Môtip: Chiến tranh giữa những người cầu hôn (truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh)

Môtip: Chiến tranh giữa những người cầu hôn (truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh)

Trong loại hình thần thoại và sử thi thế giới thường xuất hiện một môtíp khá quen thuộc – môtíp “chiến tranh giữa những người cầu hôn”. Trong truyện dân gian Việt Nam, môtíp này cũng xuất hiện với mật độ đậm đặc, tiêu biểu là truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh của người Việt và các dân tộc thiểu số. Người Mường ở Hà Tây và Phú Thọ kể chuyện “vua Hùng kén rể” về cơ bản giống truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh của người Việt. Hai chàng trai – hai thần nhân đến cầu hôn Ngọc Hoa công chúa đều tài giỏi và có nhiều phép thuật. Sơn Tinh (núi) – Thủy Tinh (nước) được đặt trong thế đối lập nhau để tăng thêm hiệu quả phô diễn của hình tượng Sơn Tinh trong mối tương quan với Thuỷ Tinh trước sự kiện “Vua Hùng kén rể”. Hai chàng trai cầu hôn đã tranh tài quyết liệt để giành người đẹp. Trong thần thoại Hy Lạp, cuộc “chiến tranh thành Tơ - roa” cũng bắt nguồn từ việc tranh giành nàng Hêlen xinh đẹp. Truyện Thạch Sanh của người Việt cũng sử dụng môtíp quen thuộc này, nhưng ở truyện Thạch Sanh cuộc chiến tranh để cướp công chúa Quỳnh Nga chỉ là phụ mà mục đích chính là các hoàng tử của mười tám nước láng giềng muốn trừng trị Thạch Sanh. Trong truyện vua Hùng kén rể của người Mường, cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai vị thần: thần núi – thần nước được kể rất chi tiết cụ thể, hấp dẫn.

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Môtip: Chiến tranh giữa những người cầu hôn (truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môtip : Chiến tranh giữa những người cầu hôn
Trong loại hình thần thoại và sử thi thế giới thường xuất hiện một môtíp khá quen thuộc – môtíp “chiến tranh giữa những người cầu hôn”. Trong truyện dân gian Việt Nam, môtíp này cũng xuất hiện với mật độ đậm đặc, tiêu biểu là truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh của người Việt và các dân tộc thiểu số. Người Mường ở Hà Tây và Phú Thọ kể chuyện “vua Hùng kén rể” về cơ bản giống truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh của người Việt. Hai chàng trai – hai thần nhân đến cầu hôn Ngọc Hoa công chúa đều tài giỏi và có nhiều phép thuật. Sơn Tinh (núi) – Thủy Tinh (nước) được đặt trong thế đối lập nhau để tăng thêm hiệu quả phô diễn của hình tượng Sơn Tinh trong mối tương quan với Thuỷ Tinh trước sự kiện “Vua Hùng kén rể”. Hai chàng trai cầu hôn đã tranh tài quyết liệt để giành người đẹp. Trong thần thoại Hy Lạp, cuộc “chiến tranh thành Tơ - roa” cũng bắt nguồn từ việc tranh giành nàng Hêlen xinh đẹp. Truyện Thạch Sanh của người Việt cũng sử dụng môtíp quen thuộc này, nhưng ở truyện Thạch Sanh cuộc chiến tranh để cướp công chúa Quỳnh Nga chỉ là phụ mà mục đích chính là các hoàng tử của mười tám nước láng giềng muốn trừng trị Thạch Sanh. Trong truyện vua Hùng kén rể của người Mường, cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai vị thần: thần núi – thần nước được kể rất chi tiết cụ thể, hấp dẫn. Thuỷ Tinh vì không lấy được công chúa mà đánh ghen làm hại đến sinh linh. Như vậy, chiến tranh xảy ra để giành người đẹp vì đằng sau người đẹp là đất đai, con người, là sự chiến thắng hay thất bại trước thiên nhiên hung bạo Có lẽ đây mới chính là mục đích mang tính chất thời đại và lịch sử rộng lớn của tất cả cuộc chiến tranh này. Vì thực chất đằng sau công chúa Ngọc Hoa xinh đẹp kia là sự tranh chấp đất đai của những bộ tộc miền núi và miền sông nước để mở rộng địa bàn cư trú và sản xuất, là sự chiến thắng thiên nhiên hoang sơ và hung dữ, đặc biệt là nạn lũ lụt luôn đe doạ con người. “Cuộc chiến giữa những kẻ cầu hôn” thực ra chỉ là lí do bề nổi, hình thức bề ngoài. Thực chất của vấn đề này là cuộc xâm lược và chống xâm lược giữa các (cộng đồng) bộ lạc. Truyện “Vua Hùng kén rể” của tộc người Mường có môtip “công chúa kén chồng bằng thi tài” – chúng tôi nhận thấy đây chính là một môtip khá phổ biến trong truyện kể của các nước. “Vua Hùng kén rể” là một truyện kể có cốt truyện khá độc đáo. Trong Truyền thuyết Hùng Vương do Nguyễn Khắc Xương biên soạn (chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phúc xuất bản năm 1971) đã giới thiệu: “không phải là ở cuộc thi tài mà là ở cuộc đánh nhau để tranh giành công chúa”. Như vậy, bên cạnh môtip “thi tài của các chàng trai để lấy công chúa, còn có môtip “đánh nhau để giành người đẹp”. Trong xã hội cổ sơ, đàn bà con gái là một trong những nguyên nhân chủ yếu của những cuộc chiến tranh. ở đây chúng tôi nhất trí với ý kiến của tác giả Nguyễn Tấn Đắc về cách hiểu này, trong xã hội cổ, những cuộc đánh nhau vì đàn bà thường được khoác cho tầm vóc của những cuộc chiến tranh lớn lao và có ý nghĩa trọng đại. Trong những xã hội càng cổ, khi chưa có những cuộc chiến tranh vì lãnh thổ và quyền lực (như ở Tây Nguyên và ở người Kachin - Miến Điện) thì mục tiêu của các cuộc đấu tranh chủ yếu là để cướp đoạt, mà đàn bà con gái có khi trở thành mục tiêu thứ nhất (Đọc lại truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh – Tạp chí văn hoá dân gian, số 3+4 (trang 51), Hà Nội 1989). Truyện “Vua Hùng kén rể” của người Mường (Phú Thọ) tuy ngắn gọn nhưng ít nhiều vẫn mang dáng dấp của một cuộc chiến tranh đàn bà trong xã hội cổ. Lẽ dĩ nhiên, đã có xâm lấn, cướp đoạt thì phải có chống cướp đoạt, xâm lấn, chống thôn tính. Cuộc chiến giữa hai chàng trai đến cầu hôn công chúa không chỉ là giành người đẹp mà sau đó còn là quyền lực nữa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh lịch sử xâm lấn đất đai của các bộ tộc vùng cao đối với các bộ tộc vùng thấp để mở rộng địa bàn cư trú và sản xuất: “Thuỷ Tinh không hề lùi bước và hàng năm vẫn dâng nước để báo thù, còn Thua Phán rời vùng Yên Bái chật chội, cũng không về Phong Châu để trở thành Hùng Vương thứ 19, mà về hẳn Cổ Loa, thuộc đất đồng bằng, ở đó có đủ mọi thứ để chinh phục, khai thác đồng bằng sông Hồng rộng lớn, niềm mong ước lâu nay của ông (Bùi Thiết – “Có một hướng giải mã truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”. Tạp chí văn hoá, Hà Nội 1992 – số 2, trang 24). Môtip “chiến tranh giữa những người cầu hôn” cùng với những môtip đã trình bày ở trên giúp cho hành trạng, chiến công của Sơn Tinh được rõ ràng, sinh động hơn. các môtip này sử dụng những chi tiết đơn giản, những sự kiện ngắn gọn tạo nên một hệ thống cốt truyện chặt chẽ.
Môtip này được chúng tôi sơ đồ hoá như sau:
 Vua Hùng Duệ Vương kén rể hiền tài.
 (công chúa Ngọc Hoa kén chồng)
Sơn Tinh cầu hôn	 Thuỷ Tinh cầu hôn
 Thách cưới
 Nhanh Lễ vật Chậm
(lấy được công chúa) (mất công chúa) 	 
Đưa vợ về núi Đánh nhau Thuỷ Tinh đuổi theo
Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh thua	
Cùng vợ sống hạnh phúc	 Đánh nhau	 Báo thù 
 (Dạy dân làm ăn)	 	 (Thua, hàng năm gây lũ lụt)
Từ những môtip đã phân tích ở trên, chúng tôi đi đến những nhận xét về nhân vật Sơn Tinh với vai trò của người anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu lieu Chien tranh giua nhung nguoi cau honSon tinhThuy Tinh.doc