Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Đại

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 – Giúp học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 2. Kĩ năng:

- Thực hành, so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

 3. Có ý thức lựa chọn từ ngữ, trau dồi vốn từ.

B. CHUẨN BỊ

1. Bảng phụ vẽ sơ đồ mục I (tr.10)

2. Bảng phụ vẽ sơ đồ biểu diễn mối quan hệ bao hàm ( vd.c/I )

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra : Két hợp khi học bài mới

- Bài mới:

 

doc 322 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2010
 Tiết 1+ 2 - Văn bản: Tôi đi học
 ( Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
 1. Về kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tre nhỏ ở tổi đến trường trong một văn bản tự sự.
- Thấy được ngòi bút giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Trân trọng, giứ gìn những kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
- Yêu trường, lớp, thầy cô giáo và bè bạn.
B Chuẩn bị: - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu.
 - ảnh chân dung tác giả, bảng phụ 3 hình ảnh so sánh đặc sắc.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra: Vở soạn, Sgk, dụng cụ học tập
- Bài mới:
 * Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi thơ- tuổi cắp sách tới trường thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đi học:
 Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khóc
 Mẹ dỗ dành yêu thương
 ( Viễn Phương)
 Truyện ngắn “ Tôi đi học”của Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm man mác bâng khuâng của một thời thơ ấu ấy. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu truyện kĩ hơn qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức chính
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc.
 - G/vđọc mẫu- 2 h/s đọc tiếp- g/v nhận xét.
- Dựa vào chú thích sgk tr 8, hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
- GV Giới thiệu chân dung tác giả giới thiệu tập truyện nếu có. HS quan sát.
GV nhấn mạnh :
-Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
 - Hãy quan sát một lượt chú thích Sgk 
Tr 8,9 Giải thích một số từ khó sau :
- Theo em, ông đốc là danh từ chung hay dt riêng? (chung)
- Lớp 5 trong truyện có gì khác lớp 5 em học cách đây 3 năm ?
I. Đọc văn bản và hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản:
2. Hiểu chú thích.
a. Tác giả - Tác phẩm
*. Tác giả
- Thanh Tịnh(1911-1988), quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, văn ... Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tập thơ. Trong đó nổi tiếng nhất là tập Quê mẹ - truyện ngắn và Đi giữa một mùa sen- truyện thơ.
- Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
*. Tác phẩm
- Được in trong tập Quê mẹ - xuất bản 1941.
b.Giải thích từ khó
- Tựu trường, ông đốc, lạm nhận.
. Là lớp thấp nhất trong hệ thống giáo dục trước c/m.
- Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng hoàn toàn được không?
-Theo em nên xếp văn bản vào phương thức biểu đạt nào ?
- Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của n/v Tôi ,vậy có thể ngắt thành mấy đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản
* Đọc lại đoạn1, giọng chậm, bồi hồi .
- Cảm xúc buỏi tựu trường đầu tiên của t/g được khơi nguồn từ thời điểm nào?
-Em có nhận xét gì về cảnh thời gian và không gian ấy?
GVbình, mở rộng:
- Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc của t/g lúc ấy?
-Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ấy có gì đáng lưu ý?Tác dụng?
- PB suy nghĩ của em về cách nhập đề của t/g?
*Đọc phần 2 của văn bản. Nội dung khái quát của phần này ? Trình tự diễn tả ntn?
*Quan sát vb từ “Buổi mai hôm ấy”> “ngọn núi”.
- Trên đường tới trường” Tôi” đã cảm nhận ntn về xung quanh?
? Vẫn là con đường cảnh vật thường ngày nhưng tại sao hôm nay “Tôi” thấy lạ ?
-Tôi đã cảm nhận ntn về chính mình lúc đó?
- T/g đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào để miêu tả? Giúp ta cảm nhận được cảm giác và tâm trạng ntn của” Tôi”?
*Quan sát phần văn bản từ “ trước sân trường” > “cảnh lạ”.
? Cảm nhận của n/v “ Tôi”về trường hôm nay có gì khác ngày thường? Tìm những chi tiết chứng tỏ?
-Phát hiện những cảm nhận của n/v “Tôi”về mọi người xung quanh? Đặc biệt khi hồi trống vang lên?
-Nhận xét về cách kể, tả? Tác dụng?
GV nhấn mạnh:
- Khi nghe thầy giáo gọi tên mọi người,gọi tên mình vào lớp” Tôi” thấy thế nào? Đặc biệt khi mọi người nhìn ngắm và khi sắp hàng vào lớp, cảm giác của “Tôi” ra sao?
? Vì sao”Tôi” có cảm giác như vậy?
- Những từ ngữ nào được sử dụng và nhắc lại nhiêu lần? Tác dụng?
GV phân tích:
*Đọc từ”Một mùi hương”> hết bài.
- Khi ngồi trong lớp học, tâm trạng, cảm giác của “Tôi” ra sao?
-Qua phân tích, tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về h/a, từ ngữ, chi tiết diễn đạt? Tác dụng?
-Trong mỗi chúng ta, ai cũng có buổi đầu tiên đi học, có cảm xúc bâng khuâng xao xuyến như Thanh Tịnh nhưng không phải ai cũng viết được truyện hay như ông, vì sao vậy?
- Hãy giúp cô điểm lại h/a những người lớn với những nét nổi bật?
- Hình ảnh các bậc phụ huynh gợi nhắc em nhớ về vb nào đã học ở lớp 7?
-Còn những người thầy thì sao?
- Qua những h/a trên, em có nhận xét gì về trách nhiệm của mọi người đói với trẻ em, với sự nghiệp GD nước nhà?
- Trong truyện” Tôi đi học” t/g đã rất thành công trong việc sử dụng h/a so sánh đẹp tiêu biểu khi miêu tả. Em hãy chỉ ra và phân tích một vài h/a tiêu biểu ( Có thể dùng bảng phụ ) 
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tổng kết 
- Hãy nhận xét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này?
- Câu truyện giúp em cảm nhận được điều gì?
*Gọi 2 h/s đọc ghi nhớ :
 Hoạt đông 4: Hướng dẫn luyện tập
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu chung.
- Thể loại:Truyện ngắn tự truyện .
. Không! vì toàn truyện là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “ Tôi”. Hơn nữa, đây là một tác phẩm văn chương có giá trị tư tưởng nghệ thuật đã được xuất bản từ lâu.
- Phương thức biểu cảm ( có yếu tố miêu tả, tự sự)
- Bố cục: 2 phần
 a.Từ đầu > “rộn rã” : Khơi nguồn cảm xúc.
 b. Còn lại: Diễn biến tâm trạng, cảm giác của n/v “tôi” về buổi đầu tiên đi học.
 . Phần b lại có thể chia làm nhiều phần nhỏ : 
 - Từ” buổi mai”> ngọn núi: Tâm trạng trên đường cùng mẹ tới trường.
 -Tiếp đến” trong các lớp”: Tâm trạng khi đứng giữa sân trường.
- Tiếp đến”chút nào hết”: Tâm trạng khi nghe gọi tên, rời mẹ vào lớp.
- Còn lại: Tâm trạng khi ngồi vào chỗ, học tiết đầu tiên.
2. Phân tích.
a.Khơi nguồn cảm xúc
- Thời gian: Cuối thu ( đầu tháng 9, khai trường toàn quốc)
- Thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc( đặc trưng t/n miền Bắc)
- Sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
>dễ gợi buồn gợi nhớ, thường khơi gợi cảm hứng sáng tác.
.Đúng vậy, có rất nhiều áng thơ hay, sống mãi trong lòng người đọc được khơi gợi từ một nét thu:
Chùm thơ thu-Nguyễn Khuyến, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Đây mùa thu tới- Xuân Diệu... 
.Đối với Hoài Thanh cũng vậy,những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu, đặc biệt là h/a mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên cắp sách đến trường đã khơi dậy trong lòng tác giả bao nguồn cảm xúc khác nhau : 
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc: 
+Nao nức những kỉ niệm mơn trường man của buổi tựu trường
+ Từng bừng rộn rã
+Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở...như mấy cành hoa tươi....mỉm cười
>Tlgợi tả,gợi cảm,h/a so sánh giàu sức gợi, diễn tả nhiều cung bậc tâm tư, t/c đẹp đẽ, trong sáng, đáng nhớ, đáng chia sẻ, đầy mến thương.
> Nhập đề ngắn gọn,tự nhiên,gây ấn tượng sâu sắc.
 ( Hết tiết1)
b. Diễn biến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
*. Khi cùng mẹ trên đường tới trường 
- Con đường đã quen...tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật đều thay đổi .
- Trong lòng có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
.Điêù ấy cũng đúng thôi! Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa,chạy nhảy, thả diều với bạn...đi học quả là một sự kiện lớn, một thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt tuổi thơ.
. Sự kiện ấy không chỉ làm thay đổi cách nhìn của đối với cảnh vật xung quanhmà còn làm thay đổi cả cảm giác, tâm trạng của em.
-Trang trọng ,đứng đắn trong chiếc áovải dù đen.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở.
- Vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khắng đinh mình( xin mẹ được cầm bút, thước như các bạn).
>Kết hợp kể, tả, biểu cảm: diễn tả những cảm giác mới mẻ, trang trọng, náo nức của n/v “Tôi”.
. Đó cũng là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa ttẻ lần đầu tiên tới trường.
.Nhũng động từ “thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn..được sử dụng đúng chỗ khiến người đọc hình dung rõ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh ngây thơ, đáng yêu của chú bé.
* Khi đúng trước sân trường
- Sân trường dày đặc cả người,ai cũng áo quần sạch sẽ, khuôn mặt vui tươi ,sáng sủa.
- Ngôi trường vừa xinh xẵn vừa oai nghiêm, sân: rộng,mình : cao hơn.
- Cảm thấy lo sợ,vẩn vơ( vì thấy mình quá nhỏ bé)
.” Tôi còn” hướng mắt nhìn về mọi người, thấy họ như những con chim nonđứng bên bờ tổ( so sánh tinh tế: vừa tả đúng tâm trạng vừa gợi liên tưởng sâu xa> mái trường như tổ ấm- học tò như cánh chim non thật đáng yêu).
-Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ, ...e sợ,..thèm vụng,...ước ao khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
- Cảm thấy chơ vơ...vụng về... lúng túng ...
>Kể +tả tinh tế: diễn tả sinh động, hợp lý sự chuyển biến tâm trạng phức tạp của n/v “Tôi”.
.Đó là tâm trạng vừa bỡ ngỡ, lo sợvẩn vơ,vừa ước ao thầm vụng, vừa vụng về, lúng túng( rất giống tâm trạng của chúng ta buổi đầu tiên cắp sách tới trường phải không các em?)
* Khi nghe gọi tên vào lớp
- Hồi hộp...tim như ngừng đập..quên cả mẹ đứng sau.
- Giật mình, lúng túng.
- Được mọi người nhìn càng lúng túng hơn.
- Cảm thấy nặng nề...nức nở khóc theo.
.Vì sắp phải rời bàn tay yêu thương của mẹ..vì thấy mình bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
>Từ ngữ đặc tả tâm trạng, điệp từ( lúng túng- 4 lần): diễn tả tâm trạng, miêu tả nhiều cử chỉ, suy nghĩ, cảm giác hồn nhiên, trong sáng của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.( hồi hộp, lúng túng, lo sợ, rụt rè)
. Những từ ngữ trên còn gợi cho người đọc nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình- như gặp lại chính mình trong buổi học đầu tiên.
.Dường như không phải Thanh Tịnh đang viết văn mà ông đang sông lại những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình. Ông đang giãi bầy tuổi thơ, giãi bầy kỉ niệm đẹp đẽ,trong sáng, chân thực đến vô cùng với mọi người.
.Điều đáng lưu ý là càng đến những phút cuối của buổi tựu trường cảm xúc của t/g càng trong sáng, chân thực hơn.
* Khi ngồi trong lớp
-Vừa xa lạ, vừa gần gũi thân quen.
-Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
>Cảm giác xốn xang.
. Có thể nói, đoạn văn bản kết thúc truyện thật ngắn gọn mà hiện lên nhiều hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa: một tiếng chim hót, một ánh mắt thèm thuồng, tiếng phấn viết...tất cả như đánh dấu giờ phút sang trang của tâm hồn thơ dại, tạm biệt tuổi ấu thơ bước vào thế giới học trò đầy khó khăn và lý thú.
* ... hực trước c/m tháng 8 - dòng VH bắt đầu khởi nguồn từ những năm 20, phát triẻn rực rỡ vào những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX > Đem lại cho VH hiện đại Việt Nam những tên tuổi nhà văn và tác phẩm kiệt xuất: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển
GV chốt:
 VH hiện thực phê phán VNđã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá VHVN về nhiều mặt: đề tài, chủ đề, thể loại, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ 
-Bên cạnh những nét chung trên, mỗi văn bản lại có những nét riêng nào?
GV tiếp tục tổ chức trò chơi tương tự như phần I. Sau đó nhận xét đánh giátheo nội dung bảng thống kê sau:
II.So sánh 3 văn bản :Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ, lão Hạc.
1. Điểm giống:
a.Về phương thức biểu đạt và ngôn ngữ
- Đều là văn bản tự sự hiện đại, đều viết bằng chữ Quốc ngữ( Khác truyện kí trung đại)
b.Thời gian ra đời
- Đều ra đời trước c/m,trong giai đoạn 1930- 1945.
c.Đề tài, chủ đề
- Đều đi sâu miêu tả số phận của những con người cực khổ, bị vùi dập.
d. Giá trị tư tưởng
- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo
( yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ, cao quí của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa.
e.Giá trị nghệ thuật
- Biện pháp hiện thực chân thực gần gũi đời sống,ngôn ngữ giản dị, cách kể chuyện và miêu tả người, tâm lýcụ thể , hấp dẫn.
2. Điểm khác
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Đề tài, chủ đề
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1.
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
Hồi kí
Tự sự
 xen
Tr/tình
Tình cảnh khốn khổ
của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi làm ăn xa.
Nỗi đau xót tủi hận và nhớ thương mẹ khi ở xa.
 Cảm xúc nồng nàn , hạnh phúc lớn lao khi ở trong lòng mẹ.
 Giọng vănchân thành, tha thiết.
 Cảm xúc tuôn trào, chan chứa mãnh liệt .
2.
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
Tiểu
thuyết
Tự sự
 xen
Miêu tả
Người phụ nữ nông dân cùng khổ bị đè nén, áp bức đẫ uát ức vùng lên.
 Tố cáo chế dộ bất nhân tàn ác.
 Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn,sức mạnh vùng lên của người phụ nữ nông thôn trước c/m
Xây dựng n/v chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động, trong thế đối lập với các n/v khác.
 Kể và tả rất sinh động.
3. 
Lão Hạc
Nam Cao
Truyện
ngắn
Tự sự
xen
Miêu tả,biểu cảm
 Ông lão nông dân nghèo khổ, giầu tự trọng và tình yêu thương.
 Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ
 N/v được miêu tả và phân tích diễn biến tâm lý sâu sắc.
 Câu ch. được kể linh hoạt, chân thực kết hợp trữ tình và triết lý.
Gv chốt: Thực ra sự khác nhau chỉ là tương đối, chính nhờ đó mà tạo nên sự đa dạng, đa diện, hấp dẫn của văn học HTPP.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học
Gv gợi ý cho hs:
Nên viết thành đoạn văn trình bầy những cảm nhận của mình.
-Dựa vào gợi ý, hs viết đoạn.
 Gv gọi 1,2 em có bài viết tốt trình bầy trước lớp.
III. Đoạn văn ( nhân vật) mà em yêu thích nhất trong 3 văn bản trên
Vd:
- Mở đoạn:Giới thiệu đoạn văn ( n/v) mà em thích nhất.
- Thấn đoạn: Trình bầy các lý do thích.
* Đoạn văn 
 +Do nội dung tư tưởng
 + Do hình thức nghệ thuật
 + Lý do khác.
* Nhân vật ?..
- Kết đoạn
.
- Củng cố : 1. Có thể cho hs xem trích đoạn bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy .
 2.Qua đoạn phim có thể hỏi hs nhận biết về 1 số n/v , 1 số diễn viên nhập vai.
- HDVN :
1.Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ Tức nước vỡ bờ câu thành ngữ ấy được chọn làm nhan đề cho đoạn trích có thoả đáng không? Vì sao? (viết thành bài văn ngắn)
2.Viét nối thêm kết truyệnkhác cho văn bản Lão Hạc.
3. Soạn Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
Tiết 44- Tập làm văn :
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
a. Mục tiêu cần đạt- Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò , vị trí và đạc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
- Phấn biệt van băn thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm,nghị luận.
B.Chuẩn bị
* GV :1. Giáo án có sử dụng công nghệ thông tin ( nếu cần)
 2. Một số bảng phụ.
* Hs:1. Bảng nhóm 
 2.Một số văn bản giới thiệu, trình bầy đặc điểm , công dụng, cách dùng.., thường gặp trong đời sống hằng ngày.
C. Tổ chức các hoạt động dạy- học 
- ổn định tổ chức
- Kiẻm tra : Kết hợp khi tìm hiểu bài mới
- Bài mới 
Nội dung các hoạt động
đích cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
*GV treo bảng phụ( hoặc bật đèn chiếu) 3 văn bản mẫu( mục 1/I, sgk-tr 114)'
- Cả lớp quan sát, lần lượt 3 hs đọc từng văn bản
* Gv nêu câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời:
- Mỗi văn bản trên trình bầy, giới thiệu , giải thích điều gì?
GV đánh giá hs trả lời, rút ra nhận xêt " a"
GV chốt về phương pháp trình bầy giới thiệu trên:
- Trong cuộc sống hằng ngày em thường gặp kiểu văn bản như trên khi nào?
- Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại thuyết minh mà em biết?
GV nhận xét các ví dụ , rut ra nhận xét " b"- Vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sóng con người:
* Hs quan sát lại một lượt 3 văn bản mẫu trên.
* GVphân lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi mục 2/ I sgk -tr116, 117
- Sau khoảng 3-4 phút, đại diện từng nhóm trả lời, gv đánh giá, bổ xung, rút ra nhận xét:
Nhóm 1:Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm được không?Taị sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
GV nhận xét , chốt dặc điểm 1 của văn bản thuyết minh :
Nhóm 2 Những tri thức được cung cấp ở các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Gv chốt đặc điẻm 2 :
 Phân tích mở rộng thêm:
Nhóm 3: Các văn bản trên thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
Gv rút ra đặc điểm 3 của văn bản thuyết minh:
Gv phân tích thêm 1 số ví dụ để làm sáng tỏ đặc điểm này
Nhóm 4: Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
 Gv nhận xét, rút ra dặc điểm 4 của văn bản thuyết minh:
-Qua phân tích các bài tập trên, em thấy văn bản thuyết minh có mấy đặc điểm chung cần ghi nhớ?
( Gọi hs nhắc lại 4 đặc điểm chung vùa phấn tich trên)
-Gọi 1 hs đọc ghi nhớ - sgk, tr117
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
* Bài 1, Gv treo bảng phụ 2 văn bản
( hoặc đưa lên đèn chiếu)
. Gọi 1 hs đọc 2 văn bản" a"," b"
- Phân lớp làm 2 nhóm, mỗi dãy bàn là một nhóm.Yêu cầu nhóm 1 thảo luận phần " a", nhóm 2 thảo luận phần "b". Sau 3 phút, gv cho đại diện từng nhóm trình bầy miệng, rồi nhận xét:
* Bài 2.
-Cả lớp đọc lướt văn bản" Thông tin " 1 lượt. Các bàn thảo luận, trả lời ngắn gọn câu hỏi vào bảng nhóm. sau 3 phút, gv chữa:
* Bài 3
Học sinh độc lập suy nghĩ, trình bầy ý kiến cá nhân, gv nhận xét:
I.Vai trò và dặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. văn bản Thuyết minh trong đời sống con người
* Đọc văn bản mẫu( mục 1/I ,sgk-tr 114)
- Văn bản a.:Trình bầy về lợi ích của cây dừa Bình định.
.Lợi ích này gắn liền với đặc điểm cây dừa mà loại cây khác không có.
. Tất nhiên , cây dừa nơi khác cũng có lợi ích như thế, nhưng văn bản này giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình định.
- Văn bản b: Giải thích tác dụng của chát diệp lục làm cho người ta tháy lá cây có mầu xanh.
- Văn bản c: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá,nghệ thuật lớn của Việt Nam với những nét tiêu biểu riêng của Huế.
*Nhận xét
a.Ba văn bản trên cung cấp những tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân ..của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bầy ,giới thiệu, giải thích.
-> Được gọi là văn bản thuyết minh.
VD 1:
- Khi mua một ti vi, tủ lạnh, máy giặtthường kèm theo 1 bản thuyết minh về cấu tạo, tính năng, cách dùng.
- Khi mua hộp bánh, tren mỗi hộp bánh thường có lời giới thiệu về nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu, hạn sử dụng
-Khi đi tham quan một di tich lịch sử, thường thấy ở cổng một bảng giới thiệu về nguồn gốc , lai lịch, sơ đồ
VD2:
- Thuyết minh về một trận bóng đá.
- Thuyết minh về cách làm bánh trôi.
- Thuyết minh một buổi đồng diễn nghi thức
b. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sốngcon người .
2.Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
.Không!Vì:
 Văn bản tự sự phải có nhân vật và sự việc,
 Văn bản nghị luận: Luận điểm , luận cứ phải rõ ràng.
 Văn bản miêu tả: Phải có hình ảnh , cảnh sắc, con người.
 Văn biểu cảm phải có cảm xúc.
=> Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất , nguyên nhâncủa các sự việc và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội .
=> Tri thức trong văn bản thuyết minh khách quan, xác thực, hữu ích cho con người .
.Văn bản thuyết minh không có hư cấu, tưởng tượng, tránh cãm xúc chủ quan.
. Văn bản thuyết minhcó tính chất thực dụng, cung cấp thông tin là chính, không bắt buộc người đọcphải thưởng thức cái hay, cái đẹp như một tác phẩm văn học.
. Tuy nhiên, viết văn bản thuyết minh có cảm xúc,biết gây hứng thú cho người đọc thì tốt hơn. 
=> Phương pháp trình bầy văn bản thuyết minh: Trình bầy, giới thiệu, giải thích..
VD:
Văn bản " a" :Trình bày những đặc điểm cơ bản về cây dừa - Thân, lá, nước, cùi , sọ..
Văn bản "b"Giải thích tính chát xanh lục của lá cây .
Văn bản " c": Giới thiệu về Huế :
cảnh sắc thien nhiên, các công trình kién trúc, các món ăn của Huế.
=> Văn bản thuyết minh cần dược trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- GV chốt : Như vậy là, bài học hôm nay không chỉ giúp các em hiểu được vai trò , vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống mà còn giúp các em nắm được một số đặc điểm của văn bản thuyết minh. Các em cũng bước đầu phân biệt được văn bản thuyết minh với các văn bản đã học như: tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
 GHI NHớ ( sgk-tr 117)
II. Luyện tập
* Bài 1( sgk- tr 117, 118)
- Cả 2 văn bản dều là văn bản thuyết minh. 
- Vì: Văn bản " a"Cung cấp những kiến thức khách quan, sát thực về lĩnh vực lịch sử.
 Văn bản " b" cung cấp các kiến thức khác quan, hữu ích cho con người về lĩnh vực sinh học.
*Bài 2( sgk-tr118)
- Văn bản " Thông tin về ngày trái đất năm 2000" : Là văn bản thuyết minh.
- Nội dung thuyết minh:
 +Tác hại của bao bì ni lông
 + Cách hạn chế sử dụng
- Tác dụng: Đề xuất 1 hành động tích cực để bảo vệ môi trường.
* Bài 3( sgk- tr118)
- Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh.
- Vì : 
 + Văn bản tự sự :Đòi hỏi phải giới thiệu đôi nét về nhân vật, sự việc.
 + Văn miêu tả: Phải giới thiệucảnh vật, con người, không gian. thời gian.
 + Văn biểu cảm: Cần giới thiệu đối tượng gây cảm xúc.
 + Văn nghị luận:Phải giới thiệu luận điểm luận cứ
Củng cố:
 1.Văn bản thuyết minh có vai trò, vị trí như thế nào trong đời sống con người?
2.Hãy trình bầy các đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
- HDVN :
1. Học thuộc nội dung cần ghi nhớ
2.Hoàn thành các bài tập vào vở
3.Xem trước : Phương pháp thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 CKTKN.doc