Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Tuần 20 đến 32

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Tuần 20 đến 32

ÔN TẬP BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I. Mục tiêu.

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II. Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài.

HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 32 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Tuần 20 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn://
	Ngày day://
ÔN TẬP BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Mục tiêu.
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài.
HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
H: Em hãy nêu vài nét về tác giả?
H: Em hãy cho bết vài nét về tác phẩm?
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các luận điểm qua bố cục của văn bản.
H: bài này được chia làm mấy phần?
H: Em hãy nêu tầm quang trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
H: Đọc sách có dễ không? Tai sao cần lụa chọn sách khi đọc? Trong tình hình sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cần không dễ. Vậy, học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách chính xác đúng hai thiên hướng sai lệch thường gặp là gì?
H: Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
H: Theo tác giả thì phương pháp đọc sách như thế nào?
H: Bài văn có tính thuyết phục, hấp dẫn không?
I. Tác giả -tác phẩm.
1. Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
Bài viết này là kết quả quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
II. Bố cục:
- Phần 1: (“ học vấn... phát hiện thế giới mới”): Sauk hi vào bài tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần 2: (Lịch sử..tự tiêu hao lực lượng): Nêu các khó khăn, các thiên hướng lệch lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3 (Phần còn lại): bàn về phương pháp đọc sách(bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả.
III. Phân tích:
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
- Vì ý ngĩa quang trọng của sách nên đọc sách một con đường tích lũy và là nâng cao kiến thức.
2. Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách để đọc.
- Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào “lối ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa.
- Sách nhiều khiến ta khó lựah chọn sách, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ quyển có giá trị.
- cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu.
- Không nên xem thường sách thường thức.
3. Lời bàn của tác giả, bài viết về phương pháp đọc sách.
- Không nển đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy ngẫm.
- Không nên đọc tràn lan mà đọc có kế hoạch và hệ thống.
4. Tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản.
- Nội dung các lời bàn và cáh trình bày của tác giả vừa đạt lí và thấu tình.
- bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
- Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.
4. Củng cố: 
Đọc sách có lợi như thế nào? Đọc như thế nào thì có hiệu quả?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và xem lại phần phân tích.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 21	 Ngày soạn://
	 Ngày dạy://
ÔN TẬP KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (câu hỏi thăm dò như sau: “cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?”).
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tham khảo SGK-SGV, đọc trước ví dụ, đoạn trích.
HS: Đọc kĩ SGK, cho trước ví dụ ở nhà.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy -trò
Nội dung
GV cho HS đọc ví dụ.
(H): Cụm từ in đậm trong câu (A) đảm nhận chức vụ gì? 
(H): Cụm từ in đậm trong câu (B) đảm nhận chức vụ gì?
(H): Khởi ngữ có quan hệ như thế nào với phần câu còn lại?
GV cho HS lấy ví dụ tương tự.
GV cho HS lấy ví dụ tương tự
H: Em Nào hãy cho biết điểm chung giữa hai trường hợp quan hệ trực tiếp và gián tiếp là gì?
GV: Chính tiếng này cho thấy rõ rằng chức năng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó
1. Quan niệm về khởi ngữ trong tiếng Việt.
Xét ví dụ:
(A). Tôi đọc quyển sách này rồi.
(B). Quyển sách này tôi đọc rồi.
Cụm từ in đậm ở câu (A) là bổ ngữ ở câu (B) là khởi ngữ.
-> Khởi ngữ cũng được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
2. Khởi ngữ trong quan hệ với phần câu còn lại.
- Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì:
+ Yếu tố khởi ngữ có thể lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại.
VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
+ Yếu tố khởi ngữ có thể được lặp lại bằng một từ thay thế. Chẳng hạn câu (B) có thể có câu (B”)
(B) Quyển sách này tôi đọc rồi.
(B”) Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
- Yếu tố khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại.
VD: Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử được.
 (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
=> Điểm chung của hai trường hợp quan hệ trực tiếp và gián tiếp đó là đều có thêm các tiếng như: về, đối với vào trước khởi ngữ.
4. Củng cố - Dặn dò:
Thế nào là khởi ngữ? Đúng trước khởi ngữ thường có từ nào?
Về nhà ôn kĩ lại bài, học bài.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22	Ngày soạn://
	Ngày dạy://
ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập tình thái, cảm thán.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II. Chuẩn bị:
GV: Tham khảo SGK-SGV, đọc trước ví dụ, đoạn trích.
HS: Đọc kĩ SGK, cho trước ví dụ ở nhà.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ có khở ngữ.
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy -trò
Nội dung
Gv định hướng trình bày rõ cho HS.
Trong 1 câu, các bộ phận có vai trò( chức năng) không đồng đều như nhau. Ta có thể phân biệt hai loại: 
- Những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
- Những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu.
H: Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy là những từ nào?
GV cho HS lấy ví dụ
Tương tự như vậy cho HS lấy ví dụ
GV lấy ví dụ.
HS lấy thêm ví dụ
H: Thành phần cảm thán thường dùng để diễn đạt tâm lí của người nói như thế nào?
GV: Thành phần câu phía sau giải thích cho tâm lí của người nói nêu ở thành phần cảm thán.
GV cho HS làm bài tập trong SGK
I. Thành phần biệt lập
- Loại thứ nhất là thành phần câu nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữ
- Loại thứ hai không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu-> Thành phần biệt lập.
VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
-TPBL là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu mà dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói dến trong câu hoặc đối với người nghe.
1. Thành phần tình thái.
a) Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến như:
- Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, (chỉ độ tin cậy cao)
- Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như(độ tin cậy thấp)
b) Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: 
- Theo Theo tôi, ý ông ấy, theo anh
c) Những yếu tố tình thái theo thái độ của người nói đối với người nghe, như:
- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy,(đứng ở cuối câu)
2. Thành phần cảm thán.
- Thành phần cảm thán có điểm riêng là nó có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, không có chủ ngữ.
VD: Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy.
 ( Tố Hữu, Trên đường ta đi)
- Khi đứng trước một câu cùng với các thành phần câu thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu.
VD: Ôi hoa sen đẹp của bùn đen!
 (Tố Hữu, Theo chân Bác)
II. Luyện tập.
4. Củng cố- Dặn dò
H: Thế nào là thành phần biệt lập?
H: Yêu tố tình thái co những công dụng gì?
Về nhà xem lại bài và học bài.
V. Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn://
Tuần 23	 Ngày dạy://
ÔN TẬP BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì dịu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
II. Chuẩn bị:
GV: Đọc và tham khảo SGK-SGV, soạn bài
HS: Ôn lại kiến thức bài học.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bàn về đọc sách?
3. Bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
H: Em hãy nêu vài nét về tác giả?
H: Tác phẩm được ra đời khi nào?
H: Em hãy tóm tắt hệ thống luận điểm?
H: Nội dung phản ảnh và thể hiện của văn nghệ là gì?
H: Tai sao con người cần tiếng nói văn nghệ?
H: Văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào và khả năng kì diệu của nó ra sao?
H: Em hãy nhận xét nghệ thuật của nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận?
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng. Không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc, ông còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng.
2. Tác phẩm:
Viết năm 1948- Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Tóm tắt hệ thống luận điểm.
- Nội dung của văn nghệ: còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư towngr, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
III. Phân tích:
1. Nội dung phản ảnh, thể hiện của văn nghệ.
- TP nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, chụp ảnh nguyên suy thực tại ấy.
- TP văn nghệ không cất giữ những lời thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ.- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
2. Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Trong nh ... 
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe có đủ năng lực đưa hàm ý vào câu nói.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu SGK, xem lại các điều kiện sử dụng hàm ý.
HS: Xem lại phần lí thuyết để làm bài tập.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
GV cho HS đọc ví dụ.
GV cho HS thao luận 2 phút
H: Bài thơ này miêu tả cái gì?
H: Ngoài việc miêu tả cái bánh trôi, bài thơ còn có ý nghĩa gì nữa?
H: Qua phần vừa tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là nghĩa hàm ý?
GV treo bảng phụ đưa đoạn trích lên bảng.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh nó, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sau ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: 
- Cơm chín rồi!
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
H: Em hãy cho biết hàm ý của câu in đậm?
H: Vì sao con bé không nói thẳng ra mà dùng câu chứa hàm ý?
H: Hàm ý có nằm ngoài câu nói không?
H: Câu nói có hàm ý hay người nói tạo ra nó?
H: Nếu người nghe không đủ năng lực cần thiết thì có thể giải đoán được hàm ý không? 
H: Trong đoạn văn trên thì anh Sau giải đoán được hàm ý chưa? (Rồi)
H: Nhưng tai sao anh Sau vẫn ngồi im?
(Anh vờ như không nghe (Ở đây không có sự cộng tác giữa anh Sáu và bé Thu))
I. Nghĩa tường minh và hàm ý.
Xét ví dụ: 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
- Miêu tả bánh trôi nước ->tường minh
- Ngoài nghĩa thực còn nói về:
+ Một cuộc đời vất vả.
+ Một số phận, thân phận hẫm hiu, lệ thuộc.
+ Một tấm lòng son ắt thủy chung. -> hàm ý.
=> Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
II. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Người nói đưa hàm ý vào trong câu nói.
- Hàm ý: Mời anh Sáu vào ăn cơm.
- Vì nó nói trống không thì anh Sáu vờ như không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu bằng ba.
-> Bé Thu có ý thức đưa hàm ý vào trong câu.
2. Người nghe giải đoán được hàm ý.
Hàm ý là phần không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe tự mình giải đoán. Nếu người nghe có theo dõi lời người nói nhưng không nhận biết hàm ý gửi gắm trong lời đó, thì người nghe không đủ năng lực để giải đoán nó. Trong trường hợp đó người nói nếu muốn thông báo nội dung của hàm ý thì phải điều chỉnh lời nói của mình sao cho phù hợp với trình độ của người tiếp nhận.
4. Củng cố -Dặn dò:
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Có mấy điều kiện sử dụng hàm ý?
* Về nhà viết một đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý
Học bài và làm bài tập nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm.
Tuần 31 Ngày soạn://
	Ngày dạy://
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ: NÓI VỚI CON
I. Mục tiêu:
- Cảm nhận tình cảm tha thiết của cha mẹ đối với con cái, tình quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mảnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của nhà thơ miền núi.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu SGK, tham khảo các sách có liên quan.
HS: Về nhà đọc lại bài, xem kĩ bài để phân tích.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
H: Em hãy tập giới thiệu sơ về tác giả?
Bài thơ gồm có mấy câu? Số chữ ở mỗi câu có giống nhau không?
H: Phân tích bốn câu thơ đầu? Bốn câu thơ nêu lên nội dung gì?
H: Con được trưởng thành trong cuộc sống như thế nào? 
H: Cược sống lao mđộng cần cù và tươi vui của “Người đồng mình” thể hiện qua câu thơ nào?
H: Rừng núi của quê hương được nhà thơ cảm nhận như thế nào? Và được thể hiện qua những câu thơ nào?
H: Những đức tính cao mđẹp của người đồng mình được thể hiện qua những câu thơ câu nào?
H: Từ đó, người cha mong muốn điều gì?
H: Đức tính cao đẹp của “Người đồng mình còn thể hiện qua những câu thơ nào nữa?
H: Từ đó, người cha muốn con mình như thế nào? 
H: Em hãy nhận xét về bài thơ?
 H: Giọng điệu?
 H: Các hình ảnh trong bài?
 H: Bố cục của bài?
1. Giới thiệu sơ về tác giả và bài thơ.
- Y Phương là người con của dân tộc Tày là tác giả của bài thơ Nói với con. Nhan đề của bài thơ rất bình dị, lời thơ và chất thơ hồn nhiên.
- Cả bài thơ gồm hai mươi tám câu thơ tự do, câu ngắn nhất chỉ có hai chữ, câu thơ dài nhất là mười chữ, phần nhiều là những câu thơ bốn chữ, năm chữ; lại có câu thơ cất lên như khẩu ngữ nhưng rất gợi và rất đậm đà vì thắm đẫm tình cha, vì cách biểu cảm chân tình, mộc mạc.
2. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, trong sự nâng đón và trông chờ của cha mẹ. Ở bốn câu thơ đầu bằng các hình ảnh cụ thể Y Phương đã tạo nên không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói cười đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Động từ “ ken” vừa miêu tả vừa thể hiện sự gắn bó quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: “Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”.
3. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
- “Người đồng mình thương lắmKhông lo cực nhọc”: Người đồng mình sống vất vả và mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
-> Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
- “Người đồng mình thô sơNghe con”: Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế bằng sức lao động cần cù , nhẫn nại hằng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống và phong tục tốt đẹp : “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- Còn quê hương thì làm phong tục”. ->Từ đó người cha muốn con biết tự hào với quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
4. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ.
- Giọng điệu thiết tha trìu mến(thể hiện rõ nhất ở lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: “Người đồng mình yêu lắm con ơi”, Người đồng mình thương lắm con ơi”, ở các lời tâm tình dặn dò: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốnChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”, “Con ơiNghe con”.
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
4. Củng cố- Dặn dò:
Cho HS viết đoạn mở bài rồi GV cho HS đọc các bạn nhận xét, GV sửa lại
Về nhà xem lại bài và viết phần thân bài và kết bài.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 32 Ngày soạn://
	 Ngày dạy://
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ: NÓI VỚI CON
I. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được tình cha con thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
II. Chuẩn bị.
GV: Đọc và nghiên cứu kĩ SGK, SGV, sách tham khảo
HS: Đọc lại bài, tìm hiểu cách phân tích.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Giới thiệu sơ về tác phẩm.
H: Tình yêu thưong cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con được thể hiện như thế nào?
H: Cuộc sống lao động tươi vui thể hiện qua câu thơ nào?
H: Thiên nhiên, rừng núi đã che chở con như thế nào? Em hãy chỉ ra câu thơ đó?
H: Người đồng mình có những đức tính gì?
H: Mong ước của người cha như thế nào?
H: Người đồng mình được thể hiện qua mấy khía cạnh?
H: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Giọng điệu?
H: Cách xây dựng hình ảnh trong bài thơ?
H: Nhận xét về bố cục?
1. Giới thiệu bài thơ.
2. Tình yêu thương cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Con lớn lên trong từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của người mẹ. Ở bốn câu thơ đầu bằng các hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình ấm áp, quấn quýt. Tưng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận.
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và và nghĩa tình của quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đang lờ cài nan hoa –Vách nhà ken câu hát”.
Cài và ken miêu tả sự gắn bó, quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật sâu nặng, nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: “Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”.
3. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với cha.
- “ Người đồng mình thương thương lắmKhông lo cực nhọc: “Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương và biết chấp nhận vượt qua gian nan thử thách, bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
- “ Người đồng mình thô sơNghe con”: “Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hằng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – còn quê hương thì làm phong tục”. Từ đó, người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin và vững bước trên đường đời.
4. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến (thể hiện rõ nhất ở các lời mang ngữ điệu cảm thán.
- Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
4. Củng cố - Dặn dò.
Cho HS nêu những nội dung chính, ý chính trong bài.
Về nhà xem lại bài, viết một văn bài hoàn chỉnh.
V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu dao tuan 2032.doc