Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy toán số học khối 6

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy toán số học khối 6

Học sinh khối lớp 6 các em các em còn rất hồn nhiên, ở lứa tuổi này phần lớn các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Nhất là đối với học sinh ở các trường thuộc vùng sâu , vùng xa.

Trường Trung Học Cơ Sở Hòa Minh B là một trong những trường thuộc vùng sâu, vùng xa. Qua thăm dò , tìm hiểu một số đối tượng học sinh , được biết: “ Hằng ngày , ngoài việc cấp sách đến trường , các em còn phải phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhà hay lao động nhẹ kiếm tiền” – phần đông học sinh trả lời như vậy. Một số học sinh khác thì lại say mê vào những trò chơi điện tử, những cuộc phiêu lưu trên mạng internet , hay chăm chú vào những trái bida ,.

Là một giáo viên dạy lớp , trước tình cảnh đó tôi vô cùng lo lắng cho tương lai của các em sau này. Vì thế tôi quyết tâm tìm hiểu , trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra cách dạy học nào đó có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, vận dụng vào thực hành tốt hơn và khắc sâu kiến thức lâu dài.

Trong quá trình dạy học toán khối 6, nhất là số học có rất nhiều quy tắc mà yêu cầu học sinh phải nằm lòng từng câu chữ thì mới vận dụng đúng khi giải toán. Mà học sinh thuộc các đối tượng trên thì rất ít thời gian dành để học bài. Vì thế tôi và đồng nghiệp đã nghĩ ra cách kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy học số hôc khối 6.

Trong số học 6 , việc thực hiện các phép tính cộng , trừ số tự nhiên thì không có gì khó khăn . Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu về số nguyên học sinh lại bắt đầu gặp rắc rối bởi những số nguyên âm , dấu “+”, dấu “ –“ trong quá trình đưa ra kết quả của việc thực hiện các phép tính. Do học sinh chưa phân biệt rõ dấu “- “ với phép tính trừ . Vì vậy nhằm giúp cho học sinh dễ dàng trong tính tống chúng tôi quy ước với học sinh là hiểu các số mà đằng trước mang dấu “ –“ thì đọc là “ nợ “ , các số mà đằng trước mang dấu “ + “ thì đọc là “ có” . Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện cộng hay hay nhiều số nguyên cùng dấu và khác dấu .

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy toán số học khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÓM TẮT
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: 
Họ và tên: TRẦN THỊ HUYỀN
Năm sinh : 1983
Đơn vị công tác: Trường Trung Học Cơ Sở Hòa Minh “B”
Chức vụ hiện tại: Giáo viên dạy lớp
Trình độ chuyên môn : Cao Đẳng Sư Phạm.
Tên sáng kiến : Kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy toán số học khối 6.
Nội dung sáng kiến :
Tóm tắt nội dung: 
Dùng ngôn ngữ trong đời sống “ số tiền nợ” và “ số tiền có” vào dạy học quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu , cộng hai số nguyên khác dấu.
Mở rộng cách tính tổng của nhiều số nguyên sử dụng ngôn ngữ “ Nợ” và “ có”.
Thời gian thực hiện sáng kiến : ( Từ ngày 16 . 11. 2009 đến ngày 29.11.2009 )
Phạm vi ứng dụng: cấp tổ .
Hiệu quả: 
Sau khi áp dụng thực hiện thì học sinh hiểu bài và nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu hơn.
Học sinh có thể ghi nhớ và luôn thực hiện đúng kết quả của phép tính cộng hai số nguyên .
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO
 Trần Thị Huyền
NÊU VẤN ĐỀ:
Học sinh khối lớp 6 các em các em còn rất hồn nhiên, ở lứa tuổi này phần lớn các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Nhất là đối với học sinh ở các trường thuộc vùng sâu , vùng xa.
Trường Trung Học Cơ Sở Hòa Minh B là một trong những trường thuộc vùng sâu, vùng xa. Qua thăm dò , tìm hiểu một số đối tượng học sinh , được biết: “ Hằng ngày , ngoài việc cấp sách đến trường , các em còn phải phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhà hay lao động nhẹ kiếm tiền” – phần đông học sinh trả lời như vậy. Một số học sinh khác thì lại say mê vào những trò chơi điện tử, những cuộc phiêu lưu trên mạng internet , hay chăm chú vào những trái bida ,....
Là một giáo viên dạy lớp , trước tình cảnh đó tôi vô cùng lo lắng cho tương lai của các em sau này. Vì thế tôi quyết tâm tìm hiểu , trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra cách dạy học nào đó có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, vận dụng vào thực hành tốt hơn và khắc sâu kiến thức lâu dài.
Trong quá trình dạy học toán khối 6, nhất là số học có rất nhiều quy tắc mà yêu cầu học sinh phải nằm lòng từng câu chữ thì mới vận dụng đúng khi giải toán. Mà học sinh thuộc các đối tượng trên thì rất ít thời gian dành để học bài. Vì thế tôi và đồng nghiệp đã nghĩ ra cách kết hợp ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ trong đời sống vào dạy học số hôc khối 6.
Trong số học 6 , việc thực hiện các phép tính cộng , trừ số tự nhiên thì không có gì khó khăn . Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu về số nguyên học sinh lại bắt đầu gặp rắc rối bởi những số nguyên âm , dấu “+”, dấu “ –“ trong quá trình đưa ra kết quả của việc thực hiện các phép tính. Do học sinh chưa phân biệt rõ dấu “- “ với phép tính trừ . Vì vậy nhằm giúp cho học sinh dễ dàng trong tính tống chúng tôi quy ước với học sinh là hiểu các số mà đằng trước mang dấu “ –“ thì đọc là “ nợ “ , các số mà đằng trước mang dấu “ + “ thì đọc là “ có” . Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện cộng hay hay nhiều số nguyên cùng dấu và khác dấu .
NỘI DUNG THỰC HIỆN:
 	Chúng tôi đã áp dụng dùng các ngôn ngữ trong đời sống như các từ “ nợ “ và “ có” vào dạy học cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu như sau:
Cộng hai số nguyên cùng dấu :
. Học sinh dễ dàng thực hiện được ngay việc cộng hai số nguyên dương . Vì đây chính là cộng hai số tự nhiên khác không với nhau. 
Cộng hai số nguyên âm: 
 Trong quá trình dạy , trước hết chúng tôi vẫn từng bước giúp học sinh tìm hiểu và vận dụng đúng theo quy tắc : “ Muốn cộng hai số nguyên âm , ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ – “ đằng trước kết quả nhận được .”
	Ví dụ: Tính : ( -12) + (-13) 
- Nếu áp dụng theo đúng quy tắc thì trình tự thực hiện như sau:
(-12) + (-13) = )
	= - (12 + 13 )
	= - 25.
- Qua xem xét bài làm của học sinh , những học sinh có ý thức học tập tốt thì việc áp dụng theo quy tắc các em giải bài tập và trình bày rất tốt . Nhưng đối với những học sinh dành thời gian cho việc học bài rất ít thì các em thường sai ở chỗ không đặt dấu “-“ trước kết quả.
(-12) + (-13) = 12 + 13 
	= - 25.
-Để khắc phục sai sót này , sau khi đã hình thành xong quy tắc cho học sinh . Để củng cố lại kiến thức khắc sâu cho học sinh .Ta quy ước với học sinh là hiểu các số mà đằng trước mang dấu “ –“ thì đọc là “ nợ “ , các số mà đằng trước mang dấu “ + “ thì đọc là “ có” . Bài tập trên sẽ được học sinh hiểu là “ nợ 12 “ rồi “ nợ thêm 13” kết quả là “ nợ 25” và ghi là -25. Việc iểu này rất gần gủi với học sinh , các em sẽ hạn chế được việc áp dụng sai , thiếu nội dung của quy tắc . Hơn nữa học sinh cũng dễ dàng hiểu rằng “nợ thêm nợ “ thì kết quả chắc chắn sẽ là “ nợ” vì nó rất thực tế dối với cuộc sống hằng ngày mà trong toán học là : “ Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm “.
- Học sinh áp dụng cộng được nhiều số nguyên âm :
	Ví dụ: Tính tổng: A = (-2) + (-3) + (-5) + (-7) + (-11).
-Nếu áp dụng theo quy tắc : 
 A= (-2) + (-3) + (-5) + (-7) + (-11) 
 = [(-2) +(-3)] +[(-5)+(-7)] +(-11) ( áp dụng tính chất kết hợp)
 = [-(2+3)] +[-(5+7)] +(-11) ( áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên âm)
	 = (-5) + (-12) + (-11) 
 = [(-5) + (-12)]+(-11) ( áp dụng tính chất kết hợp) 
 = [-(5+12)] +(-11) ( áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên âm)
 = (-17) + (-11)
 = -(17+11)
 = - 28.
Vậy : A= -28.
- Nếu hiểu theo ngôn ngữ đời thường :
 (“nợ 2 thêm nợ 3” + “nợ 5 thêm nợ 7” + “ nợ 11”)
 A = [(-2) +(-3)] +[(-5)+(-7)] +(-11)
 ( “nợ 5” + “ nợ 12” + “ nợ 11”) = (-5) + (-12) +(-11) 
 (“ nợ 17” + “ nợ 11”) = (-17) + (-11)
 (“ nợ 28”) = -28.
 Vậy : A= -28.
- Sau khi đã thực hiện giải xong bài tập bằng phương pháp này , càng giúp cho học sinh hiểu thêm về quy tắc đã hình thành và tin tưởng hơn tính chính xác của quy tắc . Học sinh có thể khắc sâu được quy tắc hơn.
Cộng hai số nguyên khác dấu:
- Quy tắc : “ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ,ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) , rồi đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả nhận được.”
 Ví dụ: Tính : (+12) + (-13) = - ()
 = - (13 – 12)
 = - 1.
- Để giúp học sinh củng cố lại quy tắc bằng thực tế , ta cũng nhớ lại quy ước với học sinh là hiểu các số mà đằng trước mang dấu “ –“ thì đọc là “ nợ “ .
 ( “có 12 “ lại “nợ thêm 13 “) (+12) + (-13)
 ( sau khi trả nợ xong còn lại bao nhiêu? Số lớn trừ số bé)
 (kết quả là “nợ 1”) = -1 .
- Điều này rất thực tế , học sinh dễ dàng hiểu được . Việc quy ước này sẽ giúp nhiều cho học sinh kiểm định lại quy tắc , khẳng định tính chính xác của quy tắc và hiểu sâu hơn về quy tắc đã hình thành trước đó.
- Vậy , khi cộng một dãy nhiều số nguyên khác dấu thì sao? Có áp dụng được không ?
 Ví dụ: Tính tổng : B = (-4) + (+3) +(-12) + (-1) + (+7)
-Áp dụng theo tính chất và kết hợp với quy tắc:
 B = (-4) + (+3) +(-12) + (-1) + (+7)
 = [(-4) + (-12) + (-1) ] +[(+3) + (+7)] ( Tính chất giao hoán và kết hợp )
 = [ -( 4+12+1)] + (3+7) (Quy tắc cộng các số nguyên cùng dấu )
 = (-17) + 10 ( Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu)
 = -(17-10) 
 = -7.
Vậy : B = -7.
- Chuyển sang cách hiểu theo ngôn ngữ trong thực tế đới sống:
 B= (-4) + (+3) +(-12) + (-1) + (+7)
( Nhóm nợ theo nợ , có theo có) = [(-4) + (-12) + (-1) ] +[(+3) + (+7)].
(“ nợ 4 nợ thêm 12 và nợ thêm 1, tổng nợ là 17”+ “ có 3 có thêm 7”) 
 = (-17) + (+10)
(“ nợ 17 và có 10 trả nợ xong còn lại nợ 7”) = -7 .
 Vậy : B= -7 .
-Vẫn áp dụng được đối với việc tính tổng của nhiều số nguyên khác dấu. Còn đối với phép trừ hai hay nhiều số nguyên thì sao? Tôi nghĩ vẫn có thể áp dụng được với quy ước là hiểu các số mà đằng trước mang dấu “ –“ thì đọc là “ nợ “ , các số mà đằng trước mang dấu “ + “ thì đọc là “ có” . 
 III:KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 Sau 2 tuần áp dụng dạy học ở hai bài: Cộng hai số nguyên cùng dấu và cộng hai số nguyên khác dấu. Kết quả cho thấy rất khả quan:
	1. Đối với học sinh: trên 80% học sinh nhận thức chậm có thể áp dụng và tính ngay được chính xác kết quả phép cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu . 100% học sinh có nhận thức tốt khắc sâu được các quy tắc nhanh và áp dụng chính xác theo yêu cầu của quy tắc có nhận thức tốt về toán học. Hạn chế rất nhiều tính trạng học sinh làm sai kết quả phép tính do sai dấu .
 	2. Đối với giáo viên : Nếu giáo viên kết hợp tốt theo cách dạy học này thì hạn chế rất nhiều việc nâng kém cho học sinh. Thành công hơn trong việc khắc sâu kiến thức cho học sinh khi thực hiện cộng . trừ các số nguyên cùng dấu và khác dấu. 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	 Muốn thực hiện được cách dạy học này trong số học 6. Giáo viên cần phải xác định rõ các vấn đề sau:
	- Học toán là phải sử dụng triệt để các ngôn ngữ toán học.
	- Cách dạy này chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải thay thế.
	- Khi áp dụng trước hết phải hình thành quy tắc cho học sinh trước , tập cho học sinh áp dụng theo từng bước của quy tắc . Còn nếu có những học sinh không thể áp dụng được theo đúng trính tự của quy tắc , còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng dẫn đến kết quả sai thì phương pháp này sẽ giúp ích rất nhiều trong dạy học . Nhưng nếu học sinh đã áp dụng đúng được các quy tắc mà không có sai sót gì thì phương pháp dạy học này chỉ có tác dụng liên hệ thực tế để kiểm chứng lại kết quả.
 	Nhưng nếu lạm dụng quá theo lối dạy này thì dần dần học sinh sẽ xem nhẹ quy tắc , chỉ học theo cách diễn đạt bằng ngôn ngữ trong đời sống điều này không nên .Học toán là phải chuyển đồi từ ngôn ngữ trong đời sống sang ngôn ngữ toán học để giải quyết , từ đó mới ứng dụng lại trong đời sống. Nên phương pháp dạy học này chỉ có tác dụng giúp học sinh yếu , kém , học sinh gặp khó khăn trong việc học thuộc lòng các quy tắc , chậm hiểu về quy tắc thì dùng những hiểu biết của các em trong đời sống vận dụng vào toán học . Nhưng cuối cùng cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ đắc lực cho việc giúp học sinh tin tưởng hơn trong học toán nó không có tác dụng thay thế được.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Huyen.doc