Những bài văn mẫu lớp 6

Những bài văn mẫu lớp 6

MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO

*Đề bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

*Bài viết

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

 Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

 

doc 92 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số bài viết tham khảo
*Đề bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Bài viết
Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.
Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.
 Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.
ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:
- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.
Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.
Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.
*Đề bài: Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
*Bài viết
Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!
 Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng. 
Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ: 
- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:
- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!
Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mới sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.
Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước. 
Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.
Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.
Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.
Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.
Đề bài: Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Bài viết
Nhanh quá các cháu ạ! Chỉ một thoáng thôi mà đã 4000 năm rồi. Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa mười sáu tuổi đẹp như trăng rằm, ta rất thích cùng các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm hoa thơm, cỏ lạ.
Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoa đẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó. 
Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt.
Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển.
Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời ta trở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường. 
Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi c ... n. Để chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện, trong lúc giảng bài cô luôn lấy những ví dụ trong lịch sử nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Cô nói rằng chính tinh thần đoàn kết đã giúp chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù.
Và tôi chợt hiểu lớp 6C này cũng chính là một ngôi nhà nhỏ, tôi bỗng thấy gần gũi với các bạn hơn.
Càng về cuối giờ bài học càng giúp cho tôi hiểu sâu sắc hơn những gì cô giảng. Mải nghe cô giảng có bạn còn quên cả chép bài, có bạn còn cứ ngồi chờ cô đọc cho chép, hiểu được cách học của chúng tôi còn xa lạ với cách học của cấp hai, cô đã ngừng giảng một lát và nói sơ qua về cách ghi chép bài ở cấp 2.
Lời cô nói rất chân tình, cô còn chỉ cho tôi bí quyết học văn sao cho giỏi. 
Buổi học hôm đó kết thúc trong sự tiếc nuối, nhiều bạn chẳng muốn rời khỏi lớp vì muốn được nghe cô nói chuyện thêm. Giờ giảng của cô thật sự ấn tượng và để lại trong tôi những suy nghĩ về tinh thần đoàn kết.
Trước tấm lòng nhiệt tình và yêu thương của cô chúng tôi thầm hứa sẽ học thật tốt để nụ cười của cô luôn nở trên môi. Và tôi rất mong đến giờ giảng văn của cô, bởi giờ giảng của rất cuốn hút, đem lại cho chúng tôi những bài học quý giá về tình thương yêu, về cuộc sống.
*Đề bài: Tả lại không khí buổi trao đổi kinh nghiệm học tập ở lớp em.
*Bài viết
Giờ đây cả lớp em phải cảm ơn cô chủ nhiệm, cảm ơn bạn Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh nhiều lắm. Bốn người đã thắp sáng trở lại cho lớp em niềm tự tin và những ước mơ trong học tập. Mọi chuyện bắt đâù tư hơn một tháng trước đây khi không khí học tập của lớp em tự nhiên trầm hẳn. Thế rồi tất cả đã đổi thay từ hôm trao đổi kinh nghiệm học tập ngày hôm ấy.
Không hiểu lý do tại sao từ hơn một tháng trước đây, phong trào học tập của lớp em tự nhiên xuống dốc nhanh chóng. Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp đều cảm thấy rất buồn lòng nhưng còn chưa biết nên giải quyết ra sao. Trong lúc cả lớp gần như chìm hẳn thì may thay còn có Tuấn Anh, Hoàng với Yến Linh - ba cây tiếng Anh, Toán và Văn của lớp. Sau một tuần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, cô chủ nhiệm lớp em kết luận: lớp đang thiếu một phương pháp học tập phù hợp và khoa học. Thế là cô quyết định: giờ sinh hoạt cuối tuần sẽ chuyển thành buổi toạ đàm học tập.
Phải công nhận, từ khi lên học ở cấp hai, chúng em thấy cả phương pháp và hình thức học tập đều thay đổi rất nhiều. Chính vì thế mà có nhiều bạn vô cùng lúng túng và đó là nguyên nhân khiến nhiều bạn trong chúng ta học hành sút kém. Hôm ấy bao băn khoăn thắc mắc trong lòng được chúng em giã bày hết cả. Cô giáo chủ nhiệm đã tận tình trả lời chi tiết từng câu hỏi khiến chúng em cảm thấy rất vui lòng. Nhưng có lẽ điều bổ ích nhất trong ngày hôm ấy là chúng em đã được nghe những kinh nghiệm học tập rất thực tế của Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh.
Hoàng sôi nổi cho biết: "Các bạn muốn học tốt các môn tự nhiên nhất là môn Toán thì phải cố gắng rèn cho mình một thói quen làm việc nghiêm túc với một tư duy khoa học. Hãy hoàn thành, ít nhất là những bài tập đã được thầy giao đừng bao giờ ngại khó cả. Bài khó, các bạn hãy chủ động hỏi bạn bè, thầy cô. Nếu ngại thì không bao giờ các bạn thành công".
Tiếp theo lúc ấy, Yến Linh lại cho chúng tôi những kinh nghiệm về học văn và các môn xã hội, những mẹo vặt trong việc học thuộc lòng lập ý, viết văn... Tựu trung lại để học tốt các bạn phải chú ý đọc kỹ, đọc nhiều, đọc rộng. Đọc không phải chỉ để hiểu bài học của chúng ta mà đọc còn giúp chúng ta học được cách viết văn của họ. Đọc để mở rộng vốn từ, để *Bài viết của chúng ta phong phú và sinh động hơn lên. Muốn học tốt văn hãy bắt đầu từ việc viết ngắn nhưng phải đúng và đặc biệt không bao giờ được ẩu. Bạn nào có tính ẩu, rất khó có thể học được văn hay. Yến Linh nói đến đây nhiều bạn mới giật mình trong đó có cả tôi. Ngay quyển vở ghi văn, mặc dù mẹ vẫn thường xuyên nhắc nhở mà có lúc nét chữ của tôi còn nguệch ngoạc.
Bài phát biểu cuối cùng là của Tuấn Anh, một cây Tiếng Anh của lớp. Thú thực để học tốt môn ngoại ngữ Tuấn Anh nói, các bạn cần nhất là sự tự tin và chăm chỉ. Tâm lý ngại học tiếng nước ngoài khiến nhiều bạn chưa ra trận đã đầu hàng. Còn nữa vốn từ của các bạn không thường xuyên được bổ sung. Vì ngay phần từ vựng cô cho trên lớp, chúng ta cũng không tự tập viết thường xuyên. Ngữ pháp tiếng Anh dù dễ hơn tiếng Việt nhưng nếu không chú ý, các bạn cũng rất dễ bị nhầm. Nhiều bạn học tiếng Anh mà cứ ngỡ như mình đang ghép câu tiếng Việt...
Buổi trao đổi hôm đó kết thúc vào lúc quá trưa nhưng chúng em chẳng ai thấy đói và mệt cả bởi ai cũng được cởi mở về mặt tinh thần. Quả đúng như lời cô chủ nhiệm: "Để học tốt ai cũng phàỉ đi từ những phương pháp nhất là phương pháp phù hợp với mình". Và điều chúng em mừng nhất là ngay sau đó không lâu, lớp em đã trở lại tốp đầu trong phong trào học tập của trường.
*Đề bài: Tả lại một buổi lao động của trường em.
*Bài viết
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Lời căn dặn của Bác đến tận ngày nay vẫn được các thế hệ con cháu nối tiếp noi theo. Trường của em là một ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nguĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em một ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào đẹp và xanh tốt nhất sau một năm sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển đề kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đừng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình tưới nước, bạn mang phân bón..
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hơn hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em toả đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫi ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo khuôn hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. vừa cuốc đất, các bạn nam vừa vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn cao hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bọn lớp trường mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói:
- Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em đã ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không. Đó chính là cái lợi ích mười năm mà ngày xưa Bác kính yêu của chúng ta đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng cây của lớp em đã được trồng xong. Một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa,... các gốc cây được tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua. Hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em cũng rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển đề kỷ niệm. Thời gian vẫn trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai đối với mỗi bạn lớp em. Bây giờ chúng em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
*Đề bài: Viết thư cho bạn, tả lại cảnh đẹp của trường em.
*Bài viết
Hùng thân mến!
Dạo này cậu có khoẻ không? Mình nhớ từ lần về quê ấy đến giờ có lẽ cũng đã đến một năm. Chắc cả cậu và quê mình đổi thay nhiều lắm. Cậu cho tớ gửi lời hỏi thăm tới tụi bạn cùng quê mình nhé. Hùng à! Tụi mình vừa mới chuyển ra trường mới đây. Ngôi trường cũ đã bị phá rồi. Trường mới đẹp và trang trọng lắm.
Trường mới của chúng mình được xây trên một khu đất rộng gần quốc lộ. Trường gồm hai khu chính: khu lớp học và khu hiệu bộ, chưa kể khu nhà xe và khu tập thể của cán bộ giáo viên. Nhà hiệu bộ với các phòng bạn được thiết kế hiện đại và sang trọng, có phòng vi tính, phòng thí nghiệm và thư viện, lúc nào cũng luôn sẵn sàng chào đón các bạn học sinh yêu tri thức và khoa học. Khu lớp học có hai dãy nhà cao tầng nằm đối diện nhau với gần bốn chục phòng. Phòng học nào cũng gọn gàng ngăn nắp và được trang bị khá đầy đủ tiện nghi.
Nhưng cậu biết không, điều mà bọn mình cảm thấy hài lòng nhất ở khu trường mới là tổng thể khuôn viên thẩm mỹ. Khách đến trường, sau khi bước qua cổng chính sẽ cảm thấy rất ấn tượng khi được chiêm ngưỡng khu công viện của trường mình. Đó là một tiểu khu hình tròn được tạo bởi những bồn hoa và những hàng ghế đá. Khu công viên được bác lao công chăm sóc rất tận tình nên chẳng lúc nào thiếu vắng sắc hoa. Sân trường mình không giống như những trường bên cạnh. Phần lối đi thẳng vào khu hiệu bộ được dành cho đủ lớn, còn lại được chia thành những hàng thẳng tắp trồng toàn cây xanh. Đây thật sự là một ấn tượng rất riêng của trường mình. Chẳng thế mà, mỗi khi tập trung, chúng mình lại có cảm giác như đang được ngồi dưới những gốc cây râm mát.
Sâu vào bên trong, trước đại sảnh của khu hiệu bộ là hai hàng cau vua thẳng tắp dang vươn mình lên cao. Phia dưới điểm đều những bồn cây cảnh được cắt tỉa tỷ mỷ trông rất đẹp. ấn tượng nhất là dù ở ngay giữa thủ đô nhưng trường mình vẫn trồng được hai cây mai tứ quý. Đến mùa xuân chắc chúng mình sẽ có dịp ngắm những cánh mai vàng ngay giữa thủ đô. Trồng xen giữa hai bồn cây cảnh ven đại sảnh là hai cây lộc vừng khá lớn. Vào mùa này cây lại rải xuống những chùm hoa đỏ tía trông thật là đẹp mắt.
Thế đấy Hùng ạ! So với ngôi trường cũ của mình, nơi mà cậu đã có dịp tới thăm thì ngôi trường hiện đại đẹp hơn gấp mấy lần. Những gì mình kể cho cậu hôm nay cũng chỉ nói lên được phần nào cảnh ây. Mình tin chắc rằng khi nào cậu đến thăm, cậu sẽ thấy trên thực tế nó còn hấp dẫn hơn. Từ khi ra trường mới phấn khởi tụi mình càng học tập tốt hơn. Mà năm nay, tớ cũng sẽ đi thi học sinh giỏi môn Toán cho trường Hùng ạ!
Thôi! có lẽ trong một thời gian ngắn ngủi mình không thể kể cho cậu nghe nhiều hơn những điều thú vị của trường mình. Trước khi dừng bút, mình chân thành mời cậu ra thủ đô lần nữa thăm mình và bố mẹ. Mình hứa, ngày đó mình sẽ là tình nguyện viên đưa cậu đi thăm khắp ngôi trường mới. Thôi chào cậu nhé. Chúc cậu ngày càng học giỏi hơn
Bạn thân

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN HAY LOP 6doc.doc