Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cảm thụ phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên.

3. Thái độ: Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: phiếu học tập

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Tóm tắt truyện "Làng" ( Kim Lân ). Em cảm nhận được điều gì qua truyện đó?

2. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 66- Lặng lẽ Sa pa
9B. ( Nguyễn Thành Long ) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cảm thụ phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên. 
3. Thái độ: Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Tóm tắt truyện "Làng" ( Kim Lân ). Em cảm nhận được điều gì qua truyện đó?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. 
- GV hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật khác trong truyện để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt làm nổi bật nhân vật anh thanh niên trong câu chuyện.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc bài.
- Kiểm tra chú thích 1,2,4,5
HĐ2. Tìm hiểu chung về văn bản 
- Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện?
( Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa)
- Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
( Anh thanh niên, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe. Nhân vật chính: anh thanh niên) 
- Cách giới thiệu nhân vật chính có gì đặc biệt?
( Nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác...)
 - Truyện trần thuật chủ yếu qua điểm nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
( Nhân vật ông hoạ sĩ)
- Cách trần thuật có tác dụng gì?
( Hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét đáng mến hơn)
HĐ3. Tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên. 
- Anh thanh niên được giới thiệu là người như thế nào?
(Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.)
-Anh sống và làm việc trong hoàn cảnh như thế nào?
( Sống một mình trên đỉnh núi cao, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mờ lạnh lẽo...)
- Nhận xét của em về hoàn cảnh đó?
( Buồn, vắng, cô đơn... )
GV. ở cái tuổi 27, cái tuổi mà người ta không thích sự cô độc. Bao nhiêu người đang bon chen một công việc nhàn nhã tại thành thị thì anh lại vui vẻ trèo núi, băng rừng, đến làm việc trên đỉnh Yên Sơn lạnh lẽo.
- Công việc của anh là gì?
- Công việc ấy đòi hỏi ở người ta điều gì?
( Sự tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao )
- Đó có phải công việc gian khổ?
( Là công việc gian khổ)
- Chi tiết nào cho thấy điều đó?
( Rét, nửa đêm đang nằm trong chăn... chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào cũng không đủ sáng...gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ chực đợi mình là ào ào xô tới... gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả...)
- Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
( ý thức công việc, lòng yêu nghề)
- Anh suy nghĩ như thế nào về công việc và cuộc sống?
( - "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được."
- "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc")
- Em hiểu như thế nào về những suy nghĩ đó?
( - Khi ta yêu thích công việc thì công việc đem lại cho ta niềm vui 
 - Là con người, ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng)
- Em có đồng cảm với suy nghĩ đó của anh không?
( HS tự bộc lộ)
- Qua đó, em nhận thấy phẩm chất nào của anh thanh niên?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên. 
* Trong công việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao
- Công việc: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất"
àđòi hỏi Sự tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao
->yêu thích công việc, sống có trách nhiệm, tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khó. 
3. Củng cố 
	- Phẩm chất của anh thanh niên thể hiện trong công việc. 
4. Hướng dẫn
	- Học bài, kể tóm tắt truyện.
	- Tìm hiểu phần còn lại của truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 66.doc