Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng

MỤC TIÊU:

• Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Quả cân 1 kg.

• Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng.

• Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân.

B. CHUẨN BỊ:

a. Cho mỗi nhóm học sinh: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ loại gì và một vật để cân.

b. Cho cả lớp: Cân Rô béc van và hộp quả cân.

 Vật để cân.

 Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Khối lượng – đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 5	TIẾT: 5
Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
A. MỤC TIÊU:
Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Quả cân 1 kg.
Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng.
Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân.
B. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ loại gì và một vật để cân.
Cho cả lớp: Cân Rô béc van và hộp quả cân. 
 Vật để cân.
 Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(5’)
GV: gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Ta có thể dùng dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Sửa bài tập 4.1 (c), V3 = 31cm3; 4.2 (c)
GV yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
ĐVĐ:Đo khối lượng bằng dụng cụ gì?
Một học sinh lên bảng trả lời và làm bài tập.
HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
HS nêu câu trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng- Đơn vị của khối lượng( 15phút)
C1: Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
C2: Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ gì?
Học sinh điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6.
Đơn vị đo khối lượng ở nước Việt Nam là gì? Gồm các đơn vị nào?
Em cho biết:
 - Các đơn vị thường dụng.
 - Mối quan hệ giá trị giữa các đơn vị khối lượng.
I. Khối lượng – Đơn vị khối lượng:
 1. Khối lượng: 
C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp.
C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi
C3: 500g.
C4: 397g.
C5: Khối lượng.
C6: Lượng.
 2. Đơn vị khối lượng:
Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg)
- Kílôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp.
 - Gam (g) 1g = kg.
 - Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.
 - Tấn (t): 1t = 1000 kg.
 - Tạ: 1 tạ = 100g.
Hoạt động 3: Đo khối lượng. (20 phút)
Người ta đo khối lượng bằng cân.
C7: Cho học sinh nhận biết các vị trí: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân.
C8: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van.
C9: Học sinh thảo luận tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
C10: Cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện cách cân một vật bằng cân Rô béc van.
C11: Quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 cho biết các loại cân.
II. Đo khối lượng:
 1. Tìm hiểu cân Rô béc van:
C7: Học sinh đối chiếu với cân thật để nhận biết các bộ phận của cân.
C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
 - ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
 2. Cách sử dụng cân Rô béc van:
C9: - Điều chỉnh vạch số 0.
 - Vật đem cân.
 - Quả cân.
 - Thăng bằng.
 - Đúng giữa.
 - Quả cân.
 - Vật đem cân.
C10: Các nhóm học sinh tự thảo luận thực hiện theo trình tự nội dung vừa nêu.
C11: 5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn.
 5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ
Hoạt động 4:Củng cố - HDVN (5’)
Vận dụng
C12: Các em tự xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở nhà.
C13: Ý nghĩa biển báo 5T trên hình 5.7.
Cho học sinh đọc ghi nhớ: 
Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ. Xem trước Bài 6. Bài tập về nhà: BT 5.1 và 5.3.
C12: Tùy học sinh xác định.
C13: Xe có khối lượng trên 5T không được qua cầu.
Một học sinh đọc SGK
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docly 6 Tiết 5.doc