Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Qua phần phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.

3. Thái độ:

Biết yêu mến, trân trọng những người lương thiện, có hành động tốt đẹp.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ, tích hợp.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên.

2. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 41 -Văn bản:
9B.	 LụC VÂN TIÊN GặP NạN
 (Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Qua phần phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
3. Thái độ:
Biết yêu mến, trân trọng những người lương thiện, có hành động tốt đẹp. 
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ, tích hợp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : Cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên.	
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
GV giới thiệu vị trí của đoạn trích. 
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. 
GV: Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
HS: Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
- 8 câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm.
- 32 câu còn lại: Việc làm nhân đức của Ngư ông.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu văn bản
GV: Hãy tìm những chi tiết kể về hành động tội ác của Trịnh Hâm. Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động tàn bạo của hắn với Lục Vân Tiên.
- Đêm khuya lạnh ngắt. tại sao Trịnh Hâm lại chọn thời điểm này?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Động cơ gây tội ác của Trịnh Hâm là gì?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Hãy nhận xét về hành động tội ác của Trịnh Hâm?
GV: Đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, tại sao Trịnh Hâm lại kêu trời? qua đó có thể thấy hắn là kẻ như thế nào?
GV: Từ hành động gây tội ác của Trịnh Hâm, em có liên hệ gì tới thực trạng xã hội đương thời (HS thảo luận).
Qua hình ảnh Ngư Ông, Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện cách nhìn với nhân dân như thế nào?
Trong đoạn trích có những câu thơ, đoạn thơ nào thể hiện những đặc sắc về ngôn ngữ mô tả và khả năng bộc lộ cảm xúc của nhà thơ? Hãy phân tích chứng minh?
Hoạt động 3. Tổng kết
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Vị trí đoạn trích( sgk)
2. Bố cục: 2 phần.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hành động tội ác của Trịnh Hâm
* Động cơ thấp kém: do ghen ghét đố kỵ, tâm địa độc ác nhẫn tâm, hành động giết người.
+ Không sợ bại lộ
+ Không có người cứu.
- Từ khi gặp nhau ở trường thi, Trịnh Hâm đã ghen ghét đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên:
*Hành đông của kẻ bất nhân, bất nghĩa:
“Trịnh Hâm là người so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dâu có đậu cũng không xong rồi”.
- Thói ghen ghét đố kỵ biến hắn thành kẻ độc ác nhẫn tâm, việc hãm hại Lục Vân Tiên cả khi chàng đã bị mù chứng tỏ cái ác đã trở thành bản chất của Trịnh Hâm.
Trịnh Hâm đã tìm cách giết tiểu đồng của Lục Vân Tiên trước để dễ bề giết Lục Vân Tiên, sau đo nói dối lừa đưa Lục Vân Tiên về quê.
Hâm rằng: anh chớ ngại tình.
Tôi xin đưa tới đông thành mới thôi.
* hành động giết người có âm mưa sắp đặt khá kỹ lưỡng và chặt chẽ:
+ Bất nhân: giết một con người tội nghiệp (tàn phế)
+ Bội nghĩa: Vì Lục Vân Tiên là bạn của Trịnh Hâm (đã từng trà rượu khi đến trường thi).
Vân Tiên đã có lời nhờ cạy:
 tình trước ngãi sau
Có thương xin cứ giúp nhau phen này.
Trịnh Hâm đã từng hứa hẹn:
Đương cơn hoạn nạn gặp nhau
Người lành lỡ bỏ người sau sao đành.
Che giấu tội ác, đánh lừa mọi người, xảo quyệt.
Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác, cái ác trở thành bản chất trong con người hắn.
Cái nhìn tiến bộ của ông với quần chúng thể hiện lòng tin sâu sắc ở nhân dân.
Tác giả đã gửi gắm lòng tin ở cái thiện vào những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời.
Ngôn ngữ tự sự, mô tả mộc mạc, giản dị mà vẫ gợi cảm , giàu chất thơ, tình tứ phóng khoáng uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, biểu hiện khát vọng và niềm tin yêu cuộc đời của tác giả.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
- Sắp xếp tình tiết hợp lý.
- Xây dựng hiện tượng nghệ thuật đặc sắc: bút pháp ước lệ và hiện thức, xây dựng một Ngư Ông vừa mang tính cách người quân tử vừa là hiện thân của người lao động.
2. Về nội dung
Sự đối lập giữa thiện và ác; cao cả và thấp hèn, thể hiện niềm tin của nhà thơ vào đạo đức nhân dân thông qua việc miêu tả hành động tội ác của Trịnh Hâm và việc làm nhân cách cao thượng của Ngư Ông.

Tài liệu đính kèm:

  • docv41.doc