Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

3. Thái độ:

Có thái độ cảm thông đối với số phận bất hạnh.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều.

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, tích hợp.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 36 -Văn bản:
9B.	 KIềU ở LầU NGƯNG BíCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của nàng.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.
3. Thái độ:
Có thái độ cảm thông đối với số phận bất hạnh.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, tích hợp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chú thích.
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, chú ý nhấn giọng ở những điệp từ (8 câu cuối)
HS : đọc
GV: giải thích một số từ khó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
GV: xác định vị trí đoạn trích.
HS: trả lời
GV: Đoạn thơ có kết cấu như thế nào?
HS: - 6 câu thơ đầu: khung cảnh tự nhiên.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: Nỗi buồn sâu sắc của Kiều.
HS đọc 6 câu thơ đầu.
GV giải thích một số từ khó.
GV: Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Không gian được mở ra trước mắt Kiều như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi ý nghĩa nào của thời gian? Tâm trạng của con người được thể hiện qua hình ảnh đó như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Nàng nhớ đến ai trong cảnh ngộ này? (Kim Trọng và cha mẹ). Nhớ Kim Trọng trước có hợp lý không? Vì sao?
HS tranh luận.
GV: Nàng nhớ về những điều gì?
HS:
HS đọc tiếp 4 câu.
GV(dẫn): Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã nói lên tấm lòng nhớ thương, lo lắng, xót xa day dứt của người con gái hiếu thảo luôn cảm thấy chưa làm tròn bổn phận với cha mẹ. 
- Tác giả biểu hiện nỗi nhớ cha mẹ qua những hình ảnh thơ nào?
HS: trả lời.
GV: Từ đó em hiểu thêm được gì từ phẩm chất của nàng Kiều?
GV: yêu cầu HS nhận xét về nhịp, vần trong 8 câu thơ cuối.
Hoạt động 3. Tổng kết.
GV hướng dẫn HS nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
A. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích (sgk)
2. Bố cục: 3 phần
B. Tìm hiểu nội dung
1. 6 câu thơ đầu
Thuý Kiều ngắm nhìn “vẻ non xa”, “mảnh trăng gần” như ở cùng chung một vòm trời, trong một bức tranh đẹp.
- Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng cuộc sống của con người.
- Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.
- Bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.
- Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian, không gian.
- Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
2. 8 câu tiếp
a) Nỗi nhớ Kim Trọng
- Nhớ cảnh thề nguyền.
- Hình dung Kim Trọng đang mong đợi.
- Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt.
- Ân hận giày vò vì đã phụ tình chàng Kim.
b) Nỗi nhớ cha mẹ
- Xót xa cha mẹ đang mong tin con.
- Xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu.
ề Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh.
Nàng nhớ người thân, cố quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình.
3. 8 câu cuối
Mỗi câu lục đều bắt đầu bằng “buồn trông”.
- Cửa bể lúc chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
- Ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác về đâu.
Nhớ về quê hương. Đây là một hình ảnh khá quen thuộc trong thơ cổ, gợi nỗi nhớ quê: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Thơ Thôi Hiệu)
Liên tưởng thân phận mình như bông hoa kia, trôi dạt vô định.
- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Không còn chút hy vọng, tất cả một màu xanh.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, diễn tả tâm trạng buồn tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, nõi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước con tai biến dữ dội, lúc nào cũng như sắp ập đến, nỗi tuyệt vọng của nàng trước tương lai vô định.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ.
2. Về nội dung.
Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định.
3. Củng cố: 
GV hệ thống kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn:
Trau rồi vốn từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docv36.doc