Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 13: Các Phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 13: Các Phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

2. Kỹ năng:

- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp

- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại

3. Thái độ :

- Hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp , giải thích ,phương pháp động não, thảo luận

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS ( 1’)

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 7’) Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?

- Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào liên quan đến phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự, phương châm về chất, phương châm về lượng?

- Nhân tiện đây tôi xin hỏi -> phương châm quan hệ (người nói muốn hỏi một vấn đề không thuộc đề tài đang trao đổi)

- Biết anh không vui nhưng tôi cũng phải thành thật mà nói là ý tưởng của anh chưa được hay lắm-> phương châm lịch sự

- Đừng nói leo , nói hớt -> phương châm lịch sự

- Đánh trống lảng -> phương châm quan hệ ( cố ý tránh né vấn đề người đối thoại muốn trao đổi)

- Nói có sách , mách có chứng

- Hình như là, theo tôi nghĩ, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói.-> Phương châm về chất ( người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất, người nói tin rằng điều mình đưa ra là đúng nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng từ ngữ chêm xen như vậy)

- Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết -> tôn trọng phương châm về lượng (không nhắc lại điều đã trình bày)

- Ăn ốc nói mò.-> Phương châm về chất

- Nói đơm nói đặt-> Phương châm về chất

- Hứa hưu hứa vượn -> Phương châm về chất

 3.Bài mới: Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vì lí do nào đó mà người nói, người viết không tuân thủ phương châm hội thoại

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 13: Các Phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :3 Ngày soạn: 25/08/2011
Tiết PPCT: 13 Ngày dạy: 29/08/2011
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại 
3. Thái độ : 
- Hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp , giải thích ,phương pháp động não, thảo luận 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS ( 1’) 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 7’) Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?
- Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào liên quan đến phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự, phương châm về chất, phương châm về lượng?
- Nhân tiện đây tôi xin hỏi -> phương châm quan hệ (người nói muốn hỏi một vấn đề không thuộc đề tài đang trao đổi)
- Biết anh không vui nhưng tôi cũng phải thành thật mà nói là ý tưởng của anh chưa được hay lắm-> phương châm lịch sự
- Đừng nói leo , nói hớt -> phương châm lịch sự
- Đánh trống lảng -> phương châm quan hệ ( cố ý tránh né vấn đề người đối thoại muốn trao đổi)
- Nói có sách , mách có chứng 
- Hình như là, theo tôi nghĩ, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói..-> Phương châm về chất ( người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất, người nói tin rằng điều mình đưa ra là đúng nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng từ ngữ chêm xen như vậy)
- Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết -> tôn trọng phương châm về lượng (không nhắc lại điều đã trình bày)
- Ăn ốc nói mò.-> Phương châm về chất
- Nói đơm nói đặt-> Phương châm về chất
- Hứa hưu hứa vượn -> Phương châm về chất
 3.Bài mới: Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vì lí do nào đó mà người nói, người viết không tuân thủ phương châm hội thoại 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG: ( 15’) 
* Ví dụ 1: HS đọc Truyện cười “Chào hỏi” (SGK/36).
GV: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao ?
GV: Thử tìm những tình huống khác mà lời hỏi thăm như trên được dùng một cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ phương châm lịch sự.
GV lấy VD Bạn A lâu không về quê chơi. Hôm nay A được mẹ cho về thăm quê, A gặp bác B, lễ phép chào: 
- Cháu chào bác ạ! Dạo này bác và gia đình có khoẻ không ạ? Cháu thấy bác hình như gầy hơn dạo trước, bác làm việc vất vả lắm phải không ạ?
 (Bạn A và bác B có quan hệ họ hàng).
GV: Vì sao ở truyện cười lời hỏi thăm đó không phù hợp, nhưng ở tình huống trên lại phù hợp?
GV: Qua trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
GV: Hãy rút ra kết luận về quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
GV: Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu ở các bài trước về các phương châm hội thoại, cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
HS: Các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại (Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự).
* Ví dụ 2: HS đọc đoạn đối thoại (SGK/37).
GV: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không?
HS: Câu trả lời không đáp ứng được nhu cầu thông tin của An.
GV: Phươngchâm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong câu trả lời của Ba? Vì sao lại như vậy?
HS: Ba đã không tuân thủ phương châm về lượng.
Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điều mà mình không biết chính xác nên phải trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất.
GV:Chỉ ra những tình huống tương tự trong cuộc sống 
HS: Ví dụ: 
- Bạn có biết nhà thầy hiệu trưởng trường THCS ĐạLong ở đâu không?
- Nhà thầy ở huyện Đam Rông chứ còn ở đâu nữa
* Ví dụ 3: Tình huống: Bác sỹ nói với một người mắc bệnh nan y (SGK/37).
GV: Phương châm hội thoại nào có thể không được
tuân thủ? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy?
HS: Phương châm về chất không được tuân thủ vì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình trạng sức khoẻ của mình mà bi quan. Vì vậy cần phải động viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp: Đó là có thể chữa được bệnh. Như vậy bác sỹ đã làm một việc rất nhân đạo và rất cần thiết.
GV: Nêu thêm tình huống tương tự trong cuộc sống?
Hoặc khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại, ta không thể nói họ xấu xí hay già trước tuổi.
GV: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại ở đây là gì?
GV: Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trong hơn.
LUYỆN TẬP: ( 20’) 
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
Bài 3: Câu: “Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội”
à Thể hiện phương châm lịch sự (Khen người giao tiếp với mình có cách nói, khoa nói tốt, đạt hiệu quả 
giao tiếp cao).
-> Vi phạm phương châm về chất 
(Không có bằng chứng sát thực).
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ( 2’) 
GV gợi ý qua truyện cười hoặc truyện dân gian
Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh trả lời:
-Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh
a/ Theo em người học sinh đó trả lời có đúng yêu cầu hay không ? Giải Thích?
b/ Cuộc hội thoại có thành công không?
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
* Ví dụ SGK/36 
Truyện cười : Chào hỏi
* Nhận xét :
 - Chàng rể đã tuân thủ phương châm lịch sự vì:
 + Gặp người đã chào hỏi. Tuy nhiên phương châm lịch sự chưa phù hợp
=> Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
- 5 tình huống đã học thì chỉ tình huống của phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại
* Ví dụ 2 SGK /37
- Câu trả lời không cung cấp đủ thông tin
-> Phương châm về lượng không được tuân thủ
- Câu trả lời chung chung
-> Tuân thủ phương châm về chất
* Ví dụ 3 :SGK/37
- Phương châm về chất không được tuân 
thủ 
* Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: 
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II. LUYỆN TẬP 
1-Bài tập 1 (SGK/38)
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại, phương châm cách thức, vì một ứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối với người khác thì có thể đây là câu nói có thông tin rất rõ ràng).
2-Bài tập 2 (SGK/38)
- Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt, miệng đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ở đây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nội dung câu chuyện).
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân
- Soạn bài : “Chuyện người con gái 
Nam Xương” : đọc và trả lời câu hỏi trong Sgk chuẩn bị cho văn bản sau bài viết
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC PHUONG CHAM HOI THOAI TT.doc