Giáo trình Cơ khí đại cương - Chương 3: Kỹ thuật đúc

Giáo trình Cơ khí đại cương - Chương 3: Kỹ thuật đúc

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT ĐÚC

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG

3.1.1. THỰC CHẤT

Đúc là phương pháp chế tạo chi tiết bằng cách nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn có hình

dạng nhất định, sau khi kim loại hoá rắn trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như

khuôn đúc. Nếu vật phẩm đúc đưa ra dùng ngay gọi là chi tiết đúc, còn nếu vật phẩm đúc phải qua gia

công cắt gọt để nâng cao độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt gọi là phôi đúc.

Đúc có những phương pháp sau: đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc dưới áp lực,

đúc li tâm, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc trong khuôn vỏ mỏng, đúc liên tục v.v. nhưng phổ biến

nhất là đúc trong khuôn cát.

3.1.2. ĐẶC ĐIỂM

- Đúc có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau: Thép, gang, hợp kim màu v.v. có khối

lượng từ một vài gam đến hàng trăm tấn.

- Chế tạo được vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ

v.v.mà các phương pháp khác chế tạo khó khăn hoặc không chế tạo được.

- Độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ bóng không cao (có thể đạt cao nếu đúc đặc biệt

như đúc áp lực).

- Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc.

- Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất tương đối

cao. Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá.

pdf 11 trang Người đăng thu10 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ khí đại cương - Chương 3: Kỹ thuật đúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
15
CHƯƠNG 3 
KỸ THUẬT ĐÚC 
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG 
3.1.1. THỰC CHẤT 
Đúc là phương pháp chế tạo chi tiết bằng cách nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn có hình 
dạng nhất định, sau khi kim loại hoá rắn trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như 
khuôn đúc. Nếu vật phẩm đúc đưa ra dùng ngay gọi là chi tiết đúc, còn nếu vật phẩm đúc phải qua gia 
công cắt gọt để nâng cao độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt gọi là phôi đúc. 
Đúc có những phương pháp sau: đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc dưới áp lực, 
đúc li tâm, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc trong khuôn vỏ mỏng, đúc liên tục v.v... nhưng phổ biến 
nhất là đúc trong khuôn cát. 
3.1.2. ĐẶC ĐIỂM 
- Đúc có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau: Thép, gang, hợp kim màu v.v... có khối 
lượng từ một vài gam đến hàng trăm tấn. 
- Chế tạo được vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ 
v.v...mà các phương pháp khác chế tạo khó khăn hoặc không chế tạo được. 
- Độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ bóng không cao (có thể đạt cao nếu đúc đặc biệt 
như đúc áp lực). 
- Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc. 
- Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất tương đối 
cao. Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá. 
- Hao tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót, đậu hơi. 
- Dễ gây ra những khuyết tật như: thiếu hụt, rỗ khí, cháy cát v.v... 
- Kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc khó khăn, đòi hỏi thiết bị hiện đại. 
3.1.4. PHÂN LOẠI 
3.1.3. PHẠM VI SỬ DỤNG 
Sản xuất đúc được phát triển rất mạnh và được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công 
nghiệp. khối lượng vật đúc trung bình chiếm khoảng 40÷80% tổng khối lượng của máy móc. Trong 
ngành cơ khí khối lượng vật đúc chiếm đến 90% mà giá thành chỉ chiếm 20÷25%. 
KỸ THUẬT ĐÚC
Đúc trong khuôn cát Đúc đặc biệt 
Đúc trong 
hòm khuôn 
Đúc trên 
nền xưởng 
Đúc bằng 
dưỡng gạt
khuôn 
kim loại
Đúc áp 
lực 
Đúc ly 
tâm 
Đúc 
liên tục 
Đúc trong khuôn vỏ mỏng Đúc trong khuôn mẫu chảy
H.3.1. Sơ đồ phân loại phương pháp đúc 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
16
3.2. ĐÚC TRONG KHUÔN CÁT 
3.2.1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA PHÂN XƯỞNG ĐÚC 
3.2.2. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MỘT KHUÔN ĐÚC 
 Muốn đúc một chi tiết, trước hết phải vẽ bản vẽ vật đúc dựa trên bản vẽ chi tiết có tính đến độ 
ngót của vật liệu và lượng dư gia công cơ khí. Căn cứ theo bản vẽ vật đúc, bộ phận xưởng mộc mẫu 
chế tạo ra mẫu và hộp lõi. 
Mẫu tạo ra lòng khuôn 6 - có hình dạng bên ngoài của vật đúc. Lõi 7 được chế tạo từ hộp lõi có 
hình dáng giống hình dạng bên trong của vật đúc. Lắp lõi vào khuôn và lắp ráp khuôn ta được một 
khuôn đúc. Để dẫn kim loại lỏng vào khuôn ta phải tạo hệ thống rót 10. Rót kim loại lỏng qua hệ thống 
rót này. Sau khi kim loại hoá rắn, nguội đem phá khuôn ta được vật đúc. 
Bộ phận kỹ 
thuật 
Bộ phận mộc 
mẫu 
Chế tạo hỗn hợp 
làm khuôn 
Chế tạo hỗn hợp 
làm lõi 
Làm khuôn 
 Sấy khuôn 
 Làm lõi 
Sấy lõi 
Nấu kim loại 
Lắp ráp khuôn và 
rót kim loại 
Phá khuôn lấy 
vật đúc 
Phá lõi khỏi vật 
đúc 
Làm sạch vật 
đúc 
Kiểm tra chất 
lượng sản phẩm
H.3.2. Các bộ phận chính của xưởng đúc 
1 
2
3 
4 
5 6 7 8 9
1011 
1- Hòm khuôn trên 
2- Chốt định vị 
3- Mặt phân khuôn 
4- Cát khuôn 
5- Xương khuôn 
6- Lòng khuôn 
7- Lõi 
8- Rãnh thoát khí 
9- Hòm khuôn dưới 
10- Hệ thống rót 
11- Đậu hơi (hoặc đậu ngót) 
H.3.3. Các bộ phận chính của một khuôn đúc cát
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
17
Lòng khuôn 6 phù hợp với hình dáng vật đúc, kim loại lỏng được rót vào khuôn qua hệ thống 
rót. Bộ phận 11 để dẫn hơi từ lòng khuôn ra ngoài gọi là đậu hơi đồng thời còn làm nhiệm vụ bổ sung 
kim loại cho vật đúc khi hoá rắn còn gọi là đậu ngót. Hòm khuôn trên 1, hòm khuôn dưới 9 để làm nửa 
khuôn trên và dưới. Để lắp 2 nửa khuôn chính xác ta dùng chốt định vị 2. Vật liệu trong khuôn 4 gọi là 
hỗn hợp làm khuôn (cát khuôn). Để nâng cao độ bền của hỗn hợp làm khuôn trong khuôn ta dùng 
những xương 5. Để tăng tính thoát khí cho khuôn ta tiến hành xiên các lỗ thoát khí 8. 
3.2.3. CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM KHUÔN VÀ LÀM LÕI 
a/ Cát: Thành phần chủ yếu là SiO2, còn có tạp chất Al2O3, CaCO3, Fe2O3...Cát được chọn theo hình 
dáng hạt như cát núi, cát sông... Cát sông hạt tròn đều, cát núi hạt sắc cạnh. Người ta xác định độ hạt 
của cát theo kích thước lỗ rây. 
b/ Đất sét: Thành phần chủ yếu là cao lanh mAl2O3, nSiO2, qH2O, ngoài ra còn có tạp chất: CaCO3, 
Fe2O3, Na2CO3. Đất sét có đặc điểm: dẻo, dính khi có lượng nước thích hợp, khi sấy thì độ bền tăng 
nhưng dòn, dễ vỡ, không bị cháy khi rót kim loại vào. 
- Đất sét thường hay cao lanh có sẵn trong tự nhiên. Thành phần chủ yếu là Al2O3.2SiO2.2H2O, 
loại này để làm khuôn đúc thường, có màu trắng, khả năng hút nước kém, tính dẻo và dính kém, bị co 
ít khi sấy. Nhiệt độ nóng chảy cao (1750÷17850C). 
- Đất sét bentônit (I ) thành phần chủ yếu là: Al2O3.4SiO2.H2O. Nó là đất sét trắng có tính dẻo 
dính lớn, khả năng hút nước và trương nở lớn, bị co nhiều khi sấy, hạt rất mịn, nhiệt độ chảy thấp 
(1250÷13000C). Do núi lửa sinh ra lâu ngày biến thành. Loại này để làm khuôn quan trọng cần độ dẻo, 
bền cao. 
c/ Chất kết dính: là những chất đưa vào hỗn hợp làm khuôn, lõi để tăng tính dẻo của hỗn hợp. Những 
chất dính kết thường dùng: 
- Dầu: dầu lanh, dầu bông, dầu trẩu... đem trộn với cát và sấy ở t0 = 200 ÷ 2500C , dầu sẽ bị ôxy 
hoá và tạo thành màng ôxýt hữu cơ bao quanh các hạt cát làm chúng dính kết chắc với nhau. 
- Nước đường (mật): dùng để làm khuôn, lõi khi đúc thép. Loại này bị sấy bề mặt khuôn sẽ bền 
nhưng bên trong rất dẻo nên vẫn đảm bảo độ thoát khí và tính lún tốt. Khi rót kim loại nó bị cháy, do 
đó tăng tính xốp, tính lún, thoát khí và dễ phá khuôn nhưng hút ẩm nên sấy xong phải dùng ngay. 
- Các chất dính kết hoá cứng: Nhựa thông, ximăng, hắc ín, nhựa đường. Khi sấy chúng chảy 
lỏng ra và bao quanh các hạt cát. 
- Nước thuỷ tinh: chính là các loại dung dịch silicat Na2O.nSiO2.mH2O hoặc K2O.nSiO2.mH2O 
sấy ở 200÷2500C, nó tự phân huỷ thành nSiO2.(m-p)H2O là loại keo rất dính. Khi thổi CO2 vào khuôn 
đã làm xong, nước thuỷ tinh tự phân huỷ thành chất keo trên, hỗn hợp sẽ cứng lại sau 15÷30 phút. 
d/ Chất phụ gia: Trong hỗn hợp thường cho thêm mùn cưa, rơm vụn, phân trâu bò khô, bột than... Khi 
rót kim loại lỏng vào khuôn, những chất này cháy để lại trong khuôn những lỗ rỗng làm tăng tính xốp, 
thông khí, tính lún cho khuôn lõi. 
3.2.4. HỖN HỢP LÀM KHUÔN 
a/ Cát áo: Dùng để phủ sát mẫu khi chế tạo khuôn nén cần có độ bền, dẻo cao, đồng thời nó 
trực tiếp tiếp xúc với kim loại lỏng nên cần phải có độ chịu nhiệt cao, độ hạt cần nhỏ hơn để bề mặt 
đúc nhẵn bóng, thông thường cát áo làm bằng vật liệu mới, nó chiếm khoảng 10÷15% tổng lượng cát. 
b/ Cát đệm: Dùng để đệm cho phần khuôn còn lại, không trực tiếp tiếp xúc với kim loại lỏng 
nên tính chịu nhiệt, độ bền không cần cao, nhưng phải có tính thông khí tốt chiếm 85÷90% lượng cát. 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
18
3.2.5. BỘ MẪU VÀ HỘP LÕI 
Bộ mẫu là công cụ chính dùng tạo hình khuôn đúc. Bộ mẫu bao gồm : Mẫu, tấm mẫu, mẫu của 
hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót.Tấm mẫu để kẹp mẫu khi làm khuôn, dưỡng để kiểm tra. 
a/ Yêu cầu đối với vật liệu làm bộ mẫu và hộp lõi 
- Bảo đảm độ bóng, chính xác khi gia công cắt gọt. 
- Cần bền, cứng, nhẹ, không bị co, trương, nứt, công vênh trong khi làm việc. 
- Chịu được tác dụng cơ, hoá của hỗn hợp làm khuôn, ít bị mòn, không bị rỉ và ăn mòn hoá học. 
b/ Các loại vật liệu làm mẫu và hộp lõi 
Gỗ: ưu điểm là rẻ, nhẹ, dễ gia công, nhưng có nhược điểm là độ bền, cứng kém; dễ trương, nứt, 
cong vênh nên gỗ chỉ dùng trong sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, trung bình và làm mẫu lớn. Thường 
dùng các loại sau: gỗ lim, gụ, sến, mỡ, dẻ, thông, bồ đề, v.v... 
Kim loại: có độ bền, cứng, độ nhẵn bóng, độ chính xác bề mặt cao, không bị thấm nước, ít bị 
cong vênh, thời gian sử dụng lâu hơn, nhưng kim loại đắt khó gia công nên chỉ sử dụng trong sản xuất 
hàng khối và hàng loạt. Thường dùng: hợp kim nhôm, gang xám, hợp kim đồng. 
Thạch cao: Bền hơn gỗ (làm được 1000 lần) nhẹ, dễ chế tạo, dễ cắt gọt. Nhưng giòn, dễ vỡ, dễ 
thấm nước. Nên làm những mẫu nhỏ khi làm bằng tay, tiện lợi khi làm mẫu ghép và dùng trong đúc đồ 
mỹ nghệ (vì dễ sửa). 
Ximăng: Bền, cứng hơn thạch cao, chịu va chạm tốt, rẻ, dễ chế tạo, nhưng nặng tuy không hút 
nước, khó gọt, sửa nên chỉ dùng làm những mẫu, lõi phức tạp, mẫu lớn. 
3.2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM KHUÔN BẰNG CÁT 
Trong sản xuất đúc, khuôn đúc đóng một vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết 
định chất lượng vật đúc. Thường có tới 50 đến 60% phế phẩm là do khuôn đúc gây ra. Vì vậy phải 
tuân thủ quy trình công nhgệ làm khuôn chặt chẽ. 
 Khuôn đúc có 3 loại: khuôn dùng một lần, khuôn bán vĩnh cữu làm bằng vật liệu chịu nóng đưa 
sấy ở 600÷7000C, sau khi lấy vật đúc đem sửa chữa rồi dùng lại được một số lần (50÷200 lần). Khuôn 
vĩnh cữu làm bằng kim loại dùng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối. 
a/ Làm khuôn trong 2 hòm khuôn với mẫu nguyên 
H.3.4. Làm khuôn trong 2 hòm khuônc/ d/ 
a/ b/
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
19
Làm nửa khuôn dưới: Đặt mẫu lên tấm mẫu, đặt hòm khuôn lên tấm mẫu, đổ cát áo xung 
quanh mẫu, đổ cát đệm, dầm chặt lần thứ nhất, đổ tiếp cát đệm rồi dầm chặt, là phẳng, xăm khí (a). 
Làm nửa khuôn trên: Quay nửa khuôn dưới 1800, lấy tấm mẫu, đặt hòm khuôn trên lên, bắt 
chốt định vị, đặt mẫu đậu hơi, mẫu ống rót, mẫu rãnh lọc xĩ, đổ cát áo xung quanh mẫu và tiến hành 
làm khuôn như hòm khuôn dưới (b, c). 
Tháo lắp khuôn: Tháo chốt định vị, tháo nửa khuôn trên ra, rút bộ mẫu, khoét rãnh dẫn và cốc 
rót, sửa chữa các hư hỏng, quét sơn lên mặt phân khuôn, lắp ráp khuôn, bắt chặt cơ cấu kẹp chặt (d). 
b/ Làm khuôn trên nền xưởng (H.3.5): Làm khuôn trên nền xưởng là dùng ngay nền xưởng tạo 
khuôn dưới. Phương pháp này thích ứng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, vật đúc trung bình 
và lớn không yêu cầu bề mặt nhẵn đẹp, kích thước không cần chính xác. 
Trên nền xưởng, đào một lỗ có chiều sâu lớn hơn chiều cao của mẫu 300÷400 mm, dầm chặt 
đáy lỗ rồi đổ 1 lớp xĩ hoặc sỏi dày 150÷200 mm. Để tăng độ thoát khí, đặt hai ống nghiệm 2 dẫn khí ra 
ngoà ... ơn mắt gió 
chính 1,2÷1,5 m. Sau đó chất vật liệu vào theo từng mẽ liệu một theo thứ tự: kim loại (thép vụn, gang 
thỏi, gang vụn và fê rô) - nhiên liệu - chất trở dung cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến đầy lò. Chờ 20÷40 
phút cho vật liệu nóng rồi thổi gió vào. 
Thực chất của quá trình nấu: Quá trình ôxy hoá nhiên liệu và tạp chất để phát nhiệt và quá trình 
trao đổi nhiệt giữa khí nóng và vật liệu nấu. 
b/ Lò chõ nấu gang 
Hiện nay các xưởng đúc nhỏ đều dùng lò chõ để nấu gang. Ưu điểm cơ bản là cấu trúc rất đơn 
giản dễ chế tạo, vốn đầu tư rất ít. Nhiên liệu dễ kiếm, chỉ cần than cỡ nhỏ 20-30 mm, có thể nấu bằng 
nhiều loại than đá. Song lò chõ có năng suất thấp và thành phần hoá học của gang không ổn định. Lò 
chõ chỉ phù hợp cho các xưởng đúc nhỏ, mặt hàng đúc cỡ nhỏ (<60 kG), điều kiện cơ khí hoá thấp. 
H.3.10. Sơ đồ cấu tạo của lò đứng nấu gang 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
22
 Lò chõ thấp hơn lò đứng, không có bộ phận dập lửa lắng bụi. Thân lò chia làm 2 hoặc 3 đoạn để dễ 
dàng nâng hạ và tháo lắp. Lò chõ có 2 loại: quay nghiêng và cố định. 
Lò có các thông số kỹ thuật sau: 
- Đường kính trong của lò: 400÷500 mm. 
- Chiều cao của lò: H/D = 2÷3 là hợp lý. 
- Mắt gió: gió vào lò 110÷120 m3/m2.phút là được. 
- Trọng lượng mẻ liệu < 60 kG; tỷ lệ than/gang khoảng 20÷30%. 
3.4. ĐÚC KIM LOẠI MÀU 
3.4.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG NGHỆ ĐÚC ĐỒNG 
a/ Đặc điểm 
- Hợp kim đồng có nhiệt độ chảy thấp (10830C), tính chảy loãng cao có thể đúc được những vật 
đúc phức tạp, rõ nét và có thể phân bố nhiều vật đúc vào một hòm khuôn có chung một hệ thống rót, 
đúc được các vật mỏng. 
- Vì có độ co lớn nên đậu ngót phải lớn và đặt ở những chổ tập trung kim loại. 
- Đồng dể bị ôxy hoá, đồng thanh dể bị thiên tích nên dòng kim loại rót vào khuôn phải thấp và 
nhanh, chảy êm và liên tục nên ống rót thường hình rắn, nhiều tầng. 
b/ Vật liệu nấu: 
- Vật liệu chính: Gồm đồng đỏ kỹ thuật, đồng thanh và đồng thau, hồi liệu. 
- Hợp kim phụ: (50%Cu + 50%Al hoặc 80%Cu + 20%Mn) 
- Chất khử oxy: Dùng để hoàn nguyên oxyt kim loại trong hợp kim (90%Cu + 10%P) vì: 5Cu20 
+ 2P = 10Cu + P205; P205 tạo thành xĩ nổi lên. 
- Chất trợ dung: Dùng để kim loại lỏng khỏi 
bị oxy hoá và để tách tạp chất ra thành xỉ. Thường 
dùng: Than củi, thuỷ tinh lỏng, thạch cao, muối ăn. 
c/ Lò nấu đồng 
 Thường dùng lò nồi, lò ngọn lửa, lò hồ quang 
và lò cảm ứng. Ở nước ta hiện nay thường nấu đồng 
bằng nồi grafit đốt bằng than. Nồi grafit xốp, khí dể 
xâm nhập vào kim loại lỏng và có độ bền không cao. 
Trước khi nấu phải sấy nồi bằng củi sau đó cho thêm 
than để tăng dần lên 6000C mới chất liệu. 
nghiêng lò 
ra gang 
Mắt gió Hộp gió
Lỗ xỉ
Lỗ ra gang
H 
D 
H.3.11. Lò chõ nấu gang 
a/ Lò chõ quay; b/ Lò cố định 
a b/
Líp c¸ch nhiÖt
G¹ch chÞu löa
Nhiªn liÖu
Kh«ng khÝ
Khãi 
N¾p lß
H.3.12. Nấu đồng bằng lò nồi nhiên liệu mazút 
Nåi lß 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
23
d/ Quá trình nấu đồng: 
- Nấu đồng đỏ: Sấy lò 900÷10000C, rồi chất một lớp than củi vào đáy nồi và phủ một lớp than 
củi lên trên. Tiếp tục nung đến khi Cu nóng chảy. Sau khi Cu nóng chảy, cho dần Cu + P vào khử ôxy. 
Khử xong rót lấy mẫu, để nguội đem bẻ mẫu. Nếu mẫu bị nứt chứng tỏ vẫn còn ôxy và tiếp tục khử hết 
ôxy rồi mới rót. 
- Nấu đồng thanh: Sấy lò 700÷8000c rồi tiến hành như trên. Cần khuấy đều, khi lượng Cu chảy 
hết cho 1/2 lượng Cu+P vào khử ôxy. 
- Nấu đồng thau: Như nấu đồng thanh nhưng kẽm dễ bốc hơi nên phế liệu (có chứa kẽm) và các 
chất dễ cháy để sau cùng. 
3.4.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG NGHỆ ĐÚC NHÔM 
a/ Đặc điểm: 
- Thường đúc trong khuôn cát và trong khuôn kim loại. 
- Nhôm co nhiều nên hỗn hợp làm khuôn có tính lún tốt, độ bền cao, tăng chất dính và chất phụ. 
- Nhôm có tinh chảy loãng cao nên có thể đúc được cácvật đúc có thành mỏng tới 2,5 mm và 
phức tạp. 
- Nhôm dễ hoà tan khí nên ống rót dùng loại hình rắn, bậc. 
- Đậu hơi, đậu ngót lớn đến 250% khối lượng vật đúc. 
- Không nên dỡ khuôn sớm quá vì nguội nhanh ngoài không khí dể bị nứt. 
b/ Công nghệ đúc nhôm 
- Nguyên vật liệu: Gồm 40 ÷ 60% vật liệu cũ và 60 ÷ 40% kim loại nguyên chất. Kim loại 
nguyên chất thường dùng: 90%Al + 10%Mn; 50%Al + 50%Cu; 85%Al + 15%Si. 
- Chất trợ dung: để ngừa sự ôxy hoá và tạo xỉ. Thường dùng các loại: 44%KCl + 56%MnCl2 
hoặc 50%NaCl + 35%KCl + 15%Na3AlFe6. Những chất này phá huỹ ôxyt nhôm để tạo xĩ. 
- Lò nấu nhôm: thường dùng: Lò nồi, lò điện trở hoặc lò cảm ứng. 
- Quá trình nấu: Nấu nhôm khó khăn do sự oxy hoá mạnh liệt và 
sự bảo hoà khí khi nung trên 8000C. Nên thường nấu dưới lớp chất trợ 
dung, tinh luyện bằng khí hoặc muối rồi biến tính. 
+ Nấu dưới lớp chất trợ dung: Chất 1/3 mẽ liệu vào lò, trên phủ 
một lớp chất trợ dung rồi tiến hành nấu chảy. Phần mẽ liệu còn lại sấy 
nóng đến 100÷1200C rồi cho vào kim loại lỏng trong lò. Khuấy đều rồi 
thử mẫu, nếu mẫu nguội mà còn sủi bọt thì phải tiếp tục khử ôxy. 
+ Tinh luyện bằng khí: Nấu chảy 1/3 mẽ liệu, cho hợp kim phụ và phần còn lại của mẽ liệu vào 
lò. Khuấy đều rồi thổi khí clo (hoặc N2) vào kim loại lỏng, khoảng 5 ÷15 phút để tinh luyện: 
 3Cl2 + 2Al = 2AlCl3↑ + Q và Cl2 + H2 = 2HCl↑ + Q 
AlCl3 và HCl bay lên tạo thành sự sôi mang theo các tạp chất Al2O3, SiO2 và các khí khác thoát 
ra ngoài. sau đó cũng làm biến tính, thử và rót vào khuôn. 
H.3.13. Lò điện trở nấu nhôm 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
24
3.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÚC ĐẶC BIỆT 
Đúc trong khuôn cát có độ bóng, chính xác thấp, lượng dư gia công lớn, nhiều khuyết tật, giá 
thành chế tạo cao nên hiện nay xuất hiện các phương pháp đúc đặc biệt. 
3.5.1. ĐÚC TRONG KHUÔN KIM LOẠI 
a/ Đặc điểm: - Khuôn có thể dùng được nhiều lần (vài trăm đến hàng vạn) tuỳ thuộc vào khối lượng 
vật đúc. Vật đúc có độ chính xác và độ bóng cao (cấp 7, 8; RZ = 20 ÷ Ra = 0,63) 
- Tiết kiệm được vật liệu làm khuôn và điều kiện lao động tốt. 
- Giá thành khuôn đắt nên dùng sản xuất hàng loạt. 
- Độ dẫn nhiệt khuôn lớn nên khó đúc thành mỏng và phức tạp. 
- Khuôn, lõi bằng kim loại nên không có tính lún dễ làm cho vật đúc bị nứt. 
Hiện nay thường sử dụng rộng rãi để đúc thép, gang, đồng, nhôm, magiê khi chế tạo các chi tiết 
như sécmăng- xilanh của bơm thuỷ lực, van, piston, trục khuỷu, cam ... 
b/ Vật liệu làm khuôn, lõi và kết cấu khuôn 
- Vật liệu làm khuôn: thép hợp kim, thép cácbon, hợp kim đồng. Vật liệu làm lõi: kim loại hoặc 
làm bằng cát-đất sét. 
- Kết cấu khuôn: Khuôn gồm hai nửa 1 và 2, lòng 
khuôn 3, hệ thống rót 4 (hệ thống rót thường bố trí ở mặt 
phân khuôn để dễ chế tạo khuôn), gờ khuôn 5 để đảm bảo 
cứng vững cho khuôn, chốt định vị 6 để lắp hai nửa khuôn 
với nhau chính xác. Để kẹp chặt khuon lên máy ta dùng gờ 7 
có lỗ bắt bulông. Đặt lõi cát 8 nhờ gối lõi 9. Khí trong khuôn 
thoát ra theo rãnh thoát khí 10 (đặt dọc theo mặt phân khuôn 
và sâu 0,2 ÷ 0,5mm). Để dễ lấy vật đúc ra khỏi khuôn, ta 
dùng chốt đẩy thường chế tạo thành thỏi hình trụ và lắp vào 
các lỗ 11 ở thành khuôn. 
c/ Quá trình công nghệ đúc:Làm sạch bề mặt khuôn, lõi; sấy khuôn đến T0 nhất định; sơn lên bề mặt 
khuôn, lõi một lớp sơn chịu nhiệt dày 2mm. Sơn phủ lên lớp sơn đệm một lớp sơn áo bằng dầu mazút, 
dầu hôi hoặc dầu thực vật. Lắp ráp khuôn và rót kim loại. Để nguội vật đúc một thời gian rồi dỡ khuôn. 
3.5.2. ĐÚC DƯỚI ÁP LỰC 
a/ Đặc điểm: Vật đúc có độ chính xác, độ bóng cao (cấp 6,7; RZ =10 ÷ Ra = 0,63). Đúc được những 
vật đúc mỏng và phức tạp. Vật đúc nguội nhanh cho nên cơ tính cao; năng suất cao. Khuôn làm việc 
dưới áp suất cao, dòng chảy kim loại lớn nên khuôn mau mòn và chóng bị hỏng. 
Đúc dưới áp lực dùng để chế tạo các chi tiết phức tạp như: van dẫn khí, vỏ bơm xăng dầu, nắp 
buồng ép. Vật liệu đúc áp lực: Thiếc chì, kẽm, magiê, nhôm, đồng. 
b/ Nguyên lý chung của đúc áp lực 
Đúc dưới áp lực dùng để chế tạo các chi tiết phức tạp như vỏ bơm xăng dầu, nắp buồng ép, van 
dẫn khí, kèn đồng...Hợp kim để đúc dưới áp lực thường là hợp kim thiếc, chì, kẽm, magiê, nhôm, 
đồng. Khuôn kim loại để đúc dưới áp lực thường gồm hai nửa, một nửa khuôn cố định và một nửa 
khuôn di động. Lõi kim loại có nhiều mảnh ghép với nhau như đúc trong khuôn kim loại. Ngoài ra, 
còn có chốt đẩy vật đúc, hộp để kẹp khuôn và các chi tiết phụ khác như đinh tán, bulông kẹp...Kim loại 
lỏng được đổ vào xi lanh, Piston trên nén xuống, piston dưới đi xuống, kim loại lỏng theo rãnh dẫn vào 
khuôn đúc, sản phẩm được đẩy ra nhờ cơ cấu bàn đẩy. 
H.3.14. Khu«n kim lo¹i 
Comment [TH1]: 
TRƯỜNG ĐHBK ĐÀ NẴNG - LƯU ĐỨC HÒA 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG - 2007 
25
c/ Máy đúc áp lực: 
- Máy đúc áp lực thấp có áp suất ép khoảng 6 ÷ 75at. Loại máy này có thể vận hành bằng tay 
hoặc tự động. Nó chỉ dùng để đúc kim loại có điểm chảy < 4500C (như thiếc, chì, kẽm). 
- Máy đúc áp lực cao có áp suất ép khoảng 100 ÷ 200at. Vì có áp suất lớn nên nó khắc phục 
được nhược điểm của loại máy đúc áp lực thấp, có thể dùng để đúc những kim loại màu có điểm chảy 
> 4500C như đồng, nhôm và hợp kim của chúng. 
3.5.3. ĐÚC LY TÂM 
a/ Thực chất: Đúc ly tâm là rót kim loại vào khuôn quay, nhờ lực ly tâm mà kim loại lỏng được phân 
bố đều trên bề mặt bên trong của khuôn để tạo thành vật đúc. Lực ly tâm được xác định bằng công 
thức: P = m.r.ω2. Ở đây m - khối lượng riêng của kim loại vật đúc; r - bán kính khuôn quay; ω - vận 
tốc quay của khuôn. 
b/ Đặc điểm: - Đúc được những chi tiết hình tròn xoay, rỗng mà không cần lõi, những vật đúc có 
thành mỏng, có gân, hoặc hình nổi mỏng. Vật đúc sạch, tổ chức kim loại mịn chặt. 
- Chỉ thích ứng cho các chi tiết hình tròn xoay, rỗng. Chất lượng bề mặt trong không tốt. 
- Khuôn cần có độ bền cao, chịu nhiệt tốt. Máy đúc ly tâm cần có độ kín tốt, khả năng cân bằng 
động cao và khó xác định chính xác đường kính trong của sản phẩm chính xác. 
c/ Các phương pháp đúc ly tâm 
- Đúc ly tâm đứng: Khuôn quay theo trục thẳng đứng. Vật đúc thường có dạng một Parabonloit. 
Phương pháp này dùng để đúc các chi tiết ngắn. 
- Đúc ly tâm nằm ngang: Khuôn quay theo phương nằm ngang. Vật đúc là một ống hình trụ có 
chiều dày như nhau. Nhưng đúc ly tâm nằm do phải dùng máng rót kim loại nên không thể đúc được 
những ống có đường kính nhỏ. 
Để kim loại chảy đều vào trong khuôn, đôi khi người ta đặt trục quay của khuôn nghiêng với mặt 
phẳng ngang một góc α ≤ 50. 
H.3.16. máy đúc áp lực 
H.3.18. Sơ đồ đúc ly tâm đứng H.3.17. sơ đồ đúc ly tâm nằm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCHUONG 3.pdf