Hoạt động ngoài giờ Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Lan

Hoạt động ngoài giờ Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Lan

A. Yêu cầu:

Giúp học sinh :

- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.

- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước .

- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.Rèn luyện các kĩ năng viết, vẽ.

B.Nội dung và hình thức hoạt động :

I.Nội dung :

Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm,tranh vẽ. ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương , đất nước .

II. Hình thức

- Thi vẽ, viết theo chủ đề trên.

- Trưng bày, giới thiệu những sáng tác của cá nhân, nhóm, tổ theo chủ đề hoạt động

C. Chuẩn bị hoạt động :

I. Phương tiện hoạt động :

- Giấy bút, mực vẽ.

- Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.

- Phần thưởng cho những cá nhân,tổ đạt được điểm cao cho tác phẩm của mình.

 

doc 13 trang Người đăng vanady Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động ngoài giờ Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố Sau mỗi câu hỏi, câu đố, đội nào cắm cờ báo hiệu sớm nhất sẽ trả lời trước, ban giám khảo rung chuông báo giờ. Nếu đội đó trả lời không đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên.
- Ban giám khảo công bố điểm cong khai sau khi đã nêu đáp án. Người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng số điểm từng đội.
- Đối với câu khó có thể nhờ cố vấn giải đáp
- Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Cùng với ban giám khảo và ban cố vấn người dẫn chương trình phối hợp nhịp nhàng để giớ sinh hoạt sinh động hấp dẫn.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưởng cho cá nhân và tập thể được giải.
E.Kết thúc hoạt động 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
thi viết, vẽ, ca ngợi công ơn
 của đảng và vẻ đẹp quê hương em
A. Yêu cầu:
Giúp học sinh :
- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.
- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước .
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.Rèn luyện các kĩ năng viết, vẽ.
B.Nội dung và hình thức hoạt động :
I.Nội dung :
Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm,tranh vẽ.. ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương , đất nước .
II. Hình thức 
- Thi vẽ, viết theo chủ đề trên.
- Trưng bày, giới thiệu những sáng tác của cá nhân, nhóm, tổ theo chủ đề hoạt động 
C. Chuẩn bị hoạt động :
I. Phương tiện hoạt động :
- Giấy bút, mực vẽ..
- Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.
- Phần thưởng cho những cá nhân,tổ đạt được điểm cao cho tác phẩm của mình.
II. Tổ chức :
- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề và yêu cầu cuộc thi viết theo chủ đề trên và yêu cầu:
+ Mỗi tổ Chuẩn bị tác phẩm dự thi của miònh gồm một sáng tác viết và một sáng tác vẽ kèm theo lời bình.
+Khuyến khích mỗi cá nhân có thể gửi sáng tác của mình để dự thi
- Thống nhất thời gian và kế hoạch tiến hành hoạt động 
- Mời các cố vấn là các giáo viên làm ban giám khảo 
D.Tiến hành hoạt động
I.Khởi động:
II. Thi trưng bày sáng tác
- Các tổ về vị trí đã được phân công.
- Theo hiệu lệnh của người dẫn chương trình các tổ trưng bày thời gian là 5 phút
- Ban giám khảo lần lượt chấm và côpng bố điểm sau đó nhận xét, đánh giá.
- III. Thể hiện tác phẩm
- Các tổ trình bày sáng tác của mình
- Ban giám khảo nhận xét và cho điểm
- Ban giám khảo công bố điểm và giải thưởng.
- Trao phần thưởng.
E. Kết thúc hoạt động 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
biểu diễn văn nghệ mừng đảng, mừng xuân
A. Yêu cầu:
Giúp học sinh :
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương , đất nước và mùa xuân của dân tộc.
- Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước.
- Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ ; tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống 
 B. Nội dung và hình thức hoạt động :
I. Nội dung :
- Các bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương , đất nước và mùa xuân.
II,Hình thức hoạt động :
- Các cá nhân, tổ biểu diễn các tiết mục đã được đăng kí và chọn lọc.
C.Chuẩn bị hoạt động :
I.Phương tiện hoạt động :
- Lựa chọn các bài hát, bài thơ liên quan đén chủ đề.
- Các tiết mục tự biên, tự diễn.
- Các nhạc cụ đơn giản.
- Các phương tiện dùng để trang trí
II.tổ chức :
- giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung , hình thức hoạt động , yêu cầu cả lớp tham gia.
- Yêu cầu các tổ, nhóm, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch luyện tập.
- Thành lập ban tổ chức và điều hành, xây dựng chương trình biểu diễn. Cử người dẫn chương trình .
- Dự kiến mời đại biểu.
- Chuẩn bị hoa và phần thưởng.
D. Tiến hành hoạt động :
I. Khởi động:
- Hát tập thể
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình biểu diễn
II.Biểu diễn văn nghệ :
- Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm, tổ lên trình diễn tiết mục đã đăng kí.
- Sau mỗi tiết mục cả lớp vỗ tay động viên
E. Kết thúc hoạt động :
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
giao lưu với đảng viên ưu tú của trường
hoặc của địa phương
A. Yêu cầu giáo dục :
 Giúp học sinh :
- Hiểu biết cơ bản về chi bộ và các Đảng viên ưu tú của chi bộ và các Đảng viên ưu tú của Đảng bộ.
Tôn trọng, tin tưởng tự hàovề chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng địa phương, tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Học tập và rèn luyện theo gương Đảng viên ưu tú.
B. nội dung và hình thức hoạt động :
I. Nội dung :
- Tìm hiểu công tác Đảng của trường và của địa phương, hiểu nhiệm vụ của chi bộ ,của đảng viên 
-Truyền thống cuả chi bộ nhà trường, của cơ sở địa phương.
- Các tấm gương đảng viên tốt của trường hoặc của địa phươngI B	`
II. Hình thức hoạt động :
- Giao lưu và vui văn nghệ 
C. Chuẩn bị hoạt động :
I. Phương tiện hoạt động :
- Các câu hỏi cần tìm hiểu về người đảng viên, về chi bộ nhà trường hoặc của địa phương.
- Một số tiết mục văn nghệ về Đảng, quê hương , nhà trường.
II. Tổ chức :
giáo viên chủ nhiệm :
- Liên hệ với chi bộ nhà trừng và địa phương để mời caqcs đảng viên ưu tú về tham gia giao lưu cùng lớp.
- Nêu nội dung hoạt động giao lưu, cả lớp tham gia, thống nhất kế hoạch và thời gian .
- Hội ý với cán bộ lớp, với ban chỉ huy chi đội để thống nhất và yêu cầu và hình thức giao lưu, phân công các công việc Chuẩn bị như:
+ Xây dựng chương trình giao lưu.
+ Cử người dẫn chương trình 
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ .
+ Chuẩn bị hoa , quà.
- Học sinh cả lớp chuẩn bị các câu hỏi giao lưu.
D. Tiến hành:
I.Khởi động;
II. Giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, các đại biểu đảng viên trả lời.
- Học sinh có thể nêu câu hỏi trực tiếp với đại biểu đảng viên.
- Các đại biểu đảng viên trả lời các câu hỏi, kể chuyện, giải thích các câu hỏi của học sinh.
III.Văn nghệ 
- Lớp cùng các đảng viên tham gia các tiết mục văn nghệ mừng đảng, mừng xuân, quê hương đất nước , tạo không khí vui vẻ đoàn kết.
E. Kết thúc hoạt động .
Chủ điểm:
tiến bước lên đoàn
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tiến lên đoàn viên
A.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh :
- Nhận thức được mục đích, lí tưởng của đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên hiện nay.
- Tự hào và tin tưởng ở tổ chức đoàn.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của đoàn.
B.Nội dung và hình thức hoạt động :
I. Nội dung :
- Học sinh phát biểu ý kiến của mình về mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ của đoàn, vai trò nhiệm vụ của người đoàn viên, thanh niên hiện nay, nhận thức về truyền thống vẻ vang của đoàn, ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26 -3
- Thảo luạn các vấn đề trên và rút ra được bài học bổ íchvề đạo đức, tư cách ngừi đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành người đoàn viên
II. Hình thức hoạt động :
- Tổ chức diễn đàn và thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
C.Chuẩn bị :
I. Phương tiện :
- Các tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , tổ chức Đoàn của nhà trường.
- Các bản tham luận của học sinh về từng vấn đề liên quan tới diễn đàn.
- Các tiết mục văn nghệ 
II.Tổ chức :
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm :
+ Nêu yêu cầu nội dung hoạt động và hình thức tiến hành . Mỗi học sinh đều chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Hội ý với cán bộ lớp để thống nhất chương trình , kế hoạch hoạt động và phân công chuẩn bị :
* Chuẩn bị các câu hỏi như:
Nêu ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26-3?
Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay?
Nhiệm vụ của người đoàn viên hiện nay là gì?
Bạn có muốn phấn đấu trở thành người đoàn viên không, tại sao? 
Lí tưởng của thanh niên hiện nay là gì?
Bạn hiểu gì về tổ chức đoàn ở trường ta?
Bạn học tập được những gì ở những đoàn viên tiêu biểu?
* Phân công người điều khiển chương trình .
Phân công trang trí.
* Mời đại biêủ
- Nhiệm vụ của học sinh :
+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công
+ Lớp trưởng phân công các câu hỏi cho các tổ chuẩn bị
+ Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị một số tiết mục
D.Tiến hành hoạt động :
I. Khởi động 
II.Diễn đàn và thảo luận
Người dẫn chương trình lần lượt nêu một số vấn đề hoặc câu hỏi đã chuẩn bị . học sinh lên phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm. các bạn khác bổ sung, thảo luận. Người dẫn chương trình tổng kết những ý chính.
III. Văn nghệ 
E. Kết thúc hoạt động 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
thi sáng tác về đoàn
A.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh :
- Nhận thức và cảm nhận được những biểu tựng tốt đẹp về tổ chức đoàn, về những đoàn viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của đoàn trong học tập , lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức đoàn, về phong cách tốt đẹp của người đoàn viên .
- Có kỹ năng sáng tác thơ, văn
B. Nội dung và hình thức hoạt động :
I. Nội dung ;
- Những bài thơ ,truyện ngắn tiểu phẩm ,bài viết về việc thật , những tranh ảnh học sinh sáng tác về đoàn , về thành lập đoàn 26-3.
- Những lời bình và đánh giá các sáng tác của học sinh 
II.Hình thức hoạt động : 
-Thi viết vẽ và trưng bày tác phẩm sáng tác trên của học sinh qua hình thức báo tường 
C.Chuẩn bị hoạt động 
I.Về phương tiện hoạt động 
-Giấy bút ,giấy màu ,giấy vẽ mực vẽ 
-Địa điểm trưng bày tác phẩm của các tổ 
-Phần thưởng cho các cá nhân ,tổ
II.Về tổ chức 
-Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích yêu cầu và nội dung thi sáng tác bằng hình thức thi báo tường giữa các tổ hướng về ngày thànhlập đoàn .Quy định rõ :
-Mỗi tổ xây dựng một tờ báo tường
-Mỗi cá nhân đều tham gia ,đóng góp xây dựng tờ báo của tổ 
-Thành lập ban giám khảo :lớp phó HT,và cán bộ chi đội 
-Mời cố vấn :GV Văn ,GVMĩ thuật 
-Thống nhất kế hoạch ,thời gian tiến hành 
D.Tiến hành hoạt động 
I.Khởi động 
II.Trưng bày và giới thiệu sản phẩm dự thi 
-Người dẫn chương trình (lớp phó)đè ngị các tổ mang báo tường của tổ mình len vị chí trưng bày 
-Lần lượt mời đại diện các tổ lên giới thiệu về tờ báo của tổ mình 
-Mỗi tổ có 3-5 phút để giới thiệu tờ báo của tổ mình 
-Bgk chấm 
III.Bình báo và văn nghệ 
-Người dẫn chương trình (lớp phó)đề nghị mỗi tổ chọn một bài viết hay nhất và một bừc tranh có ý nghĩa nhất để bình trước lớp 
-Bgk chấm điểm và công bố kết quả 
-Cuối cùng là tiết mục văn nghệ và trao phần thưởng 
E.Kết thúc hoạt động 
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy
vui văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn 
A.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
- Hiểu thêm nhiều bài hát bài thơ ,câu chuyện về đoàn ,lí tưởng của đoàn viên thanh niên hiện nay 
- Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về đoàn 
- Có tình cảm yêu mến Đoàn 
B.Nội dung và hình hức hoạt động 
I.Nội dung 
Những bài hát ,điệu múa, bài thơ ,tiểu phẩm ..về Đoàn
II.Hình thức hoạt động :
Chương trình biểu diễn văn n ... t nêu nội dung tham gia hội trại của lớp như: thi đấu thể thao, văn nghệ , trò chơi
- Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện những cá nhân có năng khiếu cụ thể
- Tổ chức đăng kí tham gia theo yêu cầu, hứng thú của học sinh 
Thành lập các nhóm, đội
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch tập luyện.
III. Thảo luận về hình thức dựng trại;
- Người điều khiển nêu Yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
- Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp
- Người điều khiển thống nhất mô hình chung
- Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần việc cụ thể
E, Kết thúc hoạt động 
Chủ điểm:
hoà bình và hữu nghị
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy
học sinh với các vấn đề toàn cầu
A.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
- Hiểu được một vài vấn đề hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như: tệ nạn ma tuý, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo
- Có kĩ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó
- Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc hiênh tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với những mong muấn của mọi người
B. Nội dung và hình thức hoạt động 
I.Nội dung 
- Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm
- Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng trong việc góp phần thực hiện các vấn đề đó
II.Hình thức hoạt động 
- Thi tìm hiêủ về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm
- Minh hoạ bằng một vài tiết mục văn nghệ 
C. Chuẩn bị hoạt động 
I. Phương tiện 
- Các tư liệu, sách báo, tranh ảnh, câu chuyện, số liệu hoặc bảng tính phản ánh về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm
- Giấy vẽ, bút màu.
- Một vài tiết mục văn nghệ 
II. Tổ chức 
- Giáo viên chủ nhiệm nêu Yêu cầu của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị các Phương tiện hoạt động nêu trên. Có thể thành lập những nhóm nhỏ để chuẩn bị .
- Mỗi tổ biên tập thành một tư liệu để trưng bày, giới thiệu cho cả lớp xem và cử người đại diện trình bày
- Thành lập ban giám khảo : đại diện học sinh , đại diện giáo viên bộ môn
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ 
D. Tiến hành hoạt động 
I. Thi tìm hiểu
Sau khi người điều khiển nêu lí do hoạt động , giáo viên chủ nhiệm nêu một vài vấn đề có tính chất gợi mở để học sinh bắt đầu cuộc thi
- Lần lượt từng tổ trình bày hiểu biết của mình về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm.
- Sau mỗi lần trình bày của một tổ, ban giám khảo có thể đánh giá kết quả ngay rồi cả lớp bình luận, góp ý.
- Kết thúc phần trình bày của các tổ, ban giám khảo công bố số điểm đạt được của từng tổ theo thang điểm:
+ Nêu được từ 2-3 về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm: 5 điểm 
+ Trình bày rõ ràng, khúc triết, dễ hiểu:	3 điểm
+ Có bộ sưu tập đẹp mắt:	2 điểm
	 10 điểm
- Trao phần thưởng cho tổ có điểm số cao nhất
II. Sinh hoạt văn nghệ :
- Học sinh trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo chương trình cụ thể
E.Kết thúc hoạt động 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy
bạn biết gì về unesco
A. Yêu cầu giáo dục 
Giúp học sinh : 
- Hiểu được mục đích, chức năng và tổ chức của UNESCO - tổ chức quốc tế về giáo dục , khoa học và văn hoá
- Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO
- ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế.
B. Nội dung và hình thức hoạt động 
I. Nội dung 
- Mục đích hoạt động của UNESCO
- Chức năng của UNESCO
- Cơ cấu tổ chức của UNESCO
II.Hình thức hoạt động 
- Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ
C. Chuẩn bị hoạt động 
I.Phương tiện hoạt động 
- Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO
- Phiếu câu hỏi
- Cây hoa để cài câu hỏi
- Khăn bàn, lọ hoa
II. Tổ chức 
- Giáo viên phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, sách báo, tranh ảnh nói về tổ chức UNESCO để chuẩn bị cho cuộc thi tìm hiểu
- Phối hợp với giáo viên dạy môn GDCD hoặc lịch sử để xây dựng cơ cấu của tổ chức UNESCO
- Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu.Ví dụ:
+ UNESCO được thành lập vào ngày tháng năm nào ?
+ Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này?
+ Mục đích của UNESCO là gì?
+ UNESCO có những chắc năng nào?
+ Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO ?
+ Việt Nam được kết nạp vào tổ chức UNESCO năm nào?
+ UNESCO có phải là một cơ quan của Liên hợp quốc không?
- Phân công chuẩn bị cây hoa và phiếu để ghi câu hỏi
- Cử người điều khiển chương trình , cử ban giám khảo gồm: đại diện học sinh , giáo viên bộ môn
D. Tiến hành hoạt động 
- Lớp kê theo hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với những bông hoa câu hỏi
- Người điều khiển chương trình nêu rõ Yêu cầu của cuộc thi và giới thiệu với ban giám khảo 
- Người điều khiển lần lượt giới thiệu từng tổ lên hái hoa. Người lên hái hoa phải đọc to câu hỏi để cả lớp phải biết và trả lời phải rõ ràng. ban giám khảo theo dõi ,nhận xét đánh giá,cho điểm. Nếu không trả lời được có thể mời bạn khác trong tổ trả lời thay những sẽ bị trừ điểm theo quy định của ban giám khảo .
- Khi đại diện của các tổ đã trả lời xong, ban giám khảo công bố điểm của từng tổ, động viên các tổ có điểm số thấp để trả lời tốt hơn. Người điều khiển tiếp tục mời các tổ lên hái hoa. Chú ý gọi đều số lượng các tổ
- Xen kẽ là những bài hát, câu chuyện, bài thơ ca ngơựi hoà bình, phản đối chiến tranh.
- Sau cùng ban giám khảo tổng kết cuộc thi, công bố điểm của từng tổ
- Người điều khiển đại diện ban giám khảo nêu tóm tắt những nội dung chính về tổ chức UNESCO để toàn thể học sinh nắm chắc hơn.
E. Kết thúc hoạt động 
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy
30 - 4 ngày lịch sử đáng nhớ
A. Yêu cầu giáo dục 
Giúp học sinh : 
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
- Rèn luyện các kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Tự hào phấn khởi, tích cức tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4
B. Nội dung và hình thức hoạt động 
I. Nội dung 
- Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-4
- Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30 - 4 -1975.
II. Hình thức hoạt động 
- Phát biểu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30-4
- Biểu diễn chương trình văn nghệ 
C. Chuẩn bị hoạt động 
I. Phương tiện hoạt động 
- Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh nói về ngày 30-4
- Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4
- Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành chương trình biểu diễn
II. Tổ chức 
- Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4 trên cơ sở các tài liệu mà các em thu thập được
- Mỗi tổ chuẩn bị từ 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau như: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm sau đó đăng ký để cán bộ lớp tập hợp, sắp xếp thành chương trình biểu diễn
- Cử người điều khiển, phân công trang trí lớp
D. Tiến hành hoạt động 
I. Phát biểu cảm tưởng 
 Người điều khiển chương trình mời giáo viên chủ nhiệm nêu tóm tắt ý nghĩa của ngày 30-4. Một đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30-4 
II. Biểu diễn văn nghệ 
Theo thứ tự, người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn
Nếu có cựu chiến binh tham gia có thể mời phát biểu tham gia hoạt động cùng lớp.
- Kết thúc phần biểu diễn văn nghệ là bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng"
E. Kết thúc hoạt động 
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về kết quả đạt được sau buổi sinh hoạt.
Tuần 
Ngày soạn:
Ngày dạy
hội vui học tập
A. Yêu cầu giáo dục 
Giúp học sinh : 
- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm học tập; củng cố kiến thức các môn đã học để dành kết quả cao nhất trong kì thi cuối năm.
- Có phương pháp học tập thích hợp, có kỹ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể.
- Có động cơ học tập đúng đắn, thái độ chăm chỉ , tích cực học tập và rèn luyện.
B. Nội dung và hình thức hoạt động 
I. Nội dung 
- Kiến thức các môn học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho kì thi cuối năm học
- Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học vững chắc hơn
II. Hình thức hoạt động 
- Thi tiếp sức đồng đội
- Vui văn nghệ 
C. Chuẩn bị hoạt động 
I. Phương tiện hoạt động 
- Hệ thống các câu hỏi ôn tập của một vài môn học do lớp lựa chọn
- Khăn bàn , lọ hoa
- Phần thưởng/.
II. Tổ chức 
- Cán bộ lớp bàn bạc và quyết định lựa chọn một vài môn học mà lớp mình còn yếu để tập trung ôn tập; xin ý kiến giáo viên chủ nhiệm và đề nghị có sự phối hợp với giáo viên các bộ môn đó.
- Giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ, đề nghị các giáo viên bộ môn đã được chọn giúp lớp xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập và những nội dung cần ghi nhớ nhất cũng như đáp án của những câu hỏi đó.
- Phổ biến nội dung ôn tập cho học sinh để các em chuẩn bị tốt cho cuộc thi
- Cán sự của những môn học này giúp giải quyết những thắc mắc của các bạn.
- Thành lập ban giám khảo gồm: Lớp phó học tập ( trưởng ban), một cán sự môn học trong số những môn đã chọn, một đại diện học sinh làm thư kí.
- Cử người mời giáo viên bộ môn của các môn học đã chọn cùng tham dự với tư cách là người cố vấn.
- Chuẩn bị phần thưởng.
- Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế.
D. Tiến hành hoạt động 
I. Khởi động 
II. Tổ chức hội thi
-Ban giám khảo điều hành cuộc thi tiếp sức với trình tự như sau: 
+ Phổ biến cách thi và những quy định của cuộc thi :
* Cách thi: Mỗi tổ cử một đội thi gồm 3 người. Các đội thi ngồi vào vị trí theo quy định của ban giám khảo .Trưởng ban giám khảo bóc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội thi chuẩn bị trong 2 phút. Đội nào giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời đầu tiên. Khi đại diện của tổ trả lời, các thành viên còn lại chú ý nghe để kịp thời tiếp sức bạn trả lời nhanh và đầy đủ , đúng với đáp án. Nếu đội nào chậm và trả lời không lưu loát, ban giám khảo có thể quyết định cho dừng lại, coi như đội đó không được điểm và đội khác có quyền tả lời thay. Cứ như vậy cho đến khi hết thời gian hoạt động . Thư ký ghi điểm cho từng đội.
* Quy định cho cuộc thi: Các đội phải trả lời theo đúng đáp án, nhanh và lưu loát. Trả lời đúng đáp án được 10 điểm. Nếu trả lời còn thiếu thì tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm, thời gian quy định cho việc trả lời câu hỏi là do ban giám khảo quyết định.
+ Ban giám khảo điều khiển cuộc thi theo đúng trình tự như cách thi đã nêu ở trên.
+ Công bố kết quả và trao giải thưởng.
- Sau phần thi các đội là chương trình văn nghệ với một vài tiết mục đã được chuẩn bị. 
E. Kết thúc hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat_dong_ngoai_gio_Lop_8.doc