Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi đóng vai theo chủ đề

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo mà (trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề). Thông qua trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các dạng hoạt động khác ( học tập, lao động) làm cho chúng mang màu sắc độc đáo lứa tuổi mẫu giáo. thông qua trò chơi hình thành tính có chủ định trong quá trình tâm lý ( chú ý có chủ định) vui choi ảnh hưởng sự phát triển tư duy cua trẻ, thông qua trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hoạt động vui chơi “ trò chơi đóng vai theo chủ đề” có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ, những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại toàn bộ hoạt động này. hoạt động vui chơi có khả năng chi phối các hoạt động khác cũng diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý cua trẻ. Vui chơi cho hoạt động hoc tập sau này của trẻ( cầm bút, để vẽ, gọi đúng tên sự vật hiện tượng ).

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 2819Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi đóng vai theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. Đặt vấn đề
Trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo mà (trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề). Thông qua trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các dạng hoạt động khác ( học tập, lao động) làm cho chúng mang màu sắc độc đáo lứa tuổi mẫu giáo. thông qua trò chơi hình thành tính có chủ định trong quá trình tâm lý ( chú ý có chủ định) vui choi ảnh hưởng sự phát triển tư duy cua trẻ, thông qua trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Hoạt động vui chơi “ trò chơi đóng vai theo chủ đề” có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ, những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại toàn bộ hoạt động này. hoạt động vui chơi có khả năng chi phối các hoạt động khác cũng diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý cua trẻ. Vui chơi cho hoạt động hoc tập sau này của trẻ( cầm bút, để vẽ, gọi đúng tên sự vật hiện tượng).
Thông qua trò chơi giúp trẻ biết cách cầm nắm và sự dụng các đồ vật khác nhau, những cử chỉ thao tác của một số công việc lao động khác nhau
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức độc đáp của sự tiếp xúc giữa trẻ với cuộc sống của người lớn khi chơi “trò chơi đóng vai theo chủ đề”trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là sống và hoạt động như người lớn, trò chơi này mô phỏng hoạt động của người lớn và những quan hệ xã hội giữa họ.
Ví dụ : Trò chơi cô giáo, bác sỹ, cô bán hàng  trong khi chơi trẻ tái tạo lại đời sống xã hội xung quanh và qua đó trẻ học cách làm người.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tưởng tượng, tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của trẻ, giúp trẻ không tự coi mình bắng con mắt tự kỷ như lúc 3 tuổi trở xuống, tóm lại trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ qua việc phát triển các chức năng tâm lý (trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mỹ). Vì vậy trò chơi là trường học của cuộc sống trẻ “học bằng chơi, chơi bằng học”.
II. thực trạng
Tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là sống và làm việc giống như người lớn. Trong trò chơi này lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người với người được hiện ra một cách khách quan trước trẻ, qua đó trẻ có thể hiểu được mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi đối với bản thân cũng như đối với mọi người xung quanh.
So với các loại trò chơi khác thì trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động mang đầy đủ nhất và rõ nét nhất các đặc điểm của hoạt động vui chơi nói chung(tính tượng trưng, tính tự nguyện, tính tự do, tính hợp tác, tính độc lập, tính chân thực của xúc cảm ). Do đó nó có tác dụng phát triển toàn diện đứa trẻ (nhận thức, tình cảm, ý chí như các nét tinh cách và năng lực xã hội qua đó trẻ hoc cách làm người.
Thế nhưng trong trường hơp chúng tôi nói và lớp 5 tuổi của tôi phụ trách nói riêng, trò chơi nay dường như chưa hấp dẫn,trẻ chưa thực sự hứng thú, chưa thật ham thích. trẻ chơi con rập khuân như những bài tập thực hành hay những cuộc “thi đấu”. Đã thế tạo môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú: Đồ chơi con nghèo nàn, chủ yếu là những bộ đồ chơi mua sẵn, không gian (các mảng tường) trang trí chưa gây được sự chú ý của trẻ.
Bản thân tôi đã nắm được bản chất của trò chơi và vai trò của nó trong việc hình thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn ban đầu, nhưng lại chưa tìm được cách để phát triển trò chơi đóng vai theo chủ đề cho phù hợp với sự phát triển của trẻ ngày càng cao, chưa tạo được những tình huống cho trẻ trước và trong khi chơi, chưa làm giàu được những vốn sống cho trẻ. Trẻ nhàm chán bởi ngày nào cũng chỉ chơi trò chơi “nấu ăn, bác sỹ, bế em, bán hàng” cùng với những vỏ đồ thẩm mỹ, những hoa quả bằng nhựa.
Sự phối hợp với các bậc cha mẹ để tổ chức cho trẻ hoạt động trong trò chơi ngày chưa cao, chủ yếu trao đổi cùng phụ huynh về những tiết học chữ cái, toán, vẽ, nặn, chuyện  và trao đổi những cá tính của trẻ , cho nên khi trẻ tham gia chơi trẻ chơi đóng vai theo chủ đề còn rất là buồn tẻ, hiệu quả chưa cao.
Qua khảo sát đầu năm cho thấy kết quả đạt được như sau :
Tổng
số
Kết quả
Tổng số
Tỷ lệ (%)
30
cháu
Trẻ nhận vai chơi và thể hiện vai chơi
15
50%
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
14
47%
Trẻ hứng thú trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
13
43%
Trẻ không hứng thú tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề
17
57%
Với tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề và thực trạng của trường chúng tôi nói chung và lớp tôi phụ trách nói riêng. để gây hứng thú cùng với việc nâng cao hiệu quả trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Tôi đã sử dụng một số biện pháp như sau :
III. BIệN PHáP :
Phối hợp cùng với phụ huynh :
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của trường mầm non nói chung và lớp của tôi phụ trách nói riêng, góp phần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong đó có hoạt động góc mà cụ thể ở đây là “trò chơi đóng vai theo chủ đề”. Để tạo được sự thống nhất với các bậc phụ huynh, tôi tổ chức hợp lớp riêng để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tổ chức cho trẻ “đóng vai theo chủ đề”, nói về tầm quan trọng của trò chơi đó là : thông qua trò chơi phát triển ở trẻ về các mặt thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, giao tiếp, ứng xử  trẻ học cách làm người.
Tôi đã lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường vào ngày thứ 6 tuần 4 tháng 9 tôi tổ chức một giờ hoạt động góc, mời toàn bộ giáo viên trong trường cùng toàn thể các bậc phụ huynh của lớp đến dự (trong giờ hoạt động góc tôi chú trọng nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề) cụ thể là trò chơi gia đình. Sau giờ hoạt động xong. Với sự góp ý của Hội đồng và chuyên môn nhà trường của toàn bộ giáo viên trong trường về các mặt làm được và những mặt chưa làm được :
Ưu điểm : trẻ đã tham gia vào các vai chơi thành thạo, có sự liên kết giữa các thành viên với nhau trong nhóm chơi, biết phản ánh một số công việc hàng ngày của người lớn (nấu ăn, bế em, bán hàng ).
Nhược điểm : trẻ chơi còn nhút nhát, chưa hứng thú chơi, đồ chơi còn nghèo nàn, làm giàu vốn sống cho trẻ còn quá hạn chế  cho nên chưa phát huy được tính tích cực và óc sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Với những ý kiến bổ sung thiết thực đó phụ huynh đã nhận thấy được bản chất của trò chơi và tầm quan trọng đến với sự phát triển của trẻ qua trò chơi. Phụ huynh đã nhận thấy được việc tổ chức tốt những trò chơi đóng vai theo chủ đề không phải là việc đơn giản nó đòi hỏi không những một sự quan tâm thích đáng đối với nhu cầu vui chơi của trẻ mà sự tìm hiểu sâu sắc mang tính khoa học về sự phát triển của trẻ trong khi tham gia trò chơi này và quan trọng hơn nữa là cần có đầu óc đổi mới sáng tạo.
Khi phụ huynh đã nhận thấy được và đồng tình ủng hộ cùng phối hợp.
* Ví dụ : để thực hiện tốt chủ điểm “gia đình” nói chung, nâng cao hiệu quả và gây hứng thú cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng. Cụ thể là trò chơi đóng vai bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình đông con, ít con, trò chơi nấu ăn, bế em, cả nhà đi du lịch  tôi đã thông qua báo cáo với cha mẹ các nội dung để làm giàu vốn sống cho trẻ : biết được các thành viên trong gia đình, mối quan hệ, tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau. Tôn trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ, anh chị, yêu quý em bé biết địa chỉ số điện thoại của gia đình. Nhận biết đồ dùng trong gia đình : tên gọi công dụng, cách sử dụng, cách sắp xếp, đồ dùng, bày soạn các món ăn hiểu được nhu cầu của gia đình ăn ở, đi lại, vui chơi, giải trí, tình cảm phối hợp cùng cha mẹ hỗ trợ cho lớp học : đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng để phục vụ cho trò chơi đóng vai theo chủ đề của chủ điểm gia đình. Thay đổi chủ điểm lại thông báo cho phụ huynh thông qua các giờ đón trả trẻ, sổ liên lạc, trên bảng tuyên truyền của lớp.
Tôi đã xây dựng quan hệ gắn bó với phụ huynh và đã động viên khuyến khích kịp thời tác động đến phụ huynh cùng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào việc tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề có hiệu quả.
Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động vào trò chơi đóng vai theo chủ đề :
	Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình. Môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ.
	Ví dụ : Khi thực hiện chủ điểm “thế giới thực vật” ở góc phân vai tôi đã tạo ranh giới giữa các hoạt động của từng trò chơi (sử dụng những tấm bìa rooki giày) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi hoạt động của từng trò chơi đóng vai ở góc phân vai. Ranh giới không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu trong từng góc được trình bày một cách hợp lý để trẻ dễ lấy, dễ thấy, dễ lựa chọn
	Những đồ vui chơi gồm nhiều bộ phận tôi đã sắp xếp theo bộ với nhau.
	Ví dụ : Chủ điểm “gia đình” ở góc phân vai có những đồ chơi “đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để sinh hoạt trong gia đình”
	Hoặc là chủ điểm “thế giới thực vật” ở góc phân vai có đồ chơi (các loại rau, các loại quả, các loại củ), mỗi loại để vào một ô ở giá đựng đồ chơi hoặc để vào từng hộp, từng rổ riêng biệt và viết nhãn dán vào từng loại đồ chơi đó.
	Ngoài ra trên các mảng tường trắng tôi trang trí một số tranh ảnh theo chủ điểm.
	Ví dụ : Chủ điểm “thế giới động vật” làm mặt nạ về các con vật, tranh ảnh từng nhóm động vật (con vật nuôi trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng).
	Tôi đã sử dụng các biểu bảng, tranh ảnh minh họa cụ thể của từng trò chơi đóng vai cho trẻ dễ hiểu.
	Ví dụ : Trò chơi nấu ăn biểu tượng là một bạn gái đang soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(5).doc