Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59+60 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59+60 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lí.

2. Kĩ năng:

Viết đoạn văn

3. Thái độ:

Có ý thức vận dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: bảng nhóm, phiếu học tập.

2. Phương pháp:

Vấn đáp, luyện tập.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: - Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự?

 - Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những hình thức gì? (lập luận, nêu ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ và dẫn chứng.)

2. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59+60 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A: Tiết 59– TổNG KếT Từ VựNG
9B (Luyện tập tổng hợp) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
2. Kĩ năng:
Sử dụng, phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ, phép tu từ khi nói, viết.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài tập 1
GV: hướng dẫn HS so sánh 2 dị bản của ca dao.
HS: thực hiện, chú ý phân tích sắc thái nghĩa khác nhau giữa 2 từ gật đầu, gật gù.
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài tập 2
GV: yêu cầu HS làm bài tập2.
Hoạt động nhóm
GV: giao n/vụ, nêu yêu cầu.
N1: làm bài 3.
N2: làm bài 4
N3: làm bài 5
N4: làm bài 6
HS: thảo luận 10’
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: chữa.
 * Bài tập 1
- Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên để chào hỏi hay bày tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị sự tán thưởng.
Xét trong câu ca dao trên, từ gật gù sẽ thích hợp hơn với ý nghĩa biểu đạt: tuy c/s đạm bạc nhưng vợ chồng biết chia xẻ niềm vui nỗi buồn trong c/s àc/s sẽ hạnh phúc.
* Bài tập 2
Người vợ không hiểu nghĩa cách nói “chỉ có một chân sút” có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người biết ghi bàn mà hiểu thành: cầu thủ ấy chỉ còn một chân để đi thì chơi bóng làm gì cho khổ.
* Bài tập 3
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển : vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
* Bài tập 4
- Nhóm từ: đỏ, xanh, hồng àcùng trường nghĩa chỉ màu sắc.
- Nhóm từ: lửa, cháy, tro àcùng trường nghĩa chỉ các sự vật liên quan đến lửa.
Hai trường nghĩa này cộng hưởng với nhau tạo nên một hình tượng chiếc áo đỏ bao trùm không gian, thời gian góp phần t/h t/y mãnh liệt cháy bỏng, đắm say.
* Bài tập 5
Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn đã được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật được nói tới.
* Bài tập 6
Chi tiết gây cười: ông sính chữ nguy ngập đến nơi, thế mà còn bày trò phân biệt giữa tiếng ta với tiếng Tây.
3. Củng cố:
GV khái quát lại KT từ vựng đã ôn trong 3 tiết trước.
4. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
..
Ngày giảng:	
9A: Tiết 60 – LUYệN TậP VIếT ĐOạN VĂN Tự Sự Có 
9B. Sử dụNG YếU Tố NGHị LUậN
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 Giúp học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lí.
2. Kĩ năng:
Viết đoạn văn
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm, phiếu học tập.
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự?
	 - Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những hình thức gì? (lập luận, nêu ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ và dẫn chứng.)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: 
HS: đọc đoạn văn trong sgk.
GV: Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?( các ý kiến , nhận xét cùng lí lẽ và dẫn chứng )
 GV: Vai trò của yếu tố nghị luận ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? 
HS: trả lời
GV: Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? 
HS:.
* Hoạt động 2:
- Học sinh thảo luận nhóm viết bài 1.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh.
- Xác định ngôi kể và thứ tự ngôi kể ? khi nói lời thuyết phục em đặt thành lời thoại hay suy nghĩ của mình ?
- Buổi sinh hoạt gồm các phần mục nào? ( Thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí ra sao, nội dung là gì, em phát biểu vấn đề gì, tại sao lại phát biểu vấn đề ấy, em đã thuyết phục cả lớp như thế nào?
- Yêu cầu học sinh viết khoảng 8-10 phút.
- Học sinh trình bày, nhận xét, đánh giá.
HS: HĐCN làm bài 2.
- Học sinh tham khảo bài văn sgk.
- Giáo viên gợi ý:
+ Người em kể là ai?
+ Người đó đã để lại việc làm, lời nói hay suy nghĩ gì?
+ Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì?
 Nội dung đó giản dị sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự 
1) VD : Lỗi lầm và sự biết ơn 
2. Nhận xét
- NL: + Những điều viết lên cát trong lòng người )
 + Vậy mỗi chúng ta . Lên đá 
 -> mang dáng dấp của một triết lý trong đời sống tinh thần của con người 
-> ứng xử có văn hóa trong cuộc sống vốn phức tạp 
=> Làm câu chuyện giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao 
Bài học : Sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa 
II. Thực hành viết đoạn văn : 
1)Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp 
- Buổi sinh hoạt diễn ra ntn? ( thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí của cuộc họp đó như thế nào? 
- Nội dung buổi sinh hoạt đó là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? 
-Em đã thuyết phục cả lớp ntn? (lí lẽ, dẫn chứng )
2. Viết đoạn kể về lời dạy bảo của bà 
3. Củng cố- Hướng dẫn. 
- Giáo viên củng cố lại tiết học.
- Chuẩn bị bài: Làng.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 59-60.doc