Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 23: Hướng dẫn đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 23: Hướng dẫn đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại

 - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại

- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh

- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại

 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh

3. Thái độ: Giáo dục HS có cách nhìn đúng đắn với thói xa hoa, sự nhũng nhiễu của quan lại, vua chúa thời phong kiến

C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình, thảo luận nhóm.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương? Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây?

3. Bài mới: Vào TK XVI-XVII đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc do cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn. Ở Đàng ngoài các thế hệ nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa (1545-1786). Vào năm 1767, Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi, ban đầu vốn là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt trí tuệ hơn người ». Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối lập lại kỉ cương thì dần sinh kiêu căng, chỉ ăn chơi xa hoa, say mê cung phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng (Trịnh Tông-là con của Qúi phi Dương Ngọc Hoàn ) lập con thứ, gây nhiều biến động.Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn?

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 23: Hướng dẫn đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :5 Ngày soạn: 06/09/2011
Tiết PPCT: 23 Ngày dạy: 19/09/2011
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích Vũ Trung tùy bút - Phạm Đình Hổ ) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại
 - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại
Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh
Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại
 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh 
3. Thái độ: Giáo dục HS có cách nhìn đúng đắn với thói xa hoa, sự nhũng nhiễu của quan lại, vua chúa thời phong kiến
C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình, thảo luận nhóm..
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương? Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây?
3. Bài mới: Vào TK XVI-XVII đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc do cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn. Ở Đàng ngoài các thế hệ nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa (1545-1786). Vào năm 1767, Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi, ban đầu vốn là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt trí tuệ hơn người ». Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối lập lại kỉ cương thì dần sinh kiêu căng, chỉ ăn chơi xa hoa, say mê cung phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng (Trịnh Tông-là con của Qúi phi Dương Ngọc Hoàn ) lập con thứ, gây nhiều biến động...Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (10’)
GV: Dựa vào chú thích, HS trình bày những hiểu biết của mình về về tác giả Phạm Đình Hổ? 
HS nhìn chú thích và trả lời, 
GV: Còn gọi là ông Chiêu Hổ với những giai thoại hoạ thơ cùng Hồ Xuân Hương, từng là sinh đồ Quốc Tử giám, 2 tác phẩm có giá trị là “Vũ trung tuỳ bút”,“Tang thương ngũ lục”
Ông sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực.
- Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sinh không gặp thời.
GV: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ” thuộc thể loại nào? Thế nào là “Vũ trung tùy bút”?
HS trả lời, GV nhận xét
GV: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS trả lời, GV nhận xét
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (25’)
GV : Hướng dẫn HS đọc (Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo) Nhận xét giọng đọc của học sinh.
GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích)
GV: Nhận xét về bố cục của văn bản?
HS : Trình bày ý kiến. GV nhận xét
* HS đọc đoạn 1
 GV Những cuộc đi chơi của Trịnh Sâm được tác giả miêu tả như thế nào? Chú ý nhứng thú chơi, thủ đoạn Nhận xét gì về ngôi kể?
HS: thảo luận trả lời ? GV chốt ý
* HS : Đọc đoạn 2
GV: Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì? Thủ đoạn của chúng được gọi Ntn?
GV :Vì sao chúng có thể làm được như vậy?
GV: Những hành động của chúng làm người dân như thế nào?
HS Tìm hiểu trả lời
GV:Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằm mục đích gì? (Mẹ tác giả tự tay chặt cây?)
GV: Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả của tác giả? So với đoạn trên có gì khác?
GV: Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao? Cách kể tả của tác giả như thế nào ?
 GV chốt ý
GV: Em hiểu câu: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” hàm ý gì? Lịch sử đã chứng minh lời đoán này như thế nào?
(GV gợi ý: câu văn đó có phải là lời dự đoán của tác giả khôn ? Lời dự đoán đó Ntn ?)
GV: Qua câu chuyện em có thể khái quát
nguyên nhân khiến chính quyền Lê-Trịnh
suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì?
GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở 
điểm nào?
GV: Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản?
GV: So sánh sự giống nhau và khác nhau
giữa thể loại tuỳ bút, với truyện?
HS tìm hiểu trả lời, GV nhận xét và kẻ bảng so sánh
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’)
 GV gợi và hướng dẫn HS hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản: kẻ thức giả, triệu bất tường,
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839).
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: trích trong “Vũ trung tùy bút” – là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực 
b. Thể loại: tùy bút
- Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa), viết đầu thời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội
c.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
 a.Bố cục: 2 phần:
- Đoạn 1:Từ đầu-> “triệu bất tường...(Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm)
- Đoạn 2 :Còn lại (Lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng)
b.Phân tích:
b1. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm : 
- Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài, đi chơi liên miên, huy động người phục dịch, bày nhiều trò lố lăng tốn kém,
-> Cuộc sống của xa hoa của nhà chúa
- Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.Vua thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đem về tô điểm nơi phủ chúa ỷ thế để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ.
=> Tác giả lựa chọn ngôi kể với sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người
b2.Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
- Ra ngoài doạ dẫm, dò xét tìm đồ quí hiếm để chiếm đoạt cướp đi hoặc tống tiền nhân dân,
+ Thủ đoạn: mượn gió bẻ măng, bịa đặt, vu khống..
+ Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền,
=>Miêu tả sinh động: Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại được lộ rõ. Mọi phiền hà, thống khổ đều trút lên đầu người dân.
b3. Thái độ của tác giả: 
- Thể hiện qua giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại 
( Mẹ tác giả tự chặt cây sợ tai vạ ập đến, kẻ thức giả, triệu bất tường..)
- Câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa, dâm đãng của bọn vua chúa
=> Ngôn ngữ khách quan, tăng tính chân thực, thái độ bất bình của tác giả 
3. Tổng kết: 
* Nghệ thuật: 
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người 
- Miêu tả sinh động : từ nghi lễ mà chúa bày ra rất kì công đưa vật báu về phủ, những âm thanh khác lạ trong đêm, hành động trắng trợn của quan lại
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan thể hiện thái độ của tác giả trước hiện thực
* Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “ kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội
4.Luyện tập:
 Tuỳ bút Truyện
-Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt,.
- Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết.
- Giàu cảm xúc, chủ
quan.
- Chi tiết sự việc 
chân thực,
- Thuộc loại tự sự, văn xuôi có chi tiết, sự việc, nhân vật, cảm xúc,..
- Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo.
- Kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật.
- Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo.
- Chi tiết sự việc được hư cấu.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩmVũ trung tùy bút. Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản
- Học và nắm nội dung, thể loại tùy bút..
- Chuẩn bị: “Hoàng Lê nhất thống chí” 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT21 HDT CHUYEN CU TRONG PHU CHUA TRINH.doc