Tài liệu bài tập ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 + 7 + 8

Tài liệu bài tập ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 + 7 + 8

A. Lớp 6:

1. Dấu chấm: dùng để kết thúc câu trần thuật.

2. Dấu chấm hỏi: dùng để kết thúc câu nghi vấn.

3. Dấu chấm than: dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

4. Dấu phẩy: dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.

B. Lớp 7:

1. Dấu chấm lửng:

- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.

- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.

2. Dấu chấm phẩy:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

3. Dấu gạch ngang:

- Đánh dấu bộ phận giải thích , chú thích trong câu.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Biểu thị sự liệt kê.

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

4. Dấu gạch nối:

- Nối các tiếng trong một từ phiên âm.

C. Lớp 8:

1. Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.

2. Dấu hai chấm:

- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.

3. Dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san . dẫn trong câu văn.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bài tập ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 + 7 + 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập tiếng việt học kì 1:
Mục đích, yêu cầu: 
Giúp học sinh:
 hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì 1 chương trình ngữ văn lớp 8.
Luyện tập các dạng bài tập để củng cố những kiến thức đã học.
Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần từ vựng
 Bảng 1:	
STT
Đơn vị kiến thức
Nội dung kiến thức cần ghi nhớ
1
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn so với từ ngữ này nhưng lại có nghĩa hẹp hơn so với từ ngữ khác.
VD:
- Từ thú có nghĩa rộng hơn từ chim, cá, vượn ...
- Từ chim có nghĩa hẹp hơn từ thú nhưng lại có nghĩa rộng hơn vẹt, sáo, chích choè ...
2
Trường từ vựng
Là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: 
- Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, mình, chân, tay ...
- Trường từ vựng chỉ đồ trang sức: nhẫn, dây chuyền, hoa tai, vòng ...
3
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật .
VD: rũ rượi, xộc xệch, móm mém ...
4
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người.
VD: hu hu, ư ử, xào xạc , ....
Bảng 2 :
STT
Đơn vị kiến thức
Nội dung kiến thức cần ghi nhớ
1
Từ ngữ địa phương
Là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định 
VD:
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
ba, tía, bọ, thầy ...
bố
má, mẹ, u, bầm ...
mẹ
đọi, tô, chén ...
bát
2
Biệt ngữ
xã hội
Là những từ ngữ thường sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định 
VD: Trong tầng lớp học sinh, sinh viên thường sử dụng một số biệt ngữ:
Biệt ngữ xã hội
Từ ngữ toàn dân
ngỗng 
điểm hai 
gậy
điểm một 
trúng tủ 
đúng phần đã học thuộc 
3
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD : 
 - Bao giờ chạch đẻ ngọn đa 
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 ( Ca dao )
 - Tiếng đồn cha mẹ anh hiền 
 Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan .
 ( Ca dao )
4
Nói giảm ,
nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD :
- Ông mất năm nao ? Ngày độc lập.
 Buồm cao cờ đỏ , bóng cờ sao.
 Bà về năm đói. Làng treo lưới,
 Biển động Hòn Mê, giặc bắn vào.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời ...
 ( Tố Hữu )
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh ôn tập phần ngữ pháp 
STT
Đơn vị kiến thức
Nội dung kiến thức cần ghi nhớ
1
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đễn ở từ ngữ đó. ( những, có, chính, đích, ngay ... )
VD:
- Chính nó đã nói với tôi như vậy.
- Bạn ấy có những hai người em.
2
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách thành một câu đặc biệt.
- Thán từ dùng để gọi đáp: ê, này, ơi, vâng, dạ, ừ ...
- Thán từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ô, ôi, ô hay, than ôi ...
VD :
- Này, bạn đi đâu đấy ?
- Ôi! Bài tập này khó quá.
3
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói .
- Tình thái từ nghi vấn: à, a, hả, hử ...
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với ...
- Tình thái từ cảm thán : thay, sao ...
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà ...
VD:
- Bạn làm xong bài rồi à?
- Cậu hãy hát đi!
- Ngôi nhà này mới đẹp làm sao!
- Cho tớ mượn cái bút này nhé!
4
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V , không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu .
VD : Pháp chạy, Nhật Hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
 Vì tớ mải chơi nên tớ không học thuộc bài.
 Chúng ta học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần dấu câu.
I. Những dấu câu đã học:
A. Lớp 6:
1. Dấu chấm: dùng để kết thúc câu trần thuật.
2. Dấu chấm hỏi: dùng để kết thúc câu nghi vấn.
3. Dấu chấm than: dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4. Dấu phẩy: dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
B. Lớp 7:
1. Dấu chấm lửng:
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
2. Dấu chấm phẩy:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
3. Dấu gạch ngang:
- Đánh dấu bộ phận giải thích , chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
4. Dấu gạch nối:
- Nối các tiếng trong một từ phiên âm.
C. Lớp 8: 
1. Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
2. Dấu hai chấm:
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
3. Dấu ngoặc kép:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san ... dẫn trong câu văn.
II. các lỗi thường gặp về dấu câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu kết thúc:
VD: Tác phẩm " Lão Hạc " làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ , cơ cực như lão Hạc.
-> Dùng dấu chấm để tách thành hai câu.
2.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc:
VD : Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
-> Thay dấu chấm bằng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết:
VD : Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
-> Dùng dấu phẩy để tách các bộ phận trong câu.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
VD: Quả thật, tôi không biết giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không ? Đừng bỏ mặc tôi lúc này !
-> Sửa lại các dấu câu: thêm dấu phẩy, thay đổi vị trí dấu chấm hỏi và dấu chấm.
* Ghi nhớ:
 Khi viết , cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập phần từ ngữ:
Bài tập 1
 Trường từ vựng văn học dân gian: truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết ...
 Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong trường từ vựng trên, có từ ngữ chung đó là: ... là một thể loại văn học dân gian ...
Bài tập 2:
 Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
* Nói quá:
- Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo.
- áo rách chi lắm áo ơi
áo rách trăm mảnh chẳng có nơi cho rận nằm.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
* Nói giảm nói tránh:
- Chàng ơi giận thiếp chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
Bài tập 3
 Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh:
- Gió thổi ào ào, mỗi lúc một to hơn.
- Chú mèo con đang nằm lim dim phơi nắng ở ngoài sân.
2. Bài tập phần ngữ pháp:
Bài tập 1:
 Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
- Bạn ấy thiếu những năm bài tập à ?
- Ôi, chính tôi cũng không sao hiểu nổi con mình !
Bài tập 2
* Xác định câu ghép trong đoạn văn:
 " Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị ".
* Nếu tách câu ghép đã xác định thành những câu đơn vẫn được . Vì việc tách đó không làm thay đổi ý cần diến đạt. ( Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị .)
Bài tập 3
 Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích:
- “Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào / cũng như / ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng , của thiên nhiên” .
-> Các vế của câu ghép được nối bởi quan hệ từ " cũng như ".
- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì ... nghĩa là rất đẹp.
-> Các vế của câu ghép này được nối với nhau bởi quan hệ từ " bởi vì ".
Bài tập 4
Cho đoạn văn sau : 
 " Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hoà. "
 ( Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập )
Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành câu đơn thì có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không? 
Bài tập 5
Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:
 "Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. "
 ( Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt )
ôn tập tiếng việt học kì 2:
Mục đích, yêu cầu: 
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì 2 chương trình ngữ văn lớp 8: 
Nội dung: các kiểu câu, các kiểu hành động nói, Lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Luyện tập các dạng bài tập để củng cố những kiến thức đã học.
Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1. Các kiểu câu:
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Ví dụ
Câu nghi vấn
 - Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...... không, (đã) ...... chưa, ......) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
 - Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng.
- Chính: dùng để hỏi.
- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn còn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc, ...... và không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.
- Con đã nhận ra con chưa?
- Kđ: Không mày làm vỡ cái bát thì ai làm? (Kđ: Mày làm vỡ. - người lớn nó ... gười khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm lời vào lời của người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a) Tôi hỏi cho có chuyện:
 - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao)
b) - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
 Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
 - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
 Bài tập 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau:
a) Con có nhận ra con không?
b) Con đã nhận ra con chưa? ( ...... Mẹ vẫn hồi hộp)
=> Có chứa các cặp phụ từ: a) có...... không
b) đã ...... chưa
Cặp phụ từ đã ...... chưa ...... có hàm ý rằng quá trình “nhận” đã hoặc đang diễn ra, người hỏi hỏi về kết quả của quá trình đó.
 Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau:
a) Hôm nào lớp cậu đi píc-níc?
b) Lớp cậu đi píc-níc hôm nào?
=> Khi từ nghi vấn thời gian đứng ở đầu câu, sự việc được hỏi đến chưa diễn ra (dự định sẽ diễn ra trong tương lai); khi từ nghi vấn thời gian đứng cuối câu, sự việc được hỏi đến đã diễn ra trong quá khứ.
 Bài tập 4: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó:
a) Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần)
b) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
c) Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đấu, con ạ! (Em bé thông minh)
d) Bưởi ơi nghe ta gọi
 Đừng làm cao
 Đừng trốn tránh
 Lên với tao -> dùng ngữ điệu cầu khiến.
 Vui tiếp nào......! (Chuyện Lương Thế Vinh)
e) Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân.
Bài tập 5:
Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ?
a) ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừa)
b) Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
c) Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
 Bài tập 6: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi thì có được không?
a) Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói:
 - Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
 b) Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi một con dao để tôi xẻ thịt chim.
 Bài tập 7: Chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị:
a) Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. (than vãn, than thở)
b) Ha ha! Một lưỡi gươm! (Vui mừng, ngạc nhiên)
c) Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. (chê bai, bực tức)
d) Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy! (thương xót)
e) Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. (đau xót, buồn)
g) Còn dòng sông thì không còn cái vẻ ồn ào hung dữ của một dòng nước đang cuồn cuộn chảy, mà nom im lặng, nhỏ bé và hiền lành biết bao giữa núi rừng rộng lớn.
- Đẹp quá! (vui mừng, ngạc nhiên, thán phục)
Tiếng anh Hoan thì thào bên tai tôi.
 Bài tập 8: Hãy đặt các câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước những sự việc sau:
- Được điẻm 10.
- Bị điểm kém.
- Được nhìn thấy một con vật lạ.
 Bài tập 9: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán.
 Bài tập 10:
Tìm các câu cảm thán trong các câu sau đây. Chỉ ra những dấu hiệu của câu cảm thán.
a) Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
 Cả một đời gắn chặt với quê hương. (Tế Hanh)
 b) Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. (Tô Hoài)
 c) Con này gớm thật! (Nguyên Hồng)
 d) Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này! (Buổi học cuối cùng)
 e) Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây! ...... cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi. (Nam Cao) 
 Bài tập 11: 
Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:
a) Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. (Lí Lan) - kể
b) Con là một đứa trẻ nhạy cảm. - nhận xét
c) Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan. (Nguyễn Tuân) - miêu tả
d) (Không phải chia nữa.) Anh cho em tất. (Khánh Hoài) - thông báo
đ) Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. (Thạch Sanh) - giới thiệu
e) Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau,khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. 
 (Con Rồng, cháu Tiên) - giải thích
g) Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - hứa hẹn
h) (1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. (2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. - (1) kể, (2) miêu tả
 (Tô Hoài)
i) (1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. 
 (Đoàn Giỏi) - kể
k) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. 
 (Tạ Duy Anh) - giới thiệu
l) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (Võ Quảng) - nhận xét
m) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. (Buổi học cuối cùng) - tuyên bố
n) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp ép-phen thiết kế. (Thuý Lan) - giới thiệu
Bài tập 12: Cho biết các câu chứa từ “hứa” sau đây thực hiện những mục đích gì? Dựa vào đâu mà em biết?
- Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - (1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? (2) Anh hứa đi.
- (3) Anh xin hứa.
=> (1) câu trần thuật - yêu cầu; (2) câu cầu khiến - yêu cầu; (3) câu trần thuật - hứa hẹn.
Bài tập 13: Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu, về cơ bản, vẫn giữ được.
a) Anh uống nước đi! -> Tôi mời anh uống nước.
b) Anh nên đóng cửa sổ lại! -> Tôi khuyên anh (nên) đóng cửa sổ lại.
c) Ông giáo hút trước đi! -> Tôi mời ông giáo hút trước.
d) Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? -> Tôi hỏi ông nhà mình sung sướng gì mà giúp lão.
Bài tập 14: Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau:
a) Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
 - Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Ngô Tất Tố) - hành động mời, thuộc nhóm điều khiển.
b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
 - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chới với mẹ mày không? (Nguyên Hồng) - hành động hỏi.
c) Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
 - (1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố) - (1) hành động thách thức, thuộc nhóm điều khiển; (2) hành động đe doạ, thuộcnhóm hứa hẹn.
d) Thấy thế, tôi hốt hoảng quì xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng:
 - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! (Tô Hoài) - hành động ân hận, thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc.
e) Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:
 - Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu [......]. (Buổi học cuối cùng) - hành động hứa, thuộc nhóm hứa hẹn.
g) Có người khẽ nói: 
 - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn) - hành động cảnh cáo, thuộc nhóm trình bày.
 Bài tập 15: Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu sau đây:
a) Ông giáo hút trước đi, (rồi đưa điếu cho lão Hạc). - thực hiện hành động nói thuộc nhóm trình bày.
b) Ông giáo hút trước đi! - thực hiện hành động nói thuộc nhóm điều khiển.
 Bài tập 16:
 Hãy cho biết các kiểu câu nào (phân loại theo mục đích nói - câu ngi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật) được dùng với các mục đích đích thực (trực tiếp) ứng với các kiểu hành động nói sau đây:
STT
Các hành động nói
Kiểu câu phân loại theo mục đích nói
1
Trình bày (kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, xác nhận, khẳng định, dự báo, thông báo, báo cáo, giới thiệu, ......)
2
Hỏi
3
Điều khiển (mời, yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, đe doạ, khuyên, thách thức, ......)
4
Hứa hẹn (hứa, bảo đảm,......)
5
Bộc lộ cảm xúc (cảm ơn, xin lỗi, than phiền, ......)
Bài tập 17: Nhận xét cáh nói năng của người vợ trong câu sau:
Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.
 (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
 -> Cách nói năng của người vợ có thái độ thiếu tôn trọng chồng: cách dùng từ: gọi chồng là đồ ngu, cách nói trống không (không có từ xưng hô)
Bài tập 18:
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ các từ in đậm trong các câu sau:
a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài) - trình tự thời gian và mức độ tăng dần.
b) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. (Vũ Tú Nam) - tầm quan sát được mở rộng dần.
c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (Lòng yêu nước) - phạm vi của lòng yêu nước được mở rộng dần.
d) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được. (Nam Cao) - mức độ ho tăng dần.
Bài tập 19:
So sánh trật tự từ trong những câu sau với trật tự từ ngữ trong lời nói bình thường hàng ngày và cho biết giá trị diễn đạt của trật tự từ đó.
a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám
 Đã sáng lại trời thu tháng Tám. (Tố Hữu)
b) Từ những năm đau thương chiến đấu
 Đã ngời lên sắc mặt quê hương
 Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu, 
 Đã bật lên tiếng thét căm hờn. (Nguyễn Đình Thi)
c) Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
 	 Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (Hồ Xuân Hương)
-> Đảo vị ngữ lên trước - cách sắp xếp thường gặp trong văn bản nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và biểu cảm cao.
Bài tập 20:
Giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ ngữ in đậm sau lên đầu câu:
a) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
b) Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong toà báo hai buổi. (Nguyễn Công Hoan)
=> Nhấn mạnh, làm nổi bật điều cần nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP HE TV.doc