Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh. Hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hòa, cởi mở.

2) Thái độ : Có kỹ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết với anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè. Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặcchưa biết sống chan hòa

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3361Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 8: Sống chan hòa với mọi người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
10
10
BÀI 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI 
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh. Hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hòa, cởi mở.
2) Thái độ : Có kỹ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết với anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè. Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặcchưa biết sống chan hòa
3) Kỹ năng : Biết cách giừ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên, ngăn cản kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, hoạt động của Đoàn – Đội.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
- Những cuộc giao lưu truyền thống của trường, lớp.
2) HS :	 Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)	GV nhận xét, chữa và trả bài kiểm tra 1 tiết, ghi điểm vào sổ.
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
Trong cuộc sống, nhu cầu sống chan hòa với mọi người là vô cùng cần thiết. Chúng ta phải chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Như vậy cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. Vậy sống chan hòa là thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
GV: Ghi đầu bài lên bảng.
b) Giáng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10'
7’
8’
8’
3’
HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện: Bác Hồ với mọi người
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm truyện
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận 
- Định hướng cho HS thảo luận 
1. Những lời nói, cử chỉ nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống cahn hòa?
2. Thế nào là sống chan hoà?
* Kết luận Như vậy, sống chan hòa với mọi người là sống có tình cảm, sống hòa mình với mọi người, không có sự xa lạ, cách biệt với những người xung quanh, luôn luôn quan tâm đến người khác, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung.
HĐ2: HDHS thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1-3: Thảo luận câu hỏi sau: Vì sao HS phải sống chan hòa với mọi người? Biết sống chan hòa với mọi người có lợi gì?
+ Nhóm 4-6: Thảo luận câu hỏi sau: Để sống chan hòa với mọi người em phải học tập như thế nào? 
- Bổ sung, đánh giá kết quả thảo luận 
* Kết luận: Sống chan hòa với mọi người được mọi người quý mến và giúp đỡ, gôp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
HĐ3: HDHS tìm hiểu nội dung bài học
- Nêu câu hỏi:
? Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu sống chan hòa nghĩa là như thế nào? 
? Sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
* Chốt lại ý chính, ghi bảng NDBH.
HĐ3: HDHS luyện tập
- Bầi tập 1: BT a SGK
- Bài tập 2 : Nêu tình huống:
+ Tình huống 1: An là HS tính tình vui vẻ, cởi mở, luôn luôn hỏi han, giúp đỡ bạn bè, nhiều người quý mến An. Nhưng cũng có bạn lại chê An làm những việc không có ích cho mình.
+ Tình huống 2: Hà vào lớp 6 đã 3 tháng nhưng rất ít khi nói chuyện với bạn bè. Giờ ra chơi em thường đứng 1 chỗ nhìn các bạn khác chơi.
	Em có ý kiến gì về 2 trường hợp trên.
- Đánh giá cho điểm.
HĐ5: Củng cố bài
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- 02 HS đọc diễn cảm truyện
- Trao đổi 
1. Những cử chỉ, lời nói của Bác:
+ Quan tâm đến tất cả mọi người: Từ cụ già đến em nhỏ.
+ Cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi và tập TDTT với các đồng chí trong cơ quan.
+ Giờ nghỉ trưa Bác vẫn tiếp 01 cụ già, mời cụ ở lại ăn cơm trưa, để cụ nghỉ, dặn cảnh vệ phải truyền đạt lại ý chính của bài nói chuyện của Bác, chuẩn bị xe đưa cụ già về.
2. Sống chan hòa là: Sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích
- Về vị trí thảo luận , cử thư ký ghi biên bản
- Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến lên bảng
1. - HS phải sống chan hòa vì:
+ Sống chan hòa mới xây dựng được tập thể hòa hợp, mọi người sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
+ Sống chan hòa góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau
+ Tiếp thu kinh nghiệm, ý kiến của mọi người.
- Sống chan hòa có lợi: Giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thía độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng.
2. Để sống chan hòa cần:
+ Phải biết nhường nhịn nhau
+ Sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương giúp đỡ nhau một cách ân cần, chu đáo.
+ Không lợi dụng lòng tốt của nhau, không đó kỵ, ghen ghét, không giấu dốt, nói xấu nhau.
+ Biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu.
- Trao đổi
- Ghi bài học vào vở.
- Làm bài miệng
Đáp án: 1,2,3,4,7.
- Làm việc cá nhân
- Trình bày ý kiến của mình
- Lớp bổ sung, lựa chọn ý kiến đúng.
+ Tình huống 1: An là người biết Sống chan hòa với mọi người. Đây là lối sống tích cực, có lợi cho bản thân . cho bạn bè và tập thể.
 + Tình huống 2: Hà sống thiếu cởi mở, cách biệt với các bạn. Trong trường hợp này tập thể nên tìm hiểu nguyên nhân, tạo cơ hội để Hà Sống chan hòa với mọi người
- Nội dung bài học.
- Sống chan hòa với mọi người là sống hòa hợp với mọi người và sắn àng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- Sống chan hòa với mọi người sẽ được mọi người quí mến và giúp đỡ góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp
4) DẶN DÒ : 1’
Học thuộc NDB.
 Chuẩn bị Lịch sự, tế nhị
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T10.doc