai bên đánh giá cao và rất hài lòng thấy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước trong thời gian qua không ngừng được củng cố và tăng cường, và đã bàn các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác chính trị, đối ngoại, quốc phòng-an ninh, đến thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác; nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp nhằm tăng cường quan hệ gắn bó và tin cậy lẫn nhau; triển khai tốt việc phổ biến, tuyên truyền về lịch sử quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt – Lào, phối hợp tổ chức thành công các hoạt động kỉ niệm trong năm 2012; nhất trí đẩy mạnh và đưa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của hai nước; quyết tâm phấn đấu đưa trị giá kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên 2 tỉ USD vào năm 2015. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư ở Lào, đóng góp tích cực vào sự phát triển và an ninh xã hội của Lào. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan Nhân dân Lào nồng nhiệt đón chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tìm hiểu quan hệ Việt – Lào Trường THCS Bưng Bàng - 12 - tâm; khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động đối ngoại và tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ Lào tổ chức thành công Diễn đàn đối tác Nghị viện Á - Âu (ASEP 7) và Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM 9) trong năm 2012. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thể hiện sâu sắc mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt, đồng chí anh em giữa hai nước. Hai bên đạt được nhất trí rất cao về tầm quan trọng và quyết tâm không ngừng củng cố và xây đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Coi đó là tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát triển và truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Bài học kinh nghiệm quý giá nhất có thể rút ra từ quan hệ Việt - Lào, trước hết và chủ yếu là phải coi trọng, giải quyết đúng đắn giữa lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Tôn trọng và bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Trong quan hệ Việt - Lào, phải lấy sự nhất trí về quan điểm, tư tưởng và đường lối chính trị làm cơ sở để phối hợp hành động, hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ lợi ích căn bản của mỗi dân tộc. Sự trường tồn của tình hữu nghị Việt - Lào không thể có, nếu không được xây dựng và phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, tự chủ sáng tạo của mỗi dân tộc, hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Đây là vấn đề mang tính quy luật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam trước đây cũng như hiện nay nhận thức và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn quan hệ Việt - Lào suốt gần một thế kỷ qua. Các tài liệu tham khảo 1. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam 1930 – 2007; NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội -2011 2. Nâng tầm quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Lào; QĐND - Chủ nhật, 07/08/2011 3. (Chinhphu.vn) Hội nghị quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam – Lào: Đoàn kết – Hữu nghị được tổ chức tại Sơn La, một hoạt động lớn mở đầu cho dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt - Lào. 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào của PGS, TS. Nguyễn Hoàng Giáp Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT- HCQG Hồ Chí Minh.
Tài liệu đính kèm: