Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh Lớp 6 học tốt tiết Tập Làm Văn

Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh Lớp 6 học tốt tiết Tập Làm Văn

 Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế khoa học kĩ thuật luôn vận động và phát triển như vũ bão. Do đó kiến thức bộ môn của từng cấp học luôn là nền tảng, là động lực, là cơ sở mang tính lâu dài, hơn nữa nhiệm vụ của ngành Giáo dục mang ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ truyền đạt tri thức mà con giúp cho người học biết vận dụng, có kĩ năng, có tư duy, có ý tưởng, cách xử lí tình huống trong hoạt động học tập Muốn làm được điều đó thì yêu cầu người giáo viên cần phải có định hướng, phối hợp với các họat động của học sinh, đặc điểm học sinh của lớp, tình hình lớp dạy, từ khâu xây dựng giáo án đến khâu lên lớp dạy, bước kiểm tra bài cũ, vào bài mới có thiết kế các hoạt động dạy – học, có phương pháp dạy, nội dung bài dạy, yêu cầu này được ghi rõ và cụ thể hóa trong thông tư 30/ 2009/ TT- BGDĐT ban hành 22/10/2009 ở điều sáu, tiêu chuẩn ba đó là: “Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục, phù hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh”. Để làm được điều này đối với học sinh lớp sáu, lớp mới bước vào ngưỡng cửa cấp THCS còn nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp 6 học tốt tiết Tập làm văn ”. Ở đề tài này sẽ áp dụng một số kĩ thuật dạy học có tác động tích cực, thể hiện được vai trò chủ đạo chủ người học, giúp người học có thói quen, có kĩ năng, có năng lực giao tiếp, năng lực thực hành ứng dụng, tự tin trong giải quyết tình huống mà người giáo viên giao cho nhóm hoạt động.

doc 20 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh Lớp 6 học tốt tiết Tập Làm Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHOØNG GIAÙO DUÏC & ĐT HUYEÄN CHAÂU THAØNH
TRÖÔØNG THCS AN HIEÄP
˜ & ™
ỨNG DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH 
 LỚP 6 HỌC TỐT TIẾT 
TẬP LÀM VĂN
 NĂM HỌC 2012 – 201
Người thực hiện : La Bích Loan
 1 / TÓM TẮT ĐỀ TÀI :	
 Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế khoa học kĩ thuật luôn vận động và phát triển như vũ bão. Do đó kiến thức bộ môn của từng cấp học luôn là nền tảng, là động lực, là cơ sở mang tính lâu dài, hơn nữa nhiệm vụ của ngành Giáo dục mang ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ truyền đạt tri thức mà con giúp cho người học biết vận dụng, có kĩ năng, có tư duy, có ý tưởng, cách xử lí tình huống trong hoạt động học tập  Muốn làm được điều đó thì yêu cầu người giáo viên cần phải có định hướng, phối hợp với các họat động của học sinh, đặc điểm học sinh của lớp, tình hình lớp dạy, từ khâu xây dựng giáo án đến khâu lên lớp dạy, bước kiểm tra bài cũ, vào bài mới có thiết kế các hoạt động dạy – học, có phương pháp dạy, nội dung bài dạy, yêu cầu này được ghi rõ và cụ thể hóa trong thông tư 30/ 2009/ TT- BGDĐT ban hành 22/10/2009 ở điều sáu, tiêu chuẩn ba đó là: “Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục, phù hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh”. Để làm được điều này đối với học sinh lớp sáu, lớp mới bước vào ngưỡng cửa cấp THCS còn nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp 6 học tốt tiết Tập làm văn ”. Ở đề tài này sẽ áp dụng một số kĩ thuật dạy học có tác động tích cực, thể hiện được vai trò chủ đạo chủ người học, giúp người học có thói quen, có kĩ năng, có năng lực giao tiếp, năng lực thực hành ứng dụng, tự tin trong giải quyết tình huống mà người giáo viên giao cho nhóm hoạt động.
 2 / GIỚI THIỆU :
 2 .1 Hiện Trạng :
 Theo tinh thần đổi mới ở lớp học tập huấn dành cho giáo viên dạy học sinh vùng đặc biệt khó khăn nói chung, cũng như định hướng giảng dạy của giáo viên cấp THCS nói riêng là ứng dụng phương pháp dạy học giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tự giác, tích cực, có sáng tạo và niềm say mê trong bộ môn học, để nhằm kích thích sự phát triển kĩ năng tư duy của học sinh ở cấp độ cao, với một số hình thức học tích cực như: Kĩ thuật học hợp tác, kĩ thuật đọc động não, kĩ thuật học tương tác, kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm, trao đổi cặp  nhằm tạo điểu kiện và cơ hội tiếp thu kiến thức sâu sắc cho người học. Ở đề tài này, tôi muốn cho học sinh của những lớp mà mình giảng dạy có một số kĩ năng tốt, kĩ xảo tinh luyện của hoạt động thực hành, luyện nói, luyện viết bằng tư duy chủ động qua tương tác từ nhóm, đôi bạn học cùng tiến  khi được áp dụng có hiệu quả các kĩ thuật dạy học, nghĩa là người học phải biết kết hợp các nguồn tri thức đã biết, cộng với những điều giáo viên hướng dẫn để cùng nhóm giải quyết tình huống học tập có liên quan đến nội dung bài học. Người học biết được những nhiệm vụ, công việc mà nhóm cần thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, sao cho phù hợp yêu cầu tình huống mà giáo viên đặt ra, có thêm kĩ năng, sự am hiểu, tích lũy sâu kiến thức, hoặc những quyết định chính chắn thật cần thiết để đáp ứng nhu cầu tình huống vấn đề mà yêu cầu tiết Tập làm văn như : bài văn viết đoạn, luyện nói trên lớp và các yêu cầu có ở sách giáo khoa đưa ra.
 Trong hình thức học này, tôi áp dụng một trong những yêu cầu của lớp học tập huấn giáo viên dành cho học sinh vùng khó khăn. Ở đây người giáo viên là người định hướng, sao cho phát huy tính chủ đạo, chủ động của học sinh, luôn khuyến khích tác động đến người học, giúp người học có động cơ, sự say mê, niềm sáng tạo, sự tự tin, độc lập trong việc phát hiện cái hay, giải quyết tình huống bài tập, tình huống thực tiễn liên hệ bài học. Chính từ đó học sinh có thể tự đánh giá mức độ tiếp thu, tự khẳng định những tri thức mà bản thân mình đạt được trong tiết học,với tiết Tập làm văn tôi thường áp dụng kĩ thuật dạy này, nhằm mục đích tạo kĩ năng học tập, tạo thói quen trong cách nghĩ, cách ứng dụng, rèn môi trường tự học, ý thức học tích cực và cũng là nền tảng học tốt các bộ môn khác. 
 2.2 / Giải pháp thay thế :
 Theo định hướng phương pháp dạy học mới, học sinh phải là trung tâm trong tất cả các hoạt học trên lớp. Tuy nhiên trong thực tế lên lớp, không phải lúc nào các em cũng chủ động làm chủ kiến thức, lĩnh hội kiến thức theo sự mong muốn, có lúc giáo viên lại phải quay về với phương pháp truyền thống ( thuyết giảng) để bổ sung kiến thức. Từ thực tế đó, vô tình làm cho hoạt động nhóm trên lớp chỉ là hình thức, thiếu hiệu quả, không đáp ứng đòi hỏi hiện thực phát triển trí não của người học và nhu cầu nhân tài cho thế hệ.
 Do đó để hình thành kĩ năng học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh mà cụ thể ở tiết Tập làm văn lớp sáu, tôi quyết định chọn đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp 6 học tốt tiết Tập làm văn” và cũng có thể áp dụng chung cho những tiết Tập làm văn ở các khối 7,8,9 để nâng cao hiệu quả tiết học hơn.
 2.3 / Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài :
 Phương pháp dạy học phải đổi mới từ dạy phân hóa theo môn học, thành tích hợp theo mục tiêu đào tạo của Ngành, giảm lượng lí thuyết, tăng cường thực tiễn, từ cách dạy áp đặt một chiều sang tương tác đa chiều của người học với thầy cô, bạn bè, sách vở, trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy không là lý thuyết mà còn minh họa, tư duy vấn đề để vươn tới hoạt động thực hành, trải nghiệm tìm tòi, suy luận bàn bạc làm cho tiết học thêm sinh động và hiệu quả, tránh tình trạng đối phó, hình thức, thiếu thực chất, sự nhàm chán, lười động não . 
 Nghiên cứu “ Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp 6 học tốt tiết Tập làm văn ” nhằm tạo điều kiện cho người học tự đánh giá, để luôn tự hoàn thiện nội dung bài học có sự chủ động, tích cực tìm tòi của bản thân, biết nâng cao năng lực tự học, luôn học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời thể hiện sự chủ động của người giáo viên ở phương pháp dạy – học có định hướng, hiệu quả với từng hoạt động của học sinh trong quá trình dạy.
 2.4 / Vấn đề nghiên cứu :
 Để áp dụng đề tài có hiệu quả, tôi nghiên cứu những tài liệu từ lớp học tập huấn dành cho giáo viên, ở đây có rất nhiều hình thức học tập tích cực dành cho học sinh rất hữu ích cho hoạt động trên lớp,dưới sự hướng dẫn của giáo viên là người định hướng nội dung, sao cho hoạt động dạy có đề cao vai trò của sự hợp tác, thông qua trao đổi giữa các thành viên trong nhóm học sinh, có sự góp ý của cả tập thể lớp khi tham gia hoạt động nhóm, hoạt động tổ với tinh thần trách nhiệm cao, gắn kết sự phối hợp của cá nhân học sinh với tập thể để đạt mục tiêu chung.
 Để tiến hành làm đề tài này, tôi cho học sinh áp dụng một số kĩ thuật thông thường trên lớp như:
 + Thảo luận, bàn bạc một vấn đề học tập.
 + Đọc động não một tình huống cần giải quyết.
 + Tìm hiểu, trao đổi xung quanh yêu cầu đề.
 + Trò chuyện, đặt câu hỏi với GVBM , với bạn cùng nhóm .
 + Tranh luận, đưa ra phương thức đúng đắn.
 + Thực hành dựng đoạn, trình bày miệng trên lớp.
 + Tổng kết lại hoạt động- đánh giá lại hoạt động sau tiết học.
 + Nghiên cứu tài liệu tập huấn, nghiên cứu các giá trị p của T-test
 2.5 / Giả thuyết nghiên cứu:
 Việc chọn đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp 6 học tốt tiết Tập làm văn” ở đây còn rất mới mẻ, vì vậy cần đưa ra tính khả thi sao cho việc ứng dụng mang lại hiệu quả cao. Các hoạt học tập tích cực mà giáo viên được tập huấn hầu như áp dụng rất thực thi cho người học, có làm biến đổi hiệu quả học tập, nâng cao tỉ lệ học trung bình, khá, giỏi hạn chế yếu kém. Đặc biệt làm cho học sinh giỏi, khá có khả năng phát huy tìm ẩn nhanh nhạy trong lập luận của mìmh, mạnh dạng phát biểu, tự tin trong bài làm, kèm được bạn yếu hơn, huy động tốt năng lực tư duy hơn, có thái độ đúng đắn trong cách học, cách vận dụng hay liên hệ thực tế mà yêu cầu bài đặt ra .
 Vì vậy tôi đưa quyết định chọn đề tài này cho phân môn Tập làm văn của mình giảng dạy, cụ thể xin đưa ra một số vấn đề như sau:
 a / Về phía giáo viên :
 Việc ứng dụng kĩ thuật dạy học sao cho hiệu quả nhất, ở tiết Tập làm văn lớp sáu rất cần sự đầu tư trong soạn giảng, cần có sự định hướng về phương pháp như :
 + Lấy hoạt động học sinh là trung tâm của hoạt động học.
 + Lấy sản phẩm học tập từ hoạt động nhóm học .
 + Lấy ý kiến trao đổi, bàn luận từ ý chung của hoạt động nhóm.
 + Giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển.
 + Giáo viên chỉ là người định hướng, khơi gợi.
 Trước đây người học chủ yếu là nghe – viết tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, làm tiết học rất đơn điệu, mà giáo viên lại phải truyền thụ nhiều.Với kĩ thuật này giúp người giáo viên nhận diện kết quả học sinh một cách khách quan hơn, giáo viên đưa người học đạt được kiến thức cơ bản của môn học và kĩ năng xã hội như :
 + Tất cả thành viên học sinh cùng đóng góp vào nội dung bài.
 + Kết quả học tập là thành quả chung của lớp.
 + Học sinh nhận biết nhiệm vụ, vai trò thành viên trong nhóm.
 + Biết chia sẽ, biết hỗ trợ trong tình huống.
 + Biết lắng nghe, điều chỉnh hành vi - ứng xử.
 b / Về phía học sinh:
 Đa số là học sinh lớp sáu, việc tiếp cận nội dung đối với các em đã khó mà lại thêm ứng dụng kĩ thuật lại càng khó hơn, cũng chưa thành thạo, vì vậy giáo viên phải là người điều hành thường xuyên và liên tục. Ở kĩ thuật này đòi hỏi học sinh làm việc cùng nhau, để tìm ra những giải pháp khả thi cho một vấn đề và các thành viên cùng giải thích lí do chọn giải pháp của mình, rồi đi đến kết luận. Không những thế nhóm còn biết phát hiện, có sự thông cảm, chia sẻ kinh nghiệm, giúp được những bạn học yếu kém hơn và cũng tự hiểu mỗi thành viên của nhóm có một thế mạnh riêng cần học hỏi, với các hình thức như:
 + Cùng bạn phụ trách xử lý các thông tin.
 + Cùng bạn phụ trách nêu câu hỏi phản hồi.
 + Cùng bạn phụ trách ghi - tổng hợp ý kiến.
 + Cùng bạn liên hệ nhóm khác xin trợ giúp.
 + Cùng bạn quan sát – kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động.
 + Cùng bạn tự tin mạnh dạng phát biểu trước tập thể. 
3 / PHƯƠNG PHÁP : 
 3. 1 / Khách thể nghiên cứu :
 Tôi chọn ba lớp mà mình giảng dạy : 6/1, 6/2 học sinh của trường THCS An Hiệp, đa số là học sinh đầu cấp nên việc áp dụng kĩ thuật còn rất mới mẻ, nhưng lại rất cần thiết vì nó là tiền đề hình thành ý thức học tập hiệu quả ở những cấp học về sau.
 Theo đặc thù của lớp sáu ở trường THCS An Hiệp, thì mỗi lớp có 18 bàn đôi, v ... u này có nghĩa mức độ làm việc nhóm của học sinh rất tốt và ứng dụng có hiệu quả .
 Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau đối chứng tác động là p= 0,09434 ;
Kết quả này khẳng định sự chênh lệnh nhóm tác động có ĐTB của nhóm không phải ngẫu nhiên mà là do quá trình tác động .
 4. 2 / Hạn chế : 
 Bên cạnh những thuận lợi là phát huy năng lực hoạt động học tập của người học, thì nghiên cứu này cũng còn nhiều hạn chế do năng lực tiếp thu không đồng đều ở lớp mới lên, còn tồn đọng đọc viết yếu, mà thời gian học chỉ một tiết. Chính vì vậy giáo viên cần phối hợp với học sinh về việc chuẩn bị bài ở nhà như thế nào cho hiệu quả nhất, chính yếu tố này là quyết định cho sự thành công ở hoạt động dạy – học trên lớp :
 - Ở đây cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung của từng tiết trên lớp, cập nhật thông tin, sự kiện, dữ liệu để giúp cho các hoạt động nhóm trên lớp được phát huy tốt.
 - Giáo viên cần định hướng công việc sẽ giao cho nhóm phù hợp từng đối tượng học sinh, dành thời gian chú ý đến những học sinh yếu- kém, để giúp các em tự tin học tập.
 5/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ :
 5 .1 / Kết luận:
 Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân người giáo viên cần rút ra những kinh nghiệm riêng, bổ sung vào vốn kiến thức hiện có để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, phải có sự đầu tư, nghiên cứu thật kĩ nội dung từng bài học, chú trọng áp dụng các hoạt động thảo luận để giúp cho học sinh không những nắm được kiến thức lí thuyết, mà còn biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn được kĩ năng tư duy, rè kĩ năng sáng tạo ý tưởng, xử lí tình huống, lí giải thông tin một cách mạnh dạn và tự tin nhất.
 Vì theo tinh thần đổi mới của lớp học tập huấn dành cho giáo viên dạy học sinh vùng khó khăn, ứng dụng này còn nhiều cái mới mẻ, chưa tận dụng hết được vẫn còn cái thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp, để ngày càng nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy- học.
 5.2 / Khuyến nghị :
 - Ở bộ môn Ngữ Văn đối với những bài học theo chỉ đạo không dạy trên lớp, thì cần thêm tiết đối với những bài luyện viết hay thực hành luyện nói trên lớp, để học sinh có thời gian phát huy được tính chủ động, tư duy tích cực trong học tập hơn.
 - Cần khuyến khích động viên kịp thời đối với những giáo viên thực hiện nghiêm túc, thực hiện tốt chỉ đạo chuyên môn. Có khen thưởng cho những sáng tạo, tìm tòi, phương pháp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy- học nhằm khuyến khích các phong trào sáng tạo trong hoạt động dạy học.
♣ Phụ lục giáo án 
Tuần: 14
Tiết : 53
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Giúp học sinh hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng .
 - Cảm nhận vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự 
II / TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG :
 1/ Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự .
- Vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự .
 2/ Kĩ năng :
 Kể chuyện sang tạo ở mức độ tưởng tượng .
 3/ Thái độ :
 Biết trình bày câu chuyện một cách sang tạo .
III / TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1/ Ổn định lớp : ( 1 phút)
Lớp 
Sĩ số 
 Tên học sinh vắng
Ngày dạy
6/1
 31/ 34
 Vân , Thanh, Xuân
 27/11/2012
6/2
 35/36
 Mạnh
 26/11/2012
6/3
 31/32
 Giàu
 26/11/1012
 2) Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 NỘI DUNG KIỂM TRA
_ Vở bài soạn 3 điểm
_ Kiến thức cũ 7 điểm
Câu 1: Kể chuyện đời thường là gì ? 
Câu 2 : Nêu vài ví dụ nhan đề về kể chuyện đời thường ?
Câu 3: Nếu em viết kết bài cho đề kể chuyện về một người bạn mới quen, em chọn ý nào đúng nhất ?
Lan luôn đạt danh hiệu học sinh 
xuất sắc trong các năn học qua.
Tuy mới quen nhưng Lan rất thân thiết với tôi.
Lan luôn xứng đáng với danh hiệu 
học sinh giỏi vì Lan chăm học.
d. Em thầm nhủ sẽ học tập ở Lan những đức tính chăm ngoan, tốt bụng để được bạn bè quý mến như Lan.
 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Kể lại những việc xảy ra mà em đã chứng kiến và gần gũi trong đời sống thường ngày như : trong nhà trường, gia đình, xã hội, lớp học ..... 
( 3 điểm)
Câu 2 : ( 3 điểm)
- Em hãy kể lại chuyến về quê trong kì nghỉ hè vừa qua.
- Em hãy kể lại cuộc đi thăm viếng gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7 .
 Câu 3 : d ( 1 điểm)
 3 / Bài mới : Bên cạnh kể chuyện đời thường những sự việc chứng kiến, ở kể tưởng tượng có nhiều yêu cầu đặt ra cho người kể sao cho hay và thú vị . Để rõ hơn thì tiết học này giúp em hơn . 
 ( Bài mới 30 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động I: Hướng dẫn tìm hiểu về kể tưởng tượng 
GV yêu cầu học sinh đọc 
? Em hãy đọc các yêu cầu ở SGK/131 ?
? Gọi học sinh tóm tắt truyện“Chân,Tay,Tai, Mắt, Miệng ”? 
 GV nhận xét
? Trong truyện này người ta đã tưởng tượng những gì 
? Yếu tố tưởng tượng có vai trò gì cho cả câu chuyện ? 
 ( KT học hợp tác 4 phút )
GV nhận xét + góp ý
( Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi là bác, cô, cậu, lão , anh.như một con người biết suy nghĩ, biết hành động, nói năng .Tưởng tượng đóng vai trò chủ đạo trong việc thể hiện ý nghĩa, mục đích của văn bản)
?Ở đây có phải là kể tùy tiện không mà có chi tiết nào là thật, điều đó mang ý nghĩa gì ?
 ( Động não 1 phút )
GV : Góp ý – lien hệ giáo dục ( Không tùy tiện mà dựa trên cơ sở thực tiễn miệng ăn, tay chân làm việc, tứ chi quan sát, ngẫm nghĩ, lắng nghe nhưng chân, tay, tai,mắt chống lại miệng thì đó là bịa đặt để rồi cho người đọc nhân ra một chân lí, cơ thể là một thể thống nhấtà các công việc, nhiệm vụ của mỗi người mà ai cũng có ý thức trách nhiệm, không ỉ lại, so bì , phải có tính đoàn
 kết )
? Vậy người kể, tưởng tượng ra kể như thế có phù hợp không ?
? Em hãy nghĩ ra một vật gì đó có ích, rồi tưởng tượng thêm cho nó mang ý nghĩa ?
 ( Học hợp tác 2 phút )
? Qua tìm hiểu giúp em biết được tưởng tượng là gì ?
GV góp ý và mở rộng
( Tưởng tượng không tùy tiện mà dựa vào lô-gic tự nhiên, có cơ sở nhằm thể hiện tư tưởng, khẳng định một ý nghĩa nào đó mà người viết, người nói đặt ra, như có bao giờ em sẽ cho rằng cây bút, cây thước và quyển vở 
 biết tranh cãi và kể cho nhau nghe chưa .. )
Hoạt động 2: Mở rộng thêm cơ sở tạo nên tưởng tượng trong tự sự .
 ? Gọi học sinh đọc truyện “Lục súc tranh công” ?
 GV tóm tắt ý chính
? Trong truyện, người ta tưởng tượng ra những gì? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào ?
( Thảo luận nhóm 2 = 2phút )
GV : Sáu con gia súc nói được tiếng người. sáu con gia súc kể công và khổ  vì cuộc sống ngoài đời các con vật này có tập tính, cuộc sống, sinh hoạt và công việc khác nhau của mỗi giống vật.
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? Cho em bài học gì ?
 ( Động não 1 phút )
GV lien hệ và giáo dục 
 ( Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật, cũng như nhiệm vụ của các em là học tập, làm tốt bài tập là công việc ..)
? Từ 2 câu chuyện và sự phân tích trên, em hiểu thế nào là tưởng tượng?
? Truyện tưởng tượng được kể ra có dụng ý không ?
GV : Góp ý ( Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề nghĩa là khẳng định cái trình tự theo lôgic tự nhiên không thể thay đổi được, đó là cơ sở thực tế của các giống vật theo sinh hoạt,công việc )
 ? Em hãy đọc ghi nhớ
 GV chốt ý ghi nhớ
GV: Hướng dẫn truyện: “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” về nhà đọc và tóm tăt ( ? Trong truyện trên, chi tiết nào có thật, chi tiết nào người ta tưởng tượng ra? Ý nghĩa của sự việc ấy là gì?) 
Hoạt động III: hướng dẫn luyện tập 
 Giáo viên hd học sinh chuẩn bị dàn ý và lập dàn ý cho các đề bài ở phần luyện tập.
? Em hãy đọc yêu cầu bài tập SGK
? Em có biết chiếc ôtô, chiếc xe đạp, xe hon đa không? Chúng như thế nào?
? Dựa vào hiểu biết trên, em hãy viết đoạn văn tưởng tượng, cuộc trò chuyện và tranh cãi giữa các phương tiện trên ?
( Học hợp tác 4 phút )
GV góp ý, liên hệ giáo dục về an toàn trật tự giao thông hiện nay.
 4) Củng cố: ( 5 ’) 
? Kể chuyện tưởng tượng trong tự sự dựa vào đâu?
? Để kể câu chuyện tưởng tượng thành công thì phải như thế nào?
? Trong kể tưởng tượng, các yếu tố tưởng tượng có vai trò như thế nào ?
Câu hỏi phụ lục ( bảng phụ)
Câu 1: Ý nào không cần thiết khi kể chuyện tưởng tượng:
Truyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể truyện.
Truyện tuy không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, như có một ý nghĩa nào đó.
Truyện được kể một phần dựa trên những điều có thật rồi tưởng tượng thêm.
Các chi tiết hoang đường, thú vị.
5) Dặn dò: ( 4’)
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập
♣ Phụ lục bài kiểm chứng
T – test :
Hoạt động của trò 
HS : Đọc yêu cầu
HS : Tóm tắt truyện 
 ( 2 học sinh tóm )
HS : Thảo luận -> trả lời
HS : Các nhân vật có dựa sự thật là từ các bộ phận của cơ thể con người, chi tiết đó so bì, tị nạnh là được tưởng tượng ra
HS : Không tùy tiện mà dự trên chi tiết nào đó có thật như miệng thì ăn 
HS : Phù hợp, do người kể nghĩ ra, nhưng dựa trên chi tiết thật.
HS : Phát biểu nhanh 
(2 - 4 HS ) ví dụ như cái cặp thường mang bên mình, chứa sách vở có lúc lên tiếng than thở vì cô chủ cho mang nhiều 
thứ tập, vật dụng 
HS : Do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, nhằm thể .
HS: Đọc truyện ở SGK/ 132
HS : Lắng nghe
HS : Các con vật biết nói 
HS : Thể hiện tư tưởng- các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người.
HS : Do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay .
HS : Phải mang một ỳ nghĩa nào đó
HS : Đọc ghi nhớ SGK
HS : Chú ý 
HS: Đọc bài tập.
HS: Trả lời theo hiểu biết
HS: Thảo luận -> trình bày đoạn văn qua kết quả học hợp tác 
 HS trả lời 
Câu 1 d
 Nội dung ghi bảng
A/ Tìm hiểu về kể chuyện tưởng tượng :
 Ví dụ SGK/ 131
Tìm hiểu truyện “ Chân, tai, tay, mắt, miệng”.
 - Các bộ phận : chân, tay, tai, mắt biết tranh công.
* Chú ý: Tưởng tượng trong tự sự không được tuỳ tiện và phải nhằm thể hiện một tư tưởng .
à Là truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong thực tế, hay trong sách vở nhưng có một ý nghĩa nào đó .
Ví dụ 2 : 
 Truyện lục súc tranh công
Các con : trâu, chó, ngựa, dê,gà, lợn đều biết tranh công .
B / LUYỆN TẬP :
Nhà có ba phương tiện giao thông:Xe đạp, xe máy,ô tô chúng tranh cãi. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc tranh cãi và em dàn xếp chúng.
Gợi ý : 
 + Xe đạp: dể đạp, gọn có thể vào sâu ngõ ngách, không cần đến nhiên liệu 
 + Xe Hon đa: chạy bon bon, tốc độ rất nhanh, cần nhiên liệu, có thể gây tay nạn, nguy hiểm 
 + Xe ô tô: to kềnh chạy trên xa lộ, vẻ ngoài sang trọng, tiện lợi không sợ mưa, gió, tốn nhiều nhiên liệu ..
C/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 _ Lập ý cho bài kể chuyện tưởng tượng ở đề trên và tập kể.
 An Hiệp 14 / 01 / 2013
 Người thực hiện
 LA BÍCH LOAN

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC UNG DUNG.doc