Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

 1/Kiến thức :

 -Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.

 -Vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.

 2/Kỹ năng :

 -Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, biết vẽ đường biểu diễn rút ra kết luận cần thiết.

 3/Thái độ :

 Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng ( đốt đèn cồn ).

II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Giá đỡ, kẹp vạn năng, đèn cồn, cốc đốt, nhiệt kế chia độ tới 1000C, bảng phụ, băng phiến.

 2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.

III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :29 ,Tiết :28
NS: 
ND: 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
 Bài 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức :
 -Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
 -Vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.
 2/Kỹ năng :
 -Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, biết vẽ đường biểu diễn rút ra kết luận cần thiết.
 3/Thái độ :
 Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng ( đốt đèn cồn ).
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Giá đỡ, kẹp vạn năng, đèn cồn, cốc đốt, nhiệt kế chia độ tới 1000C, bảng phụ, băng phiến.
 2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (2’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS .	 
3/Bài mới: (35’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (6’) Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm:
-Giới thiệu các loại dụng cụ thí nghiệm cho học sinh quan sát.
-Giới thiệu chức năng của từng loại dụng cụ cho học sinh nắm.
-Nói rỏ mục đích, ý nghĩa của thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm dựa trên bảng 24.1 trang 76 sách giáo khoa.
2/Hoạt động 2: (20’) Phân tích kết quả thí nghiệm:
-Treo kết quả thí nghiệm bảng 24.1 nói rỏ kết quả thí nghiệm có được.
-Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.
+Cách vẽ trục ( xác định trục thời gian, trục nhiệt độ).
+Cách biểu diễn các giá trị trên trục?
+Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị.
-Làm mẫu cho hs hai điểm đầu.
-Yêu cầu hs lần lượt lên vẽ xác định các điểm tiếp theo?
3/Hoạt động 3: (10’) Trả lời câu hỏi và rút ra kết luận:.
-Căn cứ vào đường biểu diễn, yêu cầu hs đọc và trả lời từng câu hỏi từ C1 đến C4?
-Yêu cầu hs khác nhận xét =>
-Chốt lại sửa sai sót nếu có.
-Chốt lại:
+Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào? Nhiệt độ đó gọi là gì?
+Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến ra sao?
-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế (vận dụng vào công việc nào).
-Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ là bao nhiêu?
-Kết luận chung cho sự nóng chảy
-Mở rộng: có một số chất trong quá trình nóng chảy nhiệt độ vẫn tăng như: thuỷ tinh, nhựa đường,
-Quan sát các loại dụng cụ.
-Nắm được chức năng của từng loại dụng cụ.
-Quan sát bảng kết quả thí nghiệm.
-Quan sát vận dụng thực hiện.
-Xác định trục nhiệt độ, trục thời gian vuộng góc với nhau.
-Quan sát.
-Lên biểu diễn cho các phút tiếp theo.
-Đọc và trả lời từ C1 đến C4 ( dựa vào đường biểu diễn).
-Nhận xét.
-Ở 80C, gọi là nhiệt độ nóng chảy.
-Không thay đổi
-Nêu ví dụ thực tế.
-Ở nhiệt độ 00C.
-Theo dõi, vận dụng 
-> nhận biết.
I.Sự nóng chảy:
1.Phân tích kết quả thí nghiệm:
Nhiệt độ (0C).
88
86
84
82
80
78
76
74
72
70
68
66
64
62
60
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
 thời gian (phút)
C1: Tăng dần, đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2: 800C, rắn và lỏng.
C3:không, đoạn thẳng nằm ngang.
C4: Tăng, đoạn thẳng nằm nghiêng.
2/ Rút ra kết luận:
C5 (1) : 800C
 (2) : không thay đổi.
* Kết luận:
 -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
 -Phần lớn các chất nóng chảy ở 1 nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
 -Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
 -Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
 4.Củng cố: (4’):
 -Bài tập: trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy.
A. Bỏ 1 cục nước đá vào 1 cốc nước
B. Đốt 1 ngọn nến
C. Đốt 1 ngọn đèn dầu
D. Đúc 1 cái chuông đồng.
(Đáp án : C)
 -Nêu lại phần kết luận về sự nóng chảy.
 5.Dặn dò: (1’)
 -Về nhà học bài, chép lại phần ghi nhớ vào vở.
 -Làm bài tập 24 - 25.3, 24 – 25.4 trang 30 sách bài tập.
 -Xem trước bài 25 “ sự nóng chảy và sự đông đặc (tt) trang 77 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc