Phân tích truyện Thánh Gióng

Phân tích truyện Thánh Gióng

PHÂN TÍCH

1. CHỦ ĐỀ VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN

Chúng ta biết rằng, với chủ đề đánh giặc cứu nước , truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên.

Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về đọc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất.

Kết cấu của câu chuyện cũng thể hiện ý thức mãnh liệt và truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Bố cục của truuyện có thể chia thành 3 phần:

1. Với ý thức cảnh giác cao, Hùng vương chuẩn bị chu đáo để đối phó với giặc

2. Với chủ trương cầu hiền và đoàn kết dân tộc, Hùng vương được Thánh Gióng giúp sức đã đánh giặc thắng lợi

3. Hùng vương và toàn dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích truyện Thánh Gióng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH
CHỦ ĐỀ VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
Chúng ta biết rằng, với chủ đề đánh giặc cứu nước , truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên.
Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về đọc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất.
Kết cấu của câu chuyện cũng thể hiện ý thức mãnh liệt và truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Bố cục của truuyện có thể chia thành 3 phần:
Với ý thức cảnh giác cao, Hùng vương chuẩn bị chu đáo để đối phó với giặc
Với chủ trương cầu hiền và đoàn kết dân tộc, Hùng vương được Thánh Gióng giúp sức đã đánh giặc thắng lợi
Hùng vương và toàn dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN
Truyện Thánh Gióng đánh dấu một mốc trưởng thành của dân tộc ta thời Hùng vương dựng nước
Trong trận tuyết giao tranh, truyện chia ra hai phe: Quân giặc và quân ta
Quân ta không chỉ đơn thuần có Gióng ra trận và có cả một tổ chức có tính hệ thống. Đứng đầu nhà nước là Hùng vương, rồi các quan, sứ giả làm nhiệm vụ thông tin... Thánh Gióng được cử làm tướng, đi theo ông có hàng trăm người khác (Vùng Bắc Ninh có hệ thống nhân vật anh hùng đi theo Gióng)
Truyện đã thể hiện ý thức bảo vệ độc lập , tự do và bài học cảnh giác về đánh giặc giữ nước. Ngay phần mở đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó. Câu mở đầu: Hùng vương cậy nước mình giầu mạnh mà chểnh mảng việc chầu phương Bắc. Vua nhà Ân mượn có tuần thú, sang xâm lược nước ta...”
Điều đó chứng tỏ thời đại Hùng vương, nước ta có một nền văn minh phát triển, giàu mạnh, có ý thức về độc lập dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, thần phục vào phong kiến phương Bắc. Đó là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc trong các thời đại sau.
Đến khi có sự xâm lược của quân giặc, Hùng vương hỏi ý kiến quần thần, có người phương sĩ bảo: nên lập đền thờ cầu Long quân giúp. Hiện thân của Long quân là cụ già xuất hiện bảo vua hãy chuẩn bị binh sĩm khí giới và tìm người tài giúp đỡ. 
Hùng vương đã có 3 năm sửa soạn binh khí:
Truyền cho dã tượng các nơi
Bễ than lò đắp, ngất trời lửa nung
Ba năm cục chính dã công
Một tuần luyện đúc ngựac cùng việt bay... (Thiên Nam ngữ lục)
Truyện đã thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần quật khởi vô song của dân tộc
Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùng mạnh và tinh thần quật khởi dân tộc ta tạo thành một lực lượng vô địch, có thể đập tan quân giặc trong một thời gian ngắn. Sức mạnh phi thường và khí thế tiến công thần tốc của dân tộc ta thể hiện qua nhân vật Gióng.
Từ Gióng có nhiều cách hiểu và cách viết. Thông thường viết gi, trong truyện có liên quan đến việc Gióng nằm trên gióng sắt, cho nên dịch tên ông là Thiết đổng, Thiết xung thần tướng. Tên của Gióng có liên quan đến việc sử dụng vũ khí của ông: Ngựa, roi, mũ, áo sắt... Cho nên Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Thánh Gióng tiêu biểu cho sức mạnh đang lên của người dân lao động Việt Nam vào thời mới có sắt. Sức mạng ấy đã diễn ra một cách hùng vĩ nhất trong lịch sử nước ta, ở việc dùng vũ khí bằng sắt chống xâm lăng”
Sự lớn mạnh phi thường của dân tộc ta biểu hiện qua hình tượng Gióng là tinh thần quật khởi của tổ tiên ta được hun đúc, tôi luyện qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự hùng mạnh của Gióng cũng là sự hùng mạnh phi thường của toàn thể lực lượng nhân dân:
Vẹn toàn sau trước hoàn thành
Cắt quan đệ vệ đem binh hộ trì
Mười muôn tượng, mã trẩy đi
Kim tiền, thiết kị đem về Tiên Du...
Nháy mắt, Gióng đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân theo sau, tiết sát đồn giặc”. Đó là cuộc tiến công thần tốc, tấn công áp đảo quân thù. “Gióng vươn vai đứng dậy cao hơn mười thước, hắt hơi liền mấy tiếng, rút gươm thét lớn: Ta là Thiên tướng đây! Rồi độ nón, cưỡi ngựa. Ngựa hí vang chồm lên phi như bay... Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào thì đều la hét, kêu lậy Thiên tướng, đến hàng phục...
b/Gióng là một dạng anh hùng ca của Việt Nam 
Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đến lúc hoá thân. 
Môtíp ra đời của Gióng là sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chân khổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng. Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản ánh ngùôn gốc kì ảo của nhân vật. Chi tiết đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau. Nguồn gốc kì ảo là tiền đền cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phi thường.
Môtíp sự hoá thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưới ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời. Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử. Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (Một trong Tứ bất tử), được muôn đời thờ phụng. Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức giáo dục lan toả to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, ca ngợi một biểu tượng đẹp đẽ, động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau.
Đi kắhp cùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:
+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ Kẻ Khó, sang Kẻ Mát
+ Làng Mã; Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên làng Mã
+ Làng Bàng, xã Ngọc Xá, Quế Võ: có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựa Thánh Gióng để lại
+ Làng Cháy: kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh...
Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Gióng là nhân vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnh của cộng đồng. Hình tượng đó có nét đẹp của cá nhân (3 tuổi chưa biết nói cười, ăn một bữa 7 nong cơm, 3 nong cà; mặc quần ào liền chật, vươn vai thành khổng lồ...) nhưng lại mang nét đẹp đẽ, tinh hoa của tập thể. Cho nên, hình tượng Gióng mang tính biểu trưng cao. Đó là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranh của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. 
(Trích giảng theo Bùi Văn Nguyên)

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich VB Thanh Giong.doc