Ngân hàng đề thi học kì II Vật lý 6

Ngân hàng đề thi học kì II Vật lý 6

1/ Kể tên các loại máy cơ đơn giản(1đ)

2/ Loại ròng rọc nào giúp ta nâng vật với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?(1đ)

3/ Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí ? (2đ)

4/ Thế nào là sự nóng chảy? Sự đông đặc? (2đ)

5/ Thế nào là sự bay hơi? Sự ngưng tụ? (2đ)

6/ Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng ? Khi nhiệt độ giảm?(2đ)

7/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

8/ So sánh chiều và cường độ của lực kéo vật khi dùng ròng rọc động so với khi kéo trực tiếp? (2đ)

9/ Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào? (2đ)

10/Có thể dùng nhiệt kế Ytế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không ?Tại sao? (2đ)

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi học kì II Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT CHÂU THÀNH
NGÂN HÀNG ĐỀ THI HKII- VẬT LÝ 6
CÂU HỎI:
I-TÁI HIỆN:
1/ Kể tên các loại máy cơ đơn giản(1đ)
2/ Loại ròng rọc nào giúp ta nâng vật với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?(1đ)
3/ Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí ? (2đ)
4/ Thế nào là sự nóng chảy? Sự đông đặc? (2đ)
5/ Thế nào là sự bay hơi? Sự ngưng tụ? (2đ)
6/ Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng ? Khi nhiệt độ giảm?(2đ)
7/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 
8/ So sánh chiều và cường độ của lực kéo vật khi dùng ròng rọc động so với khi kéo trực tiếp? (2đ)
9/ Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào? (2đ)
10/Có thể dùng nhiệt kế Ytế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không ?Tại sao? (2đ)
II- VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN:
1/ Dùng các máy cơ đơn giản có ích gì cho ta? (1đ)
2/ Khôi lượng riêng của 1 chất tăng hay giảm khi nở vì nhiệt? giải thích? 
3/ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất? (1đ)
4/ Các chất rắn khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định không ? Nhiệt độ nầy gọi là gì? (2đ)
5/ Các chất khác nhau thì tốc độ bay hơi có giống nhau không ? Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào?(2đ)
6/ Thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động được gọi là gì? Tìm 1 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống. (2đ)
7/ Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế Y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C ? (2đ)
8/ Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? (1đ)
9/ Tại sao chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa có chừa 1 chỗ hở? (2đ)
10/ Ở nhiệt độ nào thì 1 chất lỏng , cho dù tiếp tục đun vẩn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ nầy có đặc điểm gì? (2đ)
III- VẬN DỤNG TỔNG HỢP:
1/Tính lực cần thiết để đưa 100 Kg đá lên cao bằng ròng rọc động ? (2đ)
2/Nhiệt kế là gì? Kể tên 3 loại nhiệt kế và nêu công dụng của từng loại? (2đ)
3/ Haõy duøng baûng ghi nhieät ñoä theo thôøi gian nay ñeå choïn caâu traû lôøi ñuùng trong caùc caâu sau:(2ñ)
	* Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu? BẢNG THEO DỎI NHIỆT ĐỘ
Thời gian
Nhiệt độ
7 giờ
9 giờ
25oC
27oC
10 giờ
12 giờ
29oC
31oC
16 giờ
18 giờ
30oC
29oC
	a/ 25oC 	b/ 27oC	c/ 29oC 	d/ 30oC
* Nhiệt độ 310C lúc mấy giờ?
b/ 7 giờ	b/ 2 gìơ	c/ 10 gìơ	d/ 12 giờ
* Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?
c/ 18giờ	b/ 7 giờ	c/10giờ	d/ 12 giờ
* Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
d/ 18 giờ	b/ 16 giờ	c/ 12 giờ	d/ 10 giờ
4/ Hãy tính xem 350C ứng với bao nhiêu 0F?
5/ Khi đun nước đến 1000C thì nó sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nó như thế nào? Nước chuyển sang thể gì? (2đ)
6/ Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần , còn nếu nút kín thì không cạn?
7/ Trong các hiện tượng sau: Bỏ cục nước đá vào cốc nước, đúc chuông đồng, đốt ngọn đèn dầu, đốt ngọn nến, đốt tờ giấy . Hiện tượng nào liện quan đến sự nóng chảy? Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? (2đ)
8/ Trong các đại lượng sau : Khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng, thể tích. Khi chất khí trong bình nóng lên đại lượng nào thay đổi, đại lượng nào không thay đổi?(2đ)
9/ Ở 100C một quả cầu bằng sắt, một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích là 1000 cm3 . Khi nung 2 quả cầu đến 600C thì quả cầu bằng sắt có thể tích là 1002,1 cm3 , quả cầu bằng đồng có thể tích là 1002,9 cm3 . Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu? Quả cầu nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn?(2đ)
10/ Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1 lít ở 10 0C.Khi đun nóng 2 bình lên nhiệt độ 500C thì thể tích của nước là 1,012 lít, thể tích của rượu là 1,058 lít .Tính độ tăng thể tích của rượu và nước . Chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn? (2đ)
IV-VẬN DỤNG SUY LUẬN:
1/Vì sao khi đun nước không nên đổ thật đầy ấm? (2đ)
2/Vì sao bánh xe đạp khi để ngoài nắng thường bị nổ vỏ hơn khi để trong mát? (2đ)
3/ Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng , cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ nầy có đặc điểm gì?
4/ Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên (2đ)
 .(1).. ..(2) Thể rắn
Thể lỏng 
Thể khí
 (3) (4)
5/ Tại sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? (2đ)
6/ Tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô?(2đ)
7/ Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng , sau 1 thời gian nước bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng . Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?(2đ)
8/ Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm? (2đ)
9/ Khi nhiệt độ của nước đang sôi thì số chỉ của nhiệt kế là bao nhiêu? Nếu tiếp tục đun số chỉ nầy có ổn định không ? Tại sao? (2đ)
10/ Hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nòng chảy của 1 chất.(3đ)
 a)Chất đó nóng chảy ở bao nhiêu độC? đó là chất gì?
 b)Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó từ đầu đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 ?
 t0
 6
 4
 2
 0 
 -2 
 - 4
 0 1 2 3 4 5 6 7 (thời gian)(phút)
Hết
ĐÁP ÁN
I-TÁI HIỆN:
1/ Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng , ròng rọc.
2/ Ròng rọc động 
3/ Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
4/ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
5/ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. 
 Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ .
6/ Khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng, khinhiệt độ giảm thì thể tích giảm.
7/ Dựa vào sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
8/ Cùng chiều, nhưng độ lớn của lực nhỏ hơn.
9/Chất, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng ,gió
10/ Không ,vì giới hạn đo chỉ tới420C còn nước sôi tới 1000C
II- VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN:
1/ Giúp ta thực hiện công việc dễ dàng hơn.
2/ Giảm. Vì ta có D=m/V mà khi nở vì nhiệt thể tích tăng còn khối lượng không thay đổi nên khối lượng riêng sẽ giảm.
3/ Sự nở vì nhiệt của chất khí> lỏng > rắn.
4/ Không . Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (đông đặc)
5/ Không . Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, Gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng . 
6/ Pa lăng, VD: Dùng RRCĐ gắn trên đỉnh cột cờ để kéo cờ.
7/ Vì nhiệt độ cơ thể nhười trong khoảng 34 0Cđến 42 0C.
8/ Sự nóng chảy và sự đông đặc
9/ Để khi nắng nòng thanh ray sẽ nở dài ra không bị lực càn nên không bị cong hoặc gãy.
10/Ở nhiệt độ sôi, lúc nầy sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng và cả trong long chất lỏng .
III- VẬN DỤNG TỔNG HỢP:
1/ Ta có P=mx10= 100x10= 1000N
 Khi dùng ròng rọc động F=P/2 = 1000/2=500N
2/ Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
	Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển
	Nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ trong thí nghiệm
	Nhiệt kế Y tế để đo nhiệt độ cơ thể người
3/ a) 270C	b) 12 giờ	c) 7 giờ 	d) 12 giờ.
4/ 350C= 320F = (35x 1,80F) = 950F
5/ Nhiệt độ vẩn 1000C . Nước chuyển thành hơi nước.
6/ Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ , vì chai đậy kín nên có bao nhiệu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ do đó lượng rượu không giảm. Với chai hở miệng , quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên cạn dần.
7/ Quá trình nóng chảy: Bỏ cục nước đá vào cốc nước, đúc chuông đồng, , đốt ngọn nến.
 Không nóng chảy: đốt ngọn đèn dầu, đốt tờ giấy
8/ Thay đổi: khối lượng riêng, thể tích
 Không thay đổi: Khối lượng, trọng lượng
9/ Độ tăng thể tích của mỗi quả cầu
	Sắt: 1002,1- 1000= 2,1 cm3
	Đồng : 1002,9- 1000= 2,9 cm3
	Quả cầu đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn.
10/ Nước tăng : 1,012-1= 0,012 lít
 R ượu tăng : 1,058-1= 0,058 lít
Rượu nở vì nhi ệt nhi ều hơn nước
 IV- VẬN DỤNG SUY LUẬN:
1/ Chất lỏng nở ra cũng gây nên lực lớn. Nếu đổ nước đầy ấm, lúc sôi nước nở ra đẩy bật nắp ấm tràn ra ngoài.
2/ Khi nắng nóng không khí trong ruột xe nở căng ruột xe gây lực lớn làm nổ bánh xe.
3/ Ở nhiệt độ sôi. Nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi, ở nhiệt độ nầy chất lỏng bay hơi cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng chất lỏng .
4/ (1) Nóng chảy	(2) Bay hơi	(3) Ngưng tụ	(4) Đông đặc.
5/ Tại vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C
6/ Vì nhiệt độ nóng giúp quá trình bay hơi xảy ra nhanh hơn.
7/ Cần thời tiết nắng nóng ,như thế nước trong nước biển bay hơi nhanh còn lại lượng muối.
8/ Do nhận nhiệt vào ban ngày, ban đêm hơi nước vẩn còn bốc lên khi gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ thành nước.
9/ Vẫn 1000C nhiệt độ nầy ổn định, nếu tiếp tục đun thì nhiệt lượng cung cấp đó giúp cho quá trình bay hơi.
10/ Ở 1000C, chất đó là nước đá .
 1 phút đầu nước đá tăng từ -40C đến 00C 
 Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 Nước đá nóng chảy ở 00C 
 Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 Nhiệt độ của chất lỏng tăng dần đến 6 0C.
Hết
Trường THCS Lê Quý Đôn
Phòng GD Huyện Vĩnh Cửu
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2
VẬT LÝ 6.
 NĂM HỌC: 2006-2007
Đề:
I.Trắc nghiệm:
A.Khoanh tròn vào đáp án đúng:
 1.Các câu sau, câu nào không đúng
 a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực
 b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
 c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
 d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực
 2.Hiện tượng nào sau xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng
 a.Thể tích của chất lỏng tăng	c.Trọng lượng của chất lỏng tăng
 b. Thể tích của chất lỏng giảm	d.Khối lượng của chất lỏng tăng
 3.Mỗi độ trong bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut
 a. nhiệt giai Farenhai	c. nhiệt giai Kenvin
 b. nhiệt kế thủy ngân	d. nhiệt kế rượu
 4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng:
 a. Khí ôxi, sắt, rượu.	b. Rượu, khí ôxi, sắt
 c. Khí ôxi, rượu, sắt	d. Rượu, sắt, khí ôxi
B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1.Nhiệt kế y tế dùng để đoNhiệt kế rượu dùng để đo...
2.Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật,còn khối lượng riêng của vật .
C.Câu ghép đôi
1.Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng 
A.tự động đóng ngắt mạch điện
2.Băng kép dùng để
B.là 1 thang nhiệt độ
3.Nhiệt giai 
C.đo nhiệt độ
4.Nhiệt kế dùng để
D.thì phồng lên
 D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai
 1. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại 	 Đ S
 2.Chất rắn nóng lên hay lạnh đi đều co lại 	 Đ S
 3. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
 4. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên Đ S
II.Tự luận:
1.Hãy tính xem 500C bằng bao nhiêu 0F ?
2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh của nhiệt kế 1 có tiết diện lớn hơn ống thuỷ tinh của nhiệt kế 2. Khi đặt 2 nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
3.Một bình cầu cổ dài đựng nước, úp miệng xuống cái chậu như hình vẽ. Nếu nhiệt độ thay đổi, mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào theo nhiệt độ ?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2
VẬT LÝ 6.( 2006-2007)
I.Trắc nghiệm:
A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: (1 điểm)
1. b	2. a	3.c	4.c	
B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)
1. nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ khí quyển
2. tăng, giảm
C.Câu ghép đôi: (1 điểm)
1-D	2-A	3-B	4-C
D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: (1 điểm)
1- Đ	2- S	3-Đ	4-Đ
II.Tự luận:
500C = 00C + 500C = 320F + 50*1.80F = 1220F (2 điểm)
Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. (2 điểm)
*Nhiệt độ tăng: không khí trong bình nở ra, đẩy mực nước xuống 
*Nhiệt độ giảm: không khí trong bình co lại, mực nước sẽ dâng lên trong bình. (2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docsu nong chay va su dong dac(1).doc