Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học

Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học

Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1282Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG MỤC LỤC
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm .. 4
2.Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm...4
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:... 5
2.Thực trạng của vấn đề:. . 5
3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: .. .7
4. Hiệu quả của sáng kiền kinh nghiệm: .... ..9
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:. . ..9
2. Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm: 10
3. Bài học kinh nghiệm:  10
4. Những ý kiến đề xuất:  10
TÀI LIỆU THAM KHẢO  12
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
 Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.
 Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.
 Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt động sau này.
 Ở cấp THCS các em bắt đầu làm quen với bộ môn Hóa học từ lớp 8. Nhưng muốn học tốt môn Hóa học đòi hỏi ở mỗi học sinh phải giải quyết nhiều bài tập, biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập. Vì thế, các em phải nắm được các bước giải bài tập Hóa học cơ bản ngay từ lớp 8.
Tính theophương trình hóa học là kiến thức cơ bản, xuyên suốt trong chương trình Hóa học phổ thông. Nó làm nền tảng căn bản quan trọng trong việc giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Do đó để khắc phục tình trạng mất căn bản môn Hóa học ở học sinh, bản thân tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra một giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học” để nghiên cứu.
2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.
Từ học kỳ II năm học 2009 – 2010 đến hết học kỳ I năm học 2010 – 2011
 Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Lê Nin nói rằng : “ Học – Học nữa – Học mãi”.
- Thật vậy, vấn đề học tập hiện nay được xem là quốc sách hàng đầu, nó thuộc vào bốn loại hình được nhà nước quan tâm nhất ( điện, đường, trường, trạm). Mục đích của việc học là đào tạo ra con người Xã Hội Chủ Nghĩa. Do đó việc phát triển qui mô giáo dục – đào tạo phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng. Tiếp tục quán triệt các tư tưởng chỉ đạo giáo dục của Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII 
- Cũng như các môn học khác, Hóa học là một trong nững môn học không thể thiếu trong các trường THCS. Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó bài tập Hóa học tính theo phương trình hóa học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học.
- Với yêu cầu trên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học phải xác định rõ mục tiêu giáo dục đó là chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với khoa học công nghệ, giúp học sinh làm chủ tri thức, tiếp cận được mũi nhọn khoa học công nghệ nhằm phát huy năng lực trong xã hội mới.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Nhìn chung, các em chưa có ý thức cao trong học tập, phần đông các em là con nhà nông thôn vừa đi học vừa phụ giúp gia đình nhất là vào vụ mùa, các em thường hay không thuộc bài, không làm bài tập, vào lớp học không chú ý nghe giảng bài, không chuẩn bị bài mới làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Đối với học sinh lớp 8, qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy các em chưa nắm vững các kiến thức cơ bản như: kí hiệu hóa học; hóa trị; cách viết công thức của một hợp chất; lập phương trình hóa học; các công thức chuyển đổi giữa số mol; khối lượng và thể tích; . . . cho nên các em không thể vận dụng để giải một bài tập hóa học.
- Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy sau khi đọc đề toán đa số các em chưa xác định được đề bài đã cho biết những đại lượng gì, có liên quan đến công thức nào cần sử dụng đại lượng đề bài hỏi. Các em chưa xác được hướng giải bài tập cho phù hợp. Mặt khác, các em chưa nắm vững những công thức cơ bản và kỹ năng lập phương trình hóa học nên ảnh hưởng đến khả năng giải một bài hóa học tính theo phương trình hóa học.
3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
- Giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản về Hóa học. Nếu cần thiết giáo viên ghi tóm tắt và hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ.
- Giáo viên chú ý chọn các bài tập nâng cao từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tính độc lập, sáng tạo cho học sinh.
- Quan trọng hơn là giáo viên giúp học sinh phân tích, tìm hiểu kỹ đề bài qua đó định hướng được phương pháp giải.
- Sau đó giáo viên cho thêm bài tập tương tự, mức độ nâng dần lên để hình thành ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học.
Mỗi bài tập hóa học có nhiềi cách giải khác nhau nhưng phải thực hiện đủ 4 bước:
+ Tìm hiểu đề bài: Xác định đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm, hiểu ý nghĩa mở rộng từng đại lượng. Cần tóm tắt đề bài rõ ràng bằng ký hiệu hiệu hóa học, chuyển đổi đơn vị nếu cần thiết.
+ Xác định hướng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm, các qui tắc, công thức,  có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện đề bài cho và yêu cầu của bài tập.
+ Trình bày lời giải: Thực hiện các bước giải đã vạch.
+ Kiểm tra kết quả: Xem lại đã trả lời đúng yêu cầu của bài chưa? Tính toán có sai sót hay không?
- Đó là những yêu cầu cơ bản để giải một bài tập hóa học. Nếu học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản thì việc giải bài tập theo qui trình trên sẽ mang lại kết quả cao.
Để “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học” bản thân tôi không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bộ môn, đặc biệt quan trọng hơn nữa là luôn luôn dự giờ, trao dồi học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy để đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học.
- Sau cùng là thu thập các số liệu cần thiết cho giải pháp khoa học.
- Đối với học sinh, bản thân tôi định hướng như sau:
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh, phát hiện ra những chỗ hỏng kiến thức của học sinh mắc phải qua các bài kiểm tra, câu trả lời vấn đáp của học sinh, cách làm bài trong khi kiểm tra bài cũ.
+ Chú ý cách học tập của học sinh từ khâu theo dõi bài, ghi chép đến khâu giải bài tập.
+ Giành nhiều thời gian để hướng dẫn kĩ cho học sinh cách giải bài tập mẫu tính theo phương trình hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Trong thời gian nghiên cứu, bản thân tôi thu thập các số liệu, nắm kết quả qua các bài kiểm tra để theo dõi mức độ tiến bộ của học sinh mà có hướng điều chỉnh hợp lí.
Để giải một bài tập tính theo phương trình hóa học nhất thiết phải thực hiện đủ 4 bước sau:
+ Bước 1: Tìm số mol chất đã cho theo đề bài.
+ Bước 2: Viết phương trình hóa học đúng.
+ Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo phương trình hóa học.
+ Bước 4: Tìm đại lượng mà đề bài yêu cầu tìm ( tìm khối lượng m = n.M hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn V = 22,4.n).
- Sau đây là một vài ví dụ tính theo phương trình hóa học:
* Ví dụ 1: Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 42g CaO?
Giải
Số mol CaO sinh ra sau phản ứng:
nCaO = 
Phương trình hóa học:
CaCO3 CaO + CO2 
1 mol 1 mol 1 mol
?x mol 0,75 mol
Số mol CaCO3 theo phương trình hóa học:
= x = 0,75 (mol)
Khối lượng CaCO3 cần dùng:
 = 0,75 x 100 = 7,5 (g)
Ví dụ 2: Tính thể tích khí O2 ( đktc) khi phân hủy 43,4g HgO?
Giải 
Số mol HgO phân hủy:
nHgO = = = 0,2 (mol)
Phương trình hóa học: 
2HgO 2Hg + O2
2mol 2mol 1mol
0,2mol ?xmol
Số mol khí O2 theo phương trình hóa học:
= x = = 0,1 (mol)
Thể tích khí O2 sinh ra ở đktc:
= 22,4 . = 22,4. 0,1 = 2,24 (l)
Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng với axit clohidric theo phương trình hóa học sau:
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Nếu có 5,6g sắt tham gia phản ứng hãy tìm:
a) Thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?
b) Khối lượng axit clohidric đã dùng?
c) Khối lượng sắt(II)clorua tạo thành sau phản ứng?
Giải
Số mol sắt tham gia phản ứng: 
nFe = = = 0,1 (mol)
Phương trình hóa học: 
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 á
1mol 2mol 1mol 1mol
0,1mol y mol z mol x mol
Thể tích khí hidro thu được ở đktc:
Số mol H2 theo PTHH:
 = x = = 0,1 (mol)
Thể tích khí hidro thu được ở đktc:
= 22,4 . = 22,4 . 0,1 = 2,24 (l)
Khối lượng HCl cần dùng:
Số mol HCl theo PTHH:
nHCl = y = 2 = 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng:
mHCl = nHCl x MHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3 (g)
Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
Số mol FeCl2 theo PTHH:
= z = = 0,1 (mol)
Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
=. = 0,1 . 127 = 12,7 (g)
Tóm lại để giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học đòi hỏi học sinh phải thuộc các kí hiệu hóa học để viết phương trình hóa học, cân bằng đúng phương trình hóa học và phải nắm vững cách biến đổi các công thức tính toán cơ bản.
- Tùy dữ kiện đề bài cho mà áp dụng các công thức cho phù hợp.
- Sau đây là sơ đồ cho biết sự chuyển đổi giữa lượng chất ( số mol) – khối lượng chất – thể tích khí ( đktc).
Thể tích
chất khí
Số mol chất
(n)	
Khối lượng
chất (m)
M là khối lượng mol.
4. Hiệu quả của sáng kiền kinh nghiệm:
Tôi đã áp dụng SKKN này của mình ở học sinh khối 8 năm học 2009 – 2010
Thời điểm khảo sát
Tổng số học sinh
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Cuối học kỳ II năm học 2009-2010
99
8
8,1
15
15,2
63
63,6
10
10,1
3
3,0
Cuối học kỳ I năm học 2010-2011
99
14
14,1
22
22,2
57
57,6
6
6,1
0
0
 Nhìn chung kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt sau khi áp dụng SKKN
“ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học”.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Với giải pháp đã thực hiện ở trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy nhận thấy có sự tiến bộ như sau:
- Học sinh đã biết tìm hiểu đề bài và đưa ra được hướng giải các bài tập tính theo phương trình hóa học. Phần nào hình thành được ở học sinh kỹ năng tính theo phương trình hóa học.
- Học sinh đã biết và hiểu được những kiến thức cơ bản bộ môn. Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học một cách có hệ thống.
 - Chất lượng học tập của học sinh ngày một tiến bộ hơn, học sinh dần dần yêu thích bộ môn Hóa học hơn trước, học sinh yếu kém giảm dần và số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
- Bài tập hóa học giúp học sinh mở mang tầm hiểu biết, giáo dục tư tưởng, đạo đức và rèn luyện phong cách làm việc của người lao động mới, làm việc có kế hoạch, có phân tích phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Đặc biệt là qua những bài tập cơ bản rèn luyện cho học sinh tác phong cần cù, cẩn thận, tính chính xác, độc lập sáng tạo trong công việc.
- Bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học là kiến thức căn bản hết sức quan trọng, nó làm nền tảng cho học sinh trong việc giải bài toán tính theo phương trình hóa học ở những cấp học sau.
- Thông qua việc giải bài tập, giáo viên kiểm tra được kiến thức, kỹ năng của học sinh làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập môn Hóa học. Đồng thời giáo viên có biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục sai lầm.
2. Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm:
 Tôi đã áp dụng SKKN này vào quá trình giảng dạy của mình và nhận thấy phù hợp với đối tượng, nhận thức của học sinh và có kết quả tốt. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng SKKN này của mình vào quá trình giảng dạy và không ngừng nghiên cứu sâu hơn đồng thời tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh.
3. Bài học kinh nghiệm:
Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Qua nghiên cứu thực tế và tận dụng phương pháp dạy học mới, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Để học tốt môn Hóa học, học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa học ngay từ lớp 8.
- Nắm chắc từng đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng.
- Giáo viên chọn những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, soạn giảng trong hệ thống bài tập từ đơn giản nhưng có mức độ nâng cao dần lên, cho học sinh làm đi làm lại bài tập tương tự để khắc sâu cách giải cho học sinh. 
Đó là phương pháp để kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiến bộ, có căn bản, tự tin và học tốt môn Hóa học.
- Giáo viên hệ thống cho học sinh những kiến thức cơ bản cần nhớ, rèn cho học sinh kỹ năng viết phương hoá học và phương pháp giải bài tập theo phương trình hóa học.
 4. Những ý kiến đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh tôi có những đề xuất sau:
- Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, luôn luôn nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận thống nhất đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên môn Hóa học có thể dự giờ chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện SKKN nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của hội đồng khoa học, để kinh nghiệm của bản thân được nâng cao và SKKN của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Gia Hội, ngày 25 tháng 12 năm 2010 
 Người viết 
 Tống Thị Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Hình thành kỹ năng giải bài tập Hóa học trường THCS Cao Thị Thặng biên soạn.
2/ Sách giáo khoa Hoá học 8.
3/ Sách giáo viên Hóa học 8.
4/ Bài tập nâng cao Hóa học 8 – Nguyễn Xuân Tường biên soạn.
5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn hóa học cho giáo viên THCS.
TRƯỜNG THCS GIA HỘI
VĂN CHẤN – YÊN BÁI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ RÈN KỸ NĂNG TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ”
 Họ và tên : Tống Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Tổ: Khoa học tự nhiên
 Trường THCS Giao Hội
Yên Bái, ngày 25 tháng 12 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docDUNG SANG KIEN KINH NGHIEM HOA 8.doc