Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II

1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh trong học kì II: Cấu tạo của các chất, nhiệt năng của vật, các cách làm biến đổi nhiệt năng, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, hiệu suất của động cơ nhiệt.

2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh về : tính nhiệt lượng; trao đổi nhiệt giữa hai vật; năng suất toả nhiệt của nhiên liệu; hiệu suất của động cơ nhiệt .

Kiểm tra đánh giá kĩ năng trình bày, lập luận lôgic của học sinh

3. Thái độ: Kiểm tra, đánh giá thái độ trung thực ý thức tự giác, tích cực ôn tập nghiên cứu sgk, vận dụng thực tế của học sinh.

II/ Chuẩn bị:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÍ 8
Ngày soạn: 21/04/08
 Ngày kiểm tra:K8.........................................
Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ II
A/ PHẦN CHUẨN BỊ:
I/ Mục tiêu:                                            
1. Kiến thức:
Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh trong học kì II: Cấu tạo của các chất, nhiệt năng của vật, các cách làm biến đổi nhiệt năng, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, hiệu suất của động cơ nhiệt.
2. Kĩ năng:
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh về : tính nhiệt lượng; trao đổi nhiệt giữa hai vật; năng suất toả nhiệt của nhiên liệu; hiệu suất của động cơ nhiệt .
Kiểm tra đánh giá kĩ năng trình bày, lập luận lôgic của học sinh
3. Thái độ:
Kiểm tra, đánh giá thái độ trung thực ý thức tự giác, tích cực ôn tập nghiên cứu sgk, vận dụng thực tế của học sinh.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy:
Ra đề, thống nhất đề trong khối. 
2. Trò:
Ôn tập, làm các bài tập dạng tính nhiệt lượng, vận dụng phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu,hiệu suất của động cơ nhiệt
B/ PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
8A..............
8B.................
8C......................
8D......................
8E.....................
 I/ ĐỀ KIỂM TRA:
Phần I (2 điểm): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: 
Trong quá trình cơ học, .................và........................................... có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng ............ của vật được bảo toàn.
Nhiệt có thể truyền từ vật có ......... hơn sang vật có 
hơn. Sự truyền nhiệt này xảy ra cho đến khi .......................................thì ngừng lại.
Một viên đạn được bắn ra từ nòng súng rơi xuống biển, nguội đi và chìm dần. 
Viên đạn đã truyền cả ...................................và . cho nước biển. 
4) Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần ....... của ..............................................bị đốt cháy được chuyển hóa thành .
Phần II: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng (2 điểm)
1. Có hai bình nước ở cùng một nhiệt độ. Người ta dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun hai bình nước này trong 5 phút, người ta thấy nhiệt độ của nước trong hai bình này trở nên khác nhau. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ỏ hai bình trở nên khác nhau?
A. Lượng chất lỏng chứa trong mỗi bình
C. Thời gian đun
B. Nhiệt lượng mỗi bình nhận được
D. Loại chất lỏng chứa trong bình
 2. Nhúng một thỏi đồng và một thỏi nhôm có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu vào một cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn. Sau một khoảng thời gian, nhiệt độ cuối cùng của thỏi đồng sẽ:
A.Bằng với nhiệt độ cuối của thỏi nhôm. 
C. Nhỏ hơn nhiệt độ cuối của thỏi nhôm. 
B. Lớn hơn nhiệt độ cuối của thỏi nhôm.
D. Chưa đủ yếu tố để kết luận.
3. Biết năng suất tỏa nhiệt của than bùn là q = 1,4. 107 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 25 kg than bùn là:
 A. 35. 106J 
 B. 3,5. 108J 
 C. 0,56. 106J 
D. 17,9. 107J
 4. Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt?
A. Động cơ của xe máy
B. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
C. Động cơ của máy bay phản lực
D. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện
 Phần III: Giải bài tập sau (6 điểm):
Một ấm nhôm có khối lượng 0,7 kg chứa 3,5 kg nước ở nhiệt độ 200C.
a,Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên.
b,Nếu dùng một bếp dầu để đun sôi ấm nước trên thì phải tốn khoảng 110g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp dầu.
c,Nếu pha 4kg nước thường ở 200 C vào lượng nước sôi nói trên thì nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là bao nhiêu? Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh.
Cho biết: nhiệt dung riêng của nước là: 4200J/kg.K; của nhôm là: 880J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg.
II/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Phần I(2điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm; sai một ý thì được 0,25 điểm; sai hai ý                         không tính điểm.
 1) động năng; thế năng.
 2) nhiệt độ cao; nhiệt độ thấp; nhiệt độ của hai vật bằng nhau
 5) cơ năng, nhiệt năng.
 6) nhiệt năng ; nhiên liệu; cơ năng.
 Phần II(2điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
 1 - A 
 2 - A 
 3 - B
 4 - B
 Phần III(6điểm) 
 Tóm tắt: (0,5 đ') 
Bài giải
Biết: 
 m1 = 0,7 kg 
 c 1 = 880 J/kg.K 
 t 1 = 20 0C 
 t = 100 0C 
 m2 = 3,5 kg 
 c 2 = 4200 J/kg.K 
 t 2 = 20 0C 
 t = 100 0C 
 md = 110g = 0,11 kg 
 qd = 44.106 J/kg 
 m3 = 4 kg
 t 3 = 20 0C 
--------------------------
 Tính:
 a, Qcóích =?
 b, Hbếp =?
 c, t'hỗn hợp = ?
a)
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào khi nhiệt độ tăng từ 200 đến 1000C là:
Q1 = m1c1(t – t1) = 0,7. 880.(100 – 20) = 49 280 (J)
(0,5đ')
Nhiệt lượng nước trong ấm thu vào khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 1000C :
Q2 = m2c2(t – t2) = 3,5.4200.(100 – 20) 
 = 1176000 (J)
(0,5đ')
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên:
Q = Q1 + Q2 = 49 280 + 1 176 000 = 1 225 280 (J)
(0,5đ')
b) 
Nhiệt lượng có ích là nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước trên: 
Qci = Q = 1 225 280 J = 1,225. 106 (J)
(1 đ')
Nhiệt lượng toàn phần do 0,11 kg dầu tỏa ra khi cháy hoàn toàn:
Qtp = md . qd = 0,11. 44. 106 = 4, 84 . 106 (J)
(1đ')
Hiệu suất của bếp dầu đó là
H = 
(0,5đ')
c, 
Nhiệt lượng do nước sôi toả ra khi giảm nhiệt độ từ 1000C xuống t' 0C là:
Qtoả = m2c2 (t - t') = 3,5. 4200.(100 – t' ) 
(0,25đ')
Nhiệt lượng nước thường thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200C đến t' 0C là :
Qthu = m3c2(t' – t3) = 4.4200.(t' – 20) 
(0,25đ')
Do nhiệt lượng nước sôi toả ra bằng nhiệt lượng nước thường thu vào :Qtoả = Qthu
Ta có: 3,5. 4200.(100 – t' ) = 4.4200.(t' – 20) 
 14 700t' + 16 800 t' = 1 470 000 + 336 000
(0,75đ')
 ĐS: a) 1 225 280 J
 b) 25%
 c) 570 C
(0,25đ')
 III. Hướng dẫn học ở nhà
 Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương I và chương II 

Tài liệu đính kèm:

  • docT34- KTHKII.doc