Những bài làm văn mẫu Quyển 6

Những bài làm văn mẫu Quyển 6

I. Đặc điểm

1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:

- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường

- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.

- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.

- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng

- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.

- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.

1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em

- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.

- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.

- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.

2. Với dạng bài: Kể về người

- Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngườibằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.

3. Với bài: Kể về sự việc đời thường

- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.

- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện

- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.

 

doc 163 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài làm văn mẫu Quyển 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhửừng baứi laứm vaờn maóu
6
Quyeón
Lời nói đầu
Phần Tập làm văn trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đặt ra nhiều yêu cầu phong phú, đa dạng có tính chất thực hành. Đối với lớp 6, để việc học tập có hiệu quả, chúng ta có thể luyện tập viết các đề văn sau: 
Hãy kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi; Thay lời bà mẹ Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc cứu nước; Hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng; Kể về một người thầy (cô) kính yêu nhất của em; Trong vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh, hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết; Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập; Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy; Tưởng tượng cuộc thi vẻ đẹp của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó; Trong vai ông lão, cá vàng hoặc mụ vợ, hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy kể lại lời tâm sự của cây bàng (hoặc cây phương) non bị lũ trẻ bẻ cành lá; Hãy kể lại một việc làm khiến bố mẹ em vui lòng; Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện 10 năm sau, khi em về thăm trường cũ; Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện Mẹ hiền dạy con; Hãy kể tóm tắt câu chuyện Cây bút thần; Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới; Hãy miêu tả hình ảnh người thân yêu nhất của em; Dựa vào văn bản Bức tranh của em gái tôi, hãy miêu tả lại hình ảnh người em gái theo trí tưởng tượng của em; Hãy tả lại Ông Tiên trong các truyện cổ tích dân gian theo trí tưởng tượng của em; Tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em; Hãy tả lại hình ảnh một loài cây vào dịp tết đến xuân về; Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em); Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời; Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày xuân, hè, thu hoặc đông; Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó; Em hãy tả lại một sự việc khiến cha mẹ không hài lòng; Tả dòng sông mùa lũ; Em hãy tả lại khu vườn nhà em; Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường; Em hãy viết bài văn miêu tả về một trong những người thân của mình; Tả cảnh hoàng hôn quê em; Tả cảnh vườn trái cây của miệt vườn quê em; Em hãy tả một người bạn thân của em; Tả cảnh hoàng hôn quê em,...
Tuy nhiên, vì khuôn khổ nhất định, cuốn sách này chỉ giới thiệu được một số bài viết theo cấu trúc bốn phần như sau:
- Phần một: Văn tự sự
- Phần hai: Văn miêu tả
- Phần ba: Một số bài viết tham khảo
Đây không phải là cuốn văn mẫu và cũng không phải là tài liệu để học sinh sao chép. Chính vì vậy, trong mỗi phần thuộc mỗi kiểu văn, sau các đề bài tiêu biểu cho kiểu văn đó, người biên soạn nêu dàn ý chi tiết để học sinh hình dung được cách thức, bước đi và hướng thực hành viết bài văn. Như vậy, khái niệm "mẫu" ở đây được hiểu là bài văn do chính học sinh tự viết theo những thể thức do kiểu bài văn quy định, tự lựa chọn cách diễn đạt phù hợp của mình.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
Phần một
Văn tự sự
- Kể chuyện (tường thuật lại truyện)
- Kể chuyện đời thường
- Kể chuyện tưởng tượng
I. Đặc điểm
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người 
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngườibằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
 *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
 *Cách làm: 
 - Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
IV. một số đề và dàn bài 
Đề 1. Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Yêu cầu
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại.
* Nội dung
Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết...
* Hình thức
+ Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể.
+ Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động.
Đề 2. Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: 
+ Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật).
- Hình thức: 
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện... 
+ Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc.
Đề 3. Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện. 
- Nội dung: Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. Thể hiện niềm vui sướng, tự hào khi thấy được giá trị của hạt gạo và thành quả từ bàn tay lao động của mình. 
- Hình thức: Dùng ngôi thứ nhất để kể lại. Lời kể cần thể hiện cảm xúc, có hình ảnh.
Đề 4. Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, đóng vai một nhân vật để kể. 
- Nội dung: kể đầy đủ các sự việc chính của truyện (Gióng ra đời kỳ lạ, Gióng trở thành tráng sĩ, Gióng giết giặc cứu nước rồi bay về trời). 
- Thể hiện được cảm xúc của nhân vật về một số chi tiết trong truyện (vui mừng khi Gióng chào đời; tâm trạng buồn khi giặc Ân chuẩn bị xâm lược trong khi Gióng đã ba tuổi vẫn chưa nói, chưa cười, đặt đâu nằm đấy; ngạc nhiên, xúc động khi Gióng cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi giết giặc...).
- Hình thức: kể ở ngôi thứ nhất, thêm đối thoại. 
Đề 5. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường. 
- Nội dung: 
+ Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ (có thể là kỷ niệm với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi...).
+ Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng... 
- Hình thức: Dùng lời kể ngôi thứ nhất.
Đề 6. Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường
- Nội dung: kể về một lần em mắc lỗi (không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô...; một việc làm thiếu trung thực...) làm cha mẹ (hoặc thầy, cô...) phiền lòng, bản thân em rất ân hận. Các chi tiết trong truyện cần hợp lý, chân thực. 
- Hình thức: Kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân. 
Đề 7. Hãy kể chuyện về gia đình em vào một chiều thứ bảy. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường
- Nội dung: Kể, tái hiện được không khí, quang cảnh ấm cúng, hạnh phúc... trong gia đình em vào chiều thứ bảy (ví dụ: lời hỏi han trìu mến của ông bà, cử chỉ yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm lẫn nhau của những thành viên trong gia đình...). 
- Hình thức: Kể kết hợp với miêu tả (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ âu yếm...), bộc lộ cảm xúc của em về quang cảnh ấy. 
Đề 8. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, nhân vật là đồ vật.
- Nội dung: Tưởng tượng tình huống nghe được cuộc trò chuyện một cách hợp lý (Ví dụ: do cẩu thả làm mất một đồ dùng học tập phải đi tìm hoặc đêm khuya nghe thấy tiếng những đồ dùng than thở, tâm sự vì bất bình trước tính nghịch ngợm, cẩu thả của cô, cậu chủ...). Kể diễn biến cuộc trò chuyện để toát lên khéo léo ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Khi kể diễn biến cần rõ hai sự việc: lúc đầu các đồ dùng mới được mua về và sau đó các đồ dùng bị đối xử không tốt như thế nào...
- Hình thức: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, viết các đoạn, câu đối thoại một cách sinh động.
Đề 9. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai một nhân vật kể lại chuyện.
- Nội dung: kể lại đầy đủ các sự việc, chi tiết chính của t ...  cuốn trôi, đường dây điện đứt nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.
Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.
*Đề bài: Mẹ là người gần gũi và thân thiết với em. Hãy tả và kể lại một vài kỷ niệm về mẹ. 
*Bài viết
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ đúng là một chân lý chẳng bao giờ thay đổi cả. Người con trong mắt mẹ luôn nhỏ bé thân thương và non nớt trước cuộc đời. Còn con, ngay từ ngày cất tiếng nói đầu tiên, con đã líu lô gọi "mẹ" gọi "bà". Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ phai nhạt. 
Mẹ em xinh lắm. Một người phụ nữ đã bước qua tuổi ba mươi lăm mà dang người thon thả. Mẹ am hiểu về nghệ thuật nên những bị đồ mẹ mặc luôn toát lên một vẻ đẹp riêng ấy đầy cá tính. Mẹ đẹp mà chẳng bao giờ lẫn với ai.
Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng cái thói quen được vuốt lên má mẹ những lúc mẹ ngồi bên vẫn tạo ra sự thích thú vô cùng. Mặt mẹ đẹp và phúc hậu. Đôi gò má dù đã bắt đầu có dấu hiệu nhô cao, nhưng chiếc mũi dọc dừa và đôi mắt đen vẫn khiến mẹ cuốn hút lắm. Mẹ chẳng bao giờ cười to cả nhưng mỗi lần em gặp điều gì buồn phiền trên lớp, về nhà chỉ nhìn thấy nụ cười mỉm của hàm răng trắng đều như chia của mẹ là mọi bực bội tan đi hết cả.
Dù việc nhà bộn rộn mẹ vẫn lo lắng cho bố con em rất chu đáo. Nhất là những bừa cơm mẹ nấu, chẳng bao giờ em và bố thấy có điều gì phải phàn nàn. Mẹ bận thế mà không hiểu sao vẫn rất năng động trong công việc của cơ quan. Năm nào mẹ cũng mang về giấy khen và phần thưởng. Mẹ thật tài tình.
Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ắp không biết tự bao giờ. Hôm ấy mẹ đèo em đến cổng nhưng em vừa sợ vừa nũng nịu nhất định không chịu vào trường. Nhưng rồi em nhanh chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em cầm tay cô bước vào buổi học đầu tiên.
Lại nhớ một lần khác em đá bóng làm vỡ một cái lọ hoa. Tuy cái lọ không đắn giá nhưng đó là kỷ niệm về một người bạn cũ của mẹ đã mất cách đó vài năm. Mẹ không hề mắng nhưng chỉ nhìn sự tiếc nuối xót thương và tâm trạng của mẹ lúc ấy mà em thấy thấm thía và ân hận vô cùng.
Năm tháng trôi đi, em đã lớn song chưa hề dời xa mẹ. Quê hương vẫn ngày một mở rộng hơn bên mẹ mỗi ngày. Mẹ ơi! Con sẽ chuẩn bị vững vàng để khi xa mẹ con sẽ bay cao, bay xa bằng chính đôi chính mơ ước mà mẹ đã chắp cho tuổi thơ con.
*Đề bài: Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường. 
*Bài viết
"Con đường đến trường" - cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chún ta cũng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng.
Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành. Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi.
Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng.
Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng.
Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi:
- Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thoả thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì.
Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay.
Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tuỵ, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi. 
*Đề bài: Tả cảnh hoàng hôn quê em. 
*Bài viết
Quê tôi là một làng chài ven biển. Dân chài sống lam lũ quanh năm mà vẫn chẳng dư dật được bao nhiêu. Làng hướng mắt ra đón những cơn gió biển thổi vào thế nên bọn nhóc tụi tôi mới nhỏ ti mà đứa nào đứa nấy sạm đen vì nắng và gió biển. Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui. Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chính là được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường. Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi trong suốt những tháng ngày qua. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển. Nhưng hôm nay cũng vậy, tôi phải từ bỏ những cuộc chơi sớm hơn để về giúp bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều. Bố tôi đi biển cứ sẩm tối mới về. Còn mẹ toi đi làm cũng hay về muộn. Bữa cơm chiều trông chờ vào cả cậu con trai lớp sáu.
Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn. Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm.
Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà. Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi. Vị mặn thổi vào khiến con mắt tôi cảm giác cay cay. Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt.
Mặt trời bắt đầu tắt nắng. Phía xa kia không phải là ông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục. Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả. Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi. Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi.
Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về. Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình. Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi.
*Đề bài: Tả cảnh vườn trái cây của một miệt vườn ở quê em. 
*Bài viết
Nhà ông ngoại em là một cù lao nằm ở bên sông. Nhà ngoài thực chất là một khu vườn rộng rãi bốn mùa cây trái bát ngát xum xuê. Mỗi lần đến thăm miệt vườn của ngoại, em và tụi bạn lại bị hút hồn bởi bao nhiêu loại quả vừa ngọt, vừa ngon, vừa lạ.
Chiếc xuồng nhỏ chở chúng em từ từ rời bến. Chú lái chạc ngoài ba mươi, tính tình sởi lởi nên hôm ấy vừa đi, chúng em vừa cười nói trêu đùa vui vẻ lắm. Mấy đứa con gái lại còn hứng chí vừa quờ tay khua nước vừa hát nghêu ngao mấy điệu hò mà các cô gái thường hát trên sông.
Thuyền rẽ vào một con lạch nhỏ, chạy thêm nửa cây nữa thế là đến nhà ông ngoại. Từ cổng nhà ngoại chúng em phải đi ngót một trăm mét nữa mới vào đến sân. Cái Hạnh bỗng reo lên như vừa tìm ra một phát minh kỳ lạ:
- Hao sầu riêng kìa tụi mày ơi 
Thì ra từ nãy chúnh tôi đã đi dưới những thảm hoa sầu riêng màu tím ngắt. Những cánh hoa nhỏ ly ti khép nép giấu mình dứi những chiếc lá xanh vàng.
Em nói nhe giảng giải thêm cho lũ bạn: sầu riêng cho quả vào khoảng tháng năm. Lúc đó nếu các bạn đến đây thì từ ngoài đầu lạch, các bạn đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của nó rồi. Quả sầu riêng treo lủng lẳng như những tổ kiến trên cao. Trái chín vừa thơm vừa béo lại ngọt như mật ong, chỉ cần ăn một miếng là các bạn đã thấy hết sự đậm đà rồi.
Tụi bạn em vừa đi vừa không ngớt xuýt xoa. Nhưng phải đến bây giờ miệt vườn mới chính thức hiện ra. Ôi!Bao nhiêu là thứ cây trái đang đua lên trên khu vườn rộng rãi. Những trái chôm chôm đang chín đỏ trĩu cành. Phía bên kia những trái bòng màu vàng in hình xuống mặt nước của con lạch nhỏ. Phía bên phải, những cây măng cụt xoè tán rộng che một nửa dãy nhãn xanh trái chín sai trĩu trịt từng chùm. Em nhớ có lần đến chơi, ông ngoại bảo:
- Đây là loại nhãn hột tiêu vì hột của nó nhỏ ti và đen lánh như một tiêu vậy. Nhãn này cùi dày ăn thơm và ngọt lắm.
Chúng em như lạc vào một xứ sở của hương và sắc. Mùi sầu riêng, mùi mít, mùi bòng hoà quện thơm nưng nức. Màu vàng của bòng, của cóc chín, màu nâu sậm của măng cụt, rồi màu vàng cát của nhãn. Tất cả cứ hoa lên sung sướng, rộn ràng.
Hôm nay thật vui khi chúng em được ông chiêu đãi một bữa cơm cá kho ngon tuyệt. Ông nói: cháu nào thích trái cây thì không cần hỏi, cứ ra gốc cây ăn thoả thích. Thế là xong bữa cơm trưa, chúng tôi ùa cả ra vườn như một đàn chim sẻ rộn ràng tập bay. 
Những bài văn mẫu
dành cho học sinh lớp 6
Huy Huân - Ngô Tuấn - Thảo Nguyên
Thanh Huyền - Thi Loan
(Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu)
_____________________
Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. hồ chí minh
03 Công trường Quốc tế, Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 8239 170 – 8239 171; Fax: 8239 172
Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn
*****
Chịu trách nhiệm xuất bản
PGS, TS. Nguyễn Quang Điển
Biên tập nội dung
Trình bày bìa
Sửa bản in
In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in....
Giấy phép xuất bản số: cấp ngày....... tháng...... năm 2006
In xong và nộp lưu chiểu quý........ năm 2006.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan mau 6(4).doc