Giáo án Tuần 35 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí 6

Giáo án Tuần 35 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí 6

. Mục tiêu:

a. Phạm vi kiến thức:

- Từ tiết 19 đến tiết 34 (sau tiết ôn tập).

b. Mục đích:

- Đối với học sinh: Cần nắm vững những kiến thức trọng tâm của HKI để làm bài có hiệu quả.

- Đối với giáo viên: Cần kiểm tra đánh giá lực học của học sinh theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh đã học trong chương trình

II. Hình thức kiểm tra:

- Kết hợp TNKQ và TK (50%TNKQ, 50% TL).

III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 929Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 35 - Tiết 34: Kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35 
Tiết: 34
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: VẬT LÍ 6
I. Mục tiêu:
a. Phạm vi kiến thức:
- Từ tiết 19 đến tiết 34 (sau tiết ôn tập).
b. Mục đích: 
- Đối với học sinh: Cần nắm vững những kiến thức trọng tâm của HKI để làm bài có hiệu quả.
- Đối với giáo viên: Cần kiểm tra đánh giá lực học của học sinh theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh đã học trong chương trình
II. Hình thức kiểm tra:
- Kết hợp TNKQ và TK (50%TNKQ, 50% TL).
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
- Bảng trọng số:
Nội dung
Tổng tiết
Tổng tiết lí thuyết
Số tiết thực dạy
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
1. 1.Máy cơ đơn giản
1
1
0.8
0.2
7
2
1
0
0.5
0
2.sự nở vì nhiệt của các chất
4
4
3.2
0.8
27
7
4
1
3.5
1.0
 3. Nhiệt kế- nhiệt giai
1
1
0.8
0.2
7
2
1
0
0.5
0
4. sự nóng chảy và sự đông đặc
2
2
1.6
0.4
13
3
 2
0
1.5
0
5. sự bay hơi và sự ngưng tụ
2
2
1.6
0.4
13
3
2
1
1.0
1.0
6. sự sôi
2
2
1.6
0.4
13
3
2
0
1.0
0
Tổng
12
12
9.6
2.4
80
20
12
2
8.0
2.0
Ma trận chuẩn
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Máy cơ đơn giản
- Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
- Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Số câu hỏi
1(7)
1
Số điểm
0.5
0.5
2. sự nở vì nhiệt của các chất
- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên. Co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất khí.
- Theo công thức tính khối lượng riêng , khi đun nóng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng lên, mà khối lượng của nó không thay đổi, nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
Số câu hỏi
2(2,10)
1(1TL)
1(6)
1(2TL)
5
Số điểm
1.0
2.0
0.5
1.0
4.5
3. Nhiệt kế- nhiệt giai
- Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là:
37oC.
Số câu hỏi
1(4)
1
Số điểm
0.5
0.5
4. sự nóng chảy và sự đông đặc
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
-Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Số câu hỏi
1(5)
1(3TL)
2
Số điểm
0.5
1.0
1.5
 5.sự bay hơi và sự ngưng tụ 
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng.
- Vận dụng kiến thức về sự bay hơi để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
Số câu hỏi 
2(1,8)
1(4TL)
3
Số điểm
1.0
1.0
2.0
6. sự sôi
- Đặc điểm về nhiệt độ sôi:
+ Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Số câu hỏi
2(3,9)
2
Số điểm
1.0
1.0
Tổng số câu hỏi 
9
2
1
2
14
Tổng điểm
4.5
3.0
0.5
2.0
10
IV. NỘI DUNG ĐỀ 
A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Sự ngưng tụ là: 
A: sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi. B: sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng.
C: sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. D: sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 2: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, kết luận không đúng là: 
A: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
B: các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C: các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
D: các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? 
A: Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B: Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C: Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D: Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 4: Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là: 
A: 27oC. B: 30oC. C: 35oC. D: 37oC.
Câu 5: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật: 
A: tăng. B: giảm. C: không thay đổi. D: không xác định được.
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? 
A: Khi nhiệt độ giảm, khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
B: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
C: Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 7: Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? 
A: Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. 
B: Chỉ có ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
C: Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D: Với hai ròng rọc cố định có thể thay đổi độ lớn của lực.
Câu 8: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: 
A: nhiệt độ. B: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C: nhiệt độ và gió. D: nhiệt độ và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 9: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi? 
A: Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. 
B: Xảy ra ở cả trong lòng và mặt thoáng của chất lỏng.
C: Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. 
D: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 10: Khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất rắn, kết luận nào là đúng? 
A: Các chất rắn khác nhau, nở ra vì nhiệt giống nhau. B: Các chất rắn nở ra khi lạnh đi.
C: Các chất rắn khác nhau, nở ra vì nhiệt khác nhau. D: Các chất rắn co lại khi nóng lên.
B. TỤ LUẬN
Câu 1: (2 điểm) Nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
Câu 2: (1 điểm) Giải thích hiện tượng : tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm.
Câu 3: (1 điểm) Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
Câu 4: (1 điểm) Giải thích hiện tượng: khi lau nhà xong ta thường bật quạt để là gì?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. 
A. TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
D
D
C
D
C
B
C
C
B. TỰ LUẬN.
Câu 1: 
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (0.5 điểm)
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0.5 điểm)
* So sánh(1.0 điểm)
Giống nhau
Khác nhau
-Các chât lỏng và khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2: (1.0 điểm) Khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm để đun. Bởi vì, khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra và trào ra ngoài ấm.
Câu 3: (1.0 điểm)
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
-Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 4: (1.0 điểm) Khi lau nhà xong, ta thường bật quạt để tốc độ bay hơi của nước trên sàn nhà diễn ra nhanh hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docktHkII li 6.doc