Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy – sự đông đặc

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy – sự đông đặc

: Chuẩn bị:

* HS : một thước kẻ ,một bút chì ,một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở học sinh để vẽ đường biểu diễn .

* GV : - Hình phóng to bảng 25.1.

II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy – sự đông đặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn03/04/2011
Tiết:29 Ngày dạy:04 /04/2011
BÀI 25: SỰ NÓNG CHẢY – SỰ ĐÔNG ĐẶC
 I: Chuẩn bị:
* HS : một thước kẻ ,một bút chì ,một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở học sinh để vẽ đường biểu diễn .
* GV : - Hình phóng to bảng 25.1.
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ
3/ Nghiên cứu bài mới.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kỹ năng
Kỹ năng và PPDH
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Kiến thức: Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất. 
[Thông hiểu]
· Khi băng phiến đang ở thể lỏng, nếu để nguội thì khi đến nhiệt độ 80oC băng phiến bắt đầu chuyển dần sang thể rắn rồi chuyển hoàn toàn sang thể rắn. Trong suốt thời gian chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
· Sự đông đặc của băng phiến đại diện cho sự đông đặc của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim loại).
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐÔNG ĐẶC 
- GV giới thiệu thanh nhựa vàđặt câu hỏi : 
? Khi đốt trên ngọn đèn cồn thì hiện nào xảy ra ?
? Nó liên quan đến hiện tượng nào mà em đã học ?
? Số nhựa chảy xuống cốc như thế nào đây?
Hiện tượng này chất chuyển như thế nào ?
So với quá trình nóng chảy thì em có nhận xét gì ?
? Em hãy định nghĩa quá trình đông đặc ?
- Cho HS ghi bài và định nghĩa. 
- Lấy ví dụ về quá trình đông đặc.
? Hiện tượng đúc tượng đồng liên quan đến các hiện tượng nào mà em đã học ?
Hoạt động 2 GIỚI THIỆU TIẾP THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .
- Ta xét tiếp đặc điểm về quá trình đông đặc 
- Dán bảng kết quả rồi nhận xét và trả lời câu hỏi 
? Thời gian để băng phiến nguội từ 860C xuống 60 0C là bao nhiêu ?
? Băng phiến chuyển từ thể nào sang thể nào ?
? Thời gian nào băng phiến tồn tại ở 2 thể ? Giai đoạn này cho ta biết gì ?
- Gọi HS lên bảng chấm nhanh các điểm trên đường đồ thị .
- Gọi hS lên nối đường đồ thị.
- HS trả lời : Hiện tượng thanh nhựa nĩng chảy .
- Sự nóng chảy .
- Đông lại .
- Từ chất lỏng sang chất rắn .
- Ngược lại .
- Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đơng đặc .
- Những giọt sương đọng trên lá, để nước vào trong tủ lạnh, phần sáp cây nến khi để nguội ...
- Hiện tượng đúc tượng đồng liên quan đến các hiện tượng sự nĩng chảy và sự đơng đặc .
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi :
- Thời gian để băng phiến nguội từ 860C xuống 60 0C là 15 phút .
- Từ thể rắn sang thể lỏng .
- Thời gian từ phút thứ 4 đến 7 băng phiến tồn tại ở 2 thể. Giai đoạn này cho ta biết băng phiến bắt đông đặc .
- Kiến thức: Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc
[Thông hiểu]
· Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
· Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
Hoạt động 3 RÚT RA KẾT LUẬN
- Căn cứ vào đường đồ thị trả lời C1,C2 ,C3,C4.
? So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc ?
? So sánh nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc ?
- Ghi KL .
- Theo dõi hiện tượng trên bảng và nhận xét sự khác nhau khi cùng đốt thanh chì và thanh đồng trên ngọn lửa đèn cồn .
Điều đó cho ta biết gì ?
* GV thông báo :
+Nước có tính chất đặc biệt : Khối lượng riêng của nước đá băng thấp hơn khối lượng riêng của nước ở thể lỏng 40C , nước có khối lượng riêng lớn nhất .
+Cần cung cấp nhiệt để chuyển trạng thái của chất từ thể rắn sang thể lỏng .
- GV nhắc lại và giới thiệu bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất SGK ghi kết luận
- Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
- Không thay đổi .
- HS ghi bài .
-HS:Lắng nghe
- Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
[Vận dụng]
 Dựa vào đặc điểm về nhiệt độ của quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn của các chất để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C5, 6, 7.
- HS; Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
C5: Nước đá. Từ phút 0 đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C. từ phút 1 đến phút thứ 4 nước đá nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nhiệt độ của nước đá tăng dần.
C6: 
- Đồng nóng chảy: từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc
- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng dang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc. 
C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá trình nước đá đang tan,
4. Củng cố :
 ? Trong bảng 25.2 cho biết chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
 - GV nêu ứng dụng để làm dây tóc đèn 
 ? Chất nào có nhiệt độ đông đặc thấp nhất ?
- Ứng dụng tạo nhiệt kế 
 ? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của chì và đồng ? 
 ? Tại sao chì chảy mà đồng chưa chảy ?
5. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc kết luận của bài.
- Tìm hiểu thêm trong thực tế các hiện tượng liên 
quan đến sự nóng chảy,đông đặc .
- Tăng cường làm đề cương .
 IV:Rút kinh nghiệm 
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 26 (2).doc