Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hồng Hải

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hồng Hải

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận đượctâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi qua các thời điểm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm nâng niu trân trọng những kĩ niệm đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

?Nêu một vài nét về tác giả-tác phẩm?

2. Bài mới

 

doc 65 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hồng Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn: 16/8/ 2011
 Ngày giảng:
 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
ii. chuẩn bị:
1.Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk
iii. tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
2. Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
? Đặc điểm thơ, truyện?
? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”?
GV: hướng dẫn đọc cảm, những câu biểu cảm.
HS đọc thầm và chú ý ở SGK
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao?
(Có thể xếp vào kiểu văn bản biểu cảm. vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.)
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt bằng những đoạn như thế nào?
G/V: Như vậy, từ những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu và hỡnh ảnh những em nhỏ rụt rố nỳp dưới nún mẹ lần đầu tiờn tới trường gọi cho nhõn vật “ tụi” nhớ lại mỡnh ngày ấy với những kỷ niệm trong sỏng, được tỏi hiện theo trỡnh tự thời gian. Kỷ niệm ấy đó sống dậy ào ạt trong lũng tỏc giả để thành truyện ngắn này 
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương.
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, cac dao, bút ký, giáo khoa.
- Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2.Tác phẩm
- In trong “Quê mẹ” - xuất bản 1941
 3.Đọc - chú thích
 4. Thể loại 
- Thể loại :Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản. 
5. Bố cục
Truyện có 5 đoạn cụ thể:
Đ1. Từ đầu - rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ
Đ2. Tiếp -ngọn núi: Tâm trạng hoặc cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường
Đ3. Tiếp- các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn
Đ4. Tiếp - nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
Đ5: Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai? - Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Hs đọc 4 câu đầu. 
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kĩ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- >Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ. g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.Nó không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhứ lại và cảm xúc thực của tôi khi ấy.
GV:Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Khi cựng mẹ đi trờn con đường tới trường trong ngày khai giảng đầu tiờn, nhõn vật “ tụi” cú cảm nhận và tõm trạng như thế nào? 
?Tõm trạng ấy xuất phỏt do đõu? 
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Khơi nguồn kỷ niệm: 
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến trường.
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
b. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên
- Con đường cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiờn thấy lạ đ tự cảm thấy cú sự thay đổi lớn trong lũng. 
- Cảm thấy đứng đắn, trang trọng với bộ quần ỏo dài, với mấy quyển vở mới trờn tay. 
- Cẩn thận nõng niu mấy quyển vở. Vừa lỳng tỳng, vừa muốn khẳng định mỡnh khi xin mẹ được cầm bỳt thước như cỏc bạn khỏc
ị Sự kiện quan trọng : Hụm nay tụi đi học. Đú là dấu hiệu đổi khỏc trong tỡnh cảm và nhận thức của một cậu bộ giàu cảm xỳc trong ngày đầu tới trường, tự thấy mỡnh như đó lớn lờn
3. Củng cố
-Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường.
4. Hướng dẫn về nhà:
-Đọc văn bản.
-Tìm hiểu tiếp những câu hỏi còn lại.
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
 Ngày soạn: 16/8/ 2011
 Ngày giảng:
Tiết 2 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
i. mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận đượctâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi qua các thời điểm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm nâng niu trân trọng những kĩ niệm đẹp.
ii. chuẩn bị:
1.Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk
iii. tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu một vài nét về tác giả-tác phẩm?
2. Bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản
GV đọc đoạn văn và nêu vấn đề:
?Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó?-> tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- NT: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - ->Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
?Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này 
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
-> Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn
Đọc đoạn cuối
?Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
? Hình ảnh con chin con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
-> H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
GV: Ngày nhân vật tôi lần đầu đến trường còn có người mẹ , những bậ phụ huynh khác, ông Đốc và thầy giáo trẻ.
?Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) đối với các em bé ngày đầu tiên đi học?
?Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... 
- Đoạn cuối của VB cú 2 chi tiết “ Một con chim nhỡn theo cỏnh chim”, “ nhưng tiếng phấn của thầy cụ đỏnh vần đọc
?Em hiểu 2 chi tiết này ntn?->Yờu thiờn nhiờn, yờu tuổi thơ nhưng yờu cả sự học hành để trưởng thành
? Theo dũng hồi tưởng của tỏc giả trở về dĩ vóng. Đến đõy em cú thể lý giải vỡ sao thời gian và khụng gian “Một buổi mai đầy sương thu và giú lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm khụng phai trong tõm trớ tỏc giả? 
ị Thời gian và khụng gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa : Lần đầu tiờn trong đời được cắp sỏch tới trường 
II. Tìm hiểu văn bản
c. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường
-Sân trường đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm->tôi lo sợ vẩn vơ.
-Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, như con chim con muốn bay nhưng còn e sợ, thèm đựơc như những người học trò cũ.
-Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run.
d. Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mỡnh lỳng tỳng khi nghe gọi đến tờn .
- Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, dỳi đầu vào lũng mẹ nức nở khúc theo bạn. Thấy mỡnh bước vào thế giới khỏc và cỏch xa mẹ hơn bao giờ hết đ vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng. 
e. Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
-Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với cảnh vật(tranh treo tường, bàn ghế)
-Với người bạn tí hon ngồi bên cạnh chưa gặp,nhưng ko cảm thấy xa lạ.
-Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin,nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên với bài Tôi đi học.
2. Cảm nhận về thỏi độ, cử chỉ của người lớn đối với cỏc em bộ lần đầu tiờn đi học : 
- Cỏc PHHS: Chuẩn bị chu đỏo cho con em; trõn trọng tham dự buổi lễ quan trọng này: cựng lo lắng, hồi hộp cựng con
- ễng đốc : là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu. 
- Thấy giỏo trẻ : vui tớnh, giàu tỡnh thương. 
ị Nhà trường và gia đỡnh rất cú trỏch nhiệm với thế hệ tương lai. Ngụi trường của nhõn vật “tụi” là một ngụi trường giỏo dục ấm ỏp, là nguồn nuụi dưỡng cỏc em trưởng thành. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này là gỡ? (chỳ ý bố cục, phương thức biểu đạt
III. Tổng kết
1.NT
- Bố cục theo dũng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhõn  ... ng lớp xuất thân , tính cách của nvật.
g Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này 1 cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu.
3. Kết luận
Ghi nhớ
 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS thảo luận, lập 2 nhóm t/ chức trò chơi tiếp sức.
BT 1 :
Bài 2 cho HS tìm hiểu giải thích.
VD: Nhút: một loại dưa muối ở Nghệ Tĩnh
 - Ngái: xa; Chộ: thấy; 
 Nam Bộ: nón: mũ và nón: Thơm: quả dứa; Vô: vào...
 Bài 3: Cho HS thực hiện phần bài tập trắc nghiệm.
Trong những trường hợp giao tiếp đưa ra ở bài tập 3, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương? trường hợp nào ko nên?
III. Luyện tập
BT1.
-Tâu, tháo thậu( Hưng Yên- Bắc Bộ)-> trâu, sáo sậu
-choa, nác, nôm(Trung bộ)->tao, nước, cưỡi.
-bự, khoai mì, mắc cỡ, té(Nam Bộ)->to, củ sắn, xấu hổ, ngã.
BT2.
-Một số biệt ngữ khác:
+viêm màng túi: hết tiền
+tụng kinh: học thuộc lòng
.....
BT3.
a). (+)
b). (- )
c). (- )
d). (- )
e). (- )
g). (-)
BT4: Qua sách vở, báo chí hoặc qua người lớn có thể biết để sưu tầm.
Ví dụ : Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? (Tố Hữu)
Chi: gì, sao
Rứa: thế, vậy
3. Củng cố
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác từ ngữ toàn dân như thế nào?
4.Hướng dẫn về nhà
-Nắm kĩ nội dụng các ghi nhớ
- Làm bài tập 4, mỗi em sưu tầm ít nhất 2 bài.
- Đọc thêm ( trang 59 )
- HS đọc lại những tác phẩm văn học- tập tóm tắt ( Chương trình lớp 8)
-Chuẩn bị bài " Tóm tắt văn bản tự sự "
Trả lời các câu hỏi trong sgk và tìm hiểu
+Thế nào là tóm tắt vb tự sự
+Những yêu cầu khi tóm tắt vb
+Các bước tóm tắt vb
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
 Ngày soạn: 17/9/2011
Tiết 19: Tóm tắt văn bản tự sự
i.mục tiêu
1/. Giúp HS:
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự.
2/. Kĩ năng HS:
- Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, đầy đủ ý, ngắn gọn.
3/. Giáo dục HS:
- Thấy đc tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tự sự, có ý thức vận dụng khi đọc các tác phẩm văn học.
ii.chuẩn bị
1.GV : soạn bài
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi skg
iii. tiến trình dạy học
 Hoạt động 1 : Khởi động
1.Kiểm tra bài cũ : ?Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
 ?Có mấy cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?
2. Bài mới: Khi các em đọc 1 tác phẩm văn học, một văn bản tự sự nào đó, các em cảm thấy thích thú, tâm đắc, muốn kể lại một cách ngắn gọn cho gia đình nghe. Như vậy các em đã thực hiện được việc tóm tắt văn bản tự sự. Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách thức tóm tắt như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Cho HS đọc mục 1(SGK) 
?Hãy nhắc lại thế nào là văn tự sự ?
->Là phương thức trình bày 1 chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến 1 kết thúc.
?Cho biết ý nghĩa của việc tóm tắt văn bản tự sự? ( tóm tắt: để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết nội dung chính của văn bản)
? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất’ trong tác phẩm tự sự?
? Ngoài những yếu tố quan trọng ấy, tác phẩm tự sự còn có những yếu tố khác nào?
? Khi tóm tắt t/p’ tự sự thì phải dựa vào những yếu tố nào là chính? g Sự việc và nhân vật chính
? Theo em mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
*VB tự sự thường là những vb có cốt truyện với các nhân vật,chi tiết và sự kiện tiêu biểu.Khi viết nhà văn thêm vào rất nhiều các yếu tố chi tiết phụ khác để làm cho câu chuyện thêm sinh động,hấp dẫn và có hồn.Do những yêu cầu và mục đích khác nhau,khi tóm tắt vb tự sự người ta thường tước bỏ đi những chi tiết,nhân vật và các yếu tố phụ ko quan trọng,chỉ để lại những sự việc và nhân vật chính của tp.
GV yêu cầu HS đọc văn bản tóm tắt ở SGK.
?Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? ( Sơn tinh, Thuỷ tinh).
?Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? 
?Văn bản tóm tắt trên có nêu đc nội dung chính của văn bản ấy ko? ( có , vì vb tóm tắt đã nêu lên được nhân vật tiêu biểu, sự việc tiêu biểu)
?Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với nguyên văn của văn bản?
?Từ việc tìm hiểu trên, theo em yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt là gì?
( - Bảo đảm tính khách quan )
( - Bảo đảm tính hoàn chỉnh ).
( - Bảo đảm tính cân đối).
?Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
*Tóm tắt vb là kĩ năng cần thiết,các em phải chú ý đến những yêu cầu,các bước tóm tắt vb để tóm tắt cho tốt
I.Thế nào là tóm tắt vb tự sự
1.Ví dụ
2. Nhận xét
- Sự việc và nhân vật chính.
- Miêu tả biểu cảm, các nvật phụ, các chi tiết
.
g Là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của t/p’ ấy
3. Kết luận
g Là kể lại sự việc chính xoay quanh nvật chính của VB một cách ngắn gọn.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a. Ví dụ
b. Nhận xét
-VB tóm tắt : ST,TT
- dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu 
- So sánh văn bản tóm tắt với nguyên văn.
+ Nguyên văn truyện dài hơn.
+ Số lượng nhân vật, chi tiết trong truyện nhiều.
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn.
c. Kết luận
2/. Các bước tóm tắt văn bản:
+ Bước 1: Đọc kĩ toàn bộ văn bản- nắm chắc nội dung.
+ Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
+ Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
+ Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn.
* Ghi nhớ SGK
3. Củng cố
- Thế nào là tóm tắt 1 văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần những yêu cầu nào? Nêu các bước tóm tắt văn bản?
4. Hướng dẫn về nhà
-Học kĩ nội dung ghi nhớ và biết vận dụng vào việc tóm tắt văn bản tự sự.	 
- Đọc truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao, đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " của Ngô Tất Tố nắm kĩ nội dung.
-Chuẩn bị phần luyện tập
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
 Ngày soạn: 18/9/2011
Tiết 20: luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự
i. Mục tiêu
1/. Kiến thức:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2/. Kĩ năng:
-Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
3/. Thái độ:
- Thấy đựơc đây là việc làm quan trọng và cần thiết.
ii. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án.
2/ HS: Tóm tắt trước văn bản " Lão Hạc"
iii. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động 1 : Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ : 
?Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt?
2. Bài mới:
Tiết trước, các em đã nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự. Hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành luyện tập tóm tắt 1 số tác phẩm văn học để khắc sâu lí thuyết.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
HS theo giỏi kĩ BT1 ( SGK)
? Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của truyện ngắn Lão Hạc chưa? Em có nhận xét gì về trình tự liệt kê ở SGK?
( Bản liệt kê nêu tương đối đầy đủ các SV, nhân vật và chi tiết tiêu biểu nhưng lộn xộn thiếu mạch lạc).
? Hãy sắp xếp lại sự việc trên theo thứ từ hợp lý?
? Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng 1 văn bản ngắn gọn ( khoảng 10 dòng).
- GV cho HS viết.
- Sau đó gọi 1 vài em đọc bản tóm tắt, lớp nhận xét.
- Cuối cùng, gọi 1 em tự tóm tắt bằng lời nói?
BT 2:
?Hãy tóm tắt đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn 10 dòng
Đọc lại đoạn trích
Xác định các nhân vật quan trọng ( Chị Dậu, cai lệ )
Lựa chọn những sự việc tiêu biểu, sắp xếp hợp lí
GV: + Chị Dậu vay gạo nấu cháo, động viên chồng ăn.
+ Anh Dậu cố ngồi dậy cầm bát cháo lên miệng.
+ Cai lệ, người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào bắt gia đình chị nộp đủ tiền sưu.
+ Chị Dậu tha thiết van xin, chúng khăng khăng một mực đòi cho kỳ được.
+ Chúng còn bịch luôn vào ngực chị,sấn đến để trói anh Dậu.
+ Tức quá chị Dậu cự lại: “chồng tôi đau ốm hành hạ”
+ Cai lệ tát vào mặt chị , hắn nhảy vào anh Dậu , chị Dậu túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn ngả chõng quèo.
d.Viết VB tóm tắt bằng lối văn của mình 
bt 3:
? Tại sao các văn bản " Tôi đi học", " Trong lòng mẹ"rất khó tóm tắt? Nếu muốn tóm tắt thì ta phải làm gì?
II. Luyện tập
BT 1
a. Sắp xếp lại theo trình tự hợp lý
1-b, 2- a, 3-d, 4-c, 5-g, 6-e, 7-i, 8-h, 9-k.
1. Lão Hạc có 1 người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
2. Con trai lão đi phu đồn điền Cao su, lão chỉ còn lại“cậu vàng”.
3. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
4. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
5. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấyvà bị ốm một trận khủng khiếp.
6. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bã chó.
7. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
8. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội.
9. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
b). Viết tóm tắt văn bản.
LH có 1 người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót.
Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông coi hộ mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bã chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. 
Vì: Đó là văn bản trữ tình, chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm nhân vật, ít các sự việc được kể lại.
- nêu tóm tắt thì phải viết lại truyện
3. Củng cố
? Thế nào là văn bản tự sự ?Tóm tắt văn bản tự sự phải qua những bước nào?
4. Hướng dẫn về nhà
-Hãy tóm tắt một văn bản em yêu thích đã học trong chương trình
- Chuẩn bị cho tiết trả bài, các em cần nhớ kĩ đề và tự đánh giá bài viết của mình qua gợi ý đánh giá ở SGK.
 iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
 Kiểm tra giáo án đầu tuần
 TTCM
 Lê Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 15(2).doc