Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011

I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) mỗi câu 0,5đ

 Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

1. Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu là khái niệm:

 a. Câu đặc biệt c. Câu rút gọn

 b. Câu đơn d. Cả a, b đều đúng

2. Hãy cho biết câu nào là câu rút gọn trong những câu sau:

 a. Người ta là hoa đất c. Em chưa giải được bài toán này.

 b. Học ăn, học nói, học gói, học mở d. Mùa xuân, họa mi hót.

II. TỰ LUẬN ( 9 điểm)

 Câu 1: Gạch dưới các trạng ngừ trong câu sau:(3đ)

 a. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như hai gọng kìm

 b. Tôi viết công trình này mất khoảng 4 năm.

 c. Tôi đi bộ được 10 km trong một ngày.

 Câu 2: Thế nào là câu rút gọn ? cho VD (1,5 đ)

 Câu 3:Nêu ý nghĩa của trạng ngữ ? cho VD (1,5 đ)

 Câu 4: Nêu tác dụng của câu đặc biệt? cho VD (3 đ)

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
- Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu ( TT).
- Tiết 90: Kiểm tra tiếng việt
- Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh.
Tiết 89	 Ngày dạy ./ lớp 7a1, 7a2, 7a3
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tt)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
-Công dụng của trạng ngữ.
-Cách tách trạng ngữ thành câu riêng
2. Kĩ năng:
 -Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
-Tách trạng ngữ thành câu riêng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT.
2. Học sinh: SGK, soạn bài.
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:	Câu hỏi củng cố bài trước, hoặc câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Chứng minh trong văn bản nghị luận là g ì?
2. Lí lẽ nào khiến cho bài viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục?
a. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng. b. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
c. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm. d. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hđộng 1: Công dụng của trạng ngữ.
 GV dùng bảng phụ ghi VD một a và b phần I.
 Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong hai câu a, b?
è HS đọc câu 1 a, b phần I
® (1) Thường thường, vào khoảng đó (TG)
 (2) Sáng dậy (TG)
 (3) Trên giàn thiên lí (NC)
 (4)Chỉ độ tám chín giờ sáng (TG)
 (5) Trên nền trời trong trong (NC)
 (6) Về mùa đông (TG)
I. Tìm hiểu bài:
 1. Công dụng của trạng ngữ:
Ví dụ: 
 a.  Trên giàn hoa lí, vài con ong / siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa
-> Nối kết các câu.
 b. Về mùa đông, lá bàng / đỏ như màu đồng hun
 Em có nhận xét gì về cấu tạo và vị trí của các trạng ngữ?
-> + Cấu tạo: Là các từ, cụm DT, cụm TT, cụm ĐT.
 + Vị trí: đầu câu, có khi nối tiếp nhau.
 Có nên lược bỏ các trạng ngữ trong hai câu trên không? Vì sao?
® Không nên lược bỏ vì:
 + Các trạng ngữ (1), (2), (4), (6) bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung câu miêu tả chính xác hơn.
 + Các trạng ngữ (1), (2), (3), (4), (5) có tác dụng tạo liên kết câu.
 Em có nhận xét gì khi các câu thiếu đi trạng ngữ?
-> Thiếu trạng ngữ thì các câu sẽ thiếu những thông tin cần thiết.
 Trong văn bản nghị luận trạng ngữ có vai trò gì đối với việc thể hiện trình tự lập luận?
® Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân – kết quả, suy lí
è HS đọc ghi nhớ 1.
 GV: Để minh họa cho ghi nhớ 1 Các em thực hành BT1.
 Hãy xác định các trạng ngữ trong hai đoạn văn a, b.
è HS đọc phần luyện tập câu 1 a, b SGK.47.
® Các trạng ngữ trong hai đoạn văn a, b là:
 a. (1) Ở loại bài thứ nhất
 (2) Ở loại bài thứ hai
 b. (3) Đã bao lần
 (4) Lần đầu tiên chập chững biết đi.
 (5) Lần đầu tiên tập bơi
 (6) Lần đầu tiên chơi bóng bàn
 (7) Lúc còn học phổ thông
 (8) Về môn hóa
Bài tập 1 (Luyện tập)
 Công dụng của trạng ngữ:
Câu a:
 - Ở loại bài thứ nhất.
 - Ở loại bài thứ hai
® Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
Câu b:
 - Lần đầu tiên chập chững biết đi.
 - Lần đầu tiên tập bơi
 - Lần đầu tiên chơi bóng bàn
 - Lúc còn học phổ thông
 - Về môn hóa
 Công dụng của các trạng ngữ vừa nêu ở câu a, b?
 Chuyển ý: Trạng ngữ có vị trí cơ động: đầu, giữa, cuối câu. Trường hợp trạng ngữ cuối câu có thể tách thành câu riêng. Việc tách câu riêng như vậy có tác dụng gì? sang mục II.
® Trạng ngữ (1), (2) câu a chỉ trình tự lập luận.
® Trạng ngữ (3), (4), (5), (6), (7), (8) ở câu b chỉ trình tự của các lập luận.
® Có hai tác dụng:
· Bổ sung những thông tin tình huống.
· Liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn rõ ràng dễ hiểu.
® Trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.
Hđộng 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng.
 GV chép VD câu một phần II
 Em hãy chỉ ra trạng ngữ của câu đứng trước?
 Hãy so sánh trạng ngữ ở câu đứng trước với câu đứng sau để thấy sự giống nhau và khác nhau?
® Để tự hào với tiếng nói của mình.
® + Giống nhau: về nghĩa cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ – có thể gộp hai câu thành câu duy nhất có hai trạng ngữ.
 + Khác nhau: Trạng ngữ “để tin tưởng vào tương lai của nó” tách ra câu riêng.
 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
 VD: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
 Việc tách ra câu riêng như trên có tác dụng gì?
® Có tác dụng nhấn mạnh vào trạng ngữ đứng sau.
è HS đọc ghi nhớ 2.
 HS đọc lại ghi nhớ 1, 2.
-> Nhấn mạnh một đặc điểm.
II. Ghi nhớù1,2: SGK/47,48.
Hđộng 3: Hệ thống kiến thức.
III. Luyện tập
 Bài tập 2: (Luyện tập) theo quy trình bài tập.
	Xác định và nêu tác dụng của trạng ngữ được tách thành câu riêng:
	a. Trạng ngữ được tách: “Năm 72”
	® Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
	b. Trạng ngữ được tách: Trong lúc tiếng đờn vẫn khác khỏai vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
	® Tác dụng: Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
 Bài tập 3: Đoạn văn trình bày sự giàu đẹp của Tiếng Việt có sử dụng trạng ngữ: Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta cũng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của Tiếng Việt, nhiều câu thơ vừa là hoa vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải: “Gươm đàn nửa gánh, non sôngmột chèo”
	Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp.
	(Phạm Văn Đồng – giữ gìn sự trong sáng của TV - 1966)
4. Củng cố: 
- HS đọc 2 ghi nhớ.
- GV dùng bảng phụ cho câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn học tự học	
a. Nội dung vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ. 
-Xác định các câu có thành phần trạng ngữ.
b. Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị kiểm tra TV học bài đã dặn tuần trước.
+ Rút gọn câu
+ Câu đặc biệt
+ Thêm trạng ngữ cho câu 
+ Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo )
* Yêu cầu thuộc ghi nhớ, hiểu bài tập trắc nghiệm đúng quy định.
TUẦN : 23	KIỂM TRA : 1TIẾT
TIẾT :90	MÔN : Tiếng việt 
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nội dung các văn bản đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến đã học vào bài làm của mình.
3.Thái độ: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài của mình, trong cách dùng từ đặt câu.
II.Xây dựng ma trận:	
STT
Nội dung
Mức độ nhận biết
Tổng số câu
Tổng số điểm
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TL
TN
TL
TN
1
Rút gọn câu
C1
C2
C2
3
2,5 đ
2
Câu đặc biệt
C4
1
3 đ
3
Thêm trạng ngữ cho câu
C3
1
1,5 đ
4
Xác định trạng ngữ trong câu
C1
1
3 đ
TS
6
10
ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: Câu 1 => c.	Câu 2 =>b	
Tự luận:	
Câu 1: Trạng ngữ :a. Đứng trước tổ dế , b.Mất khoảng 4 năm. c. Trong một ngày.
Câu 2 : Khi nói và viết ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
	VD. Bao giờ cậu đi Hà Nội? Ngày mai.
Câu 3: cTrạng ngữ được thêm vào trong câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc được nêu trong câu.
Câu 4: -Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
	-Liệt kê, thông báovề sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;
- Bộc lộ cảm xúc;
	-Gọi đáp.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Ổn định:
KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động Kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
HĐ1.Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết kiểm
Nghiêm túc trong khi kiểm tra
Đọc kỹ đề bài
HĐ2. GV phát đề (hoặc chép đề) cho HS
Yêu cầu : trình bài sạch đẹp
Viết ít sai chính tả
Phần tự luận cần diễn đạt tốt
HĐ 3. GV thu bài
Học sinh nhận biết
Đề bài có hai phần.
 1.Phần trắc nghiệm :2 câu/ 1đ
 2. Phần tự luận: 4 câu/9 đ
Học sinh làm bài
Học sinh nộp bài 
VI. Hướng dẫn về nhà:
Nội dung bài cũ: Ơn lại nội dung đã học.
Hướng dẫn soạn bài:
-Về nhà soạn bài” Cách làm bài văn lập luận chứng minh” 
-Đọc trước đề bài,xác định luận điểm, ý nghĩa câu tục ngữ.
 Tiết 90:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) mỗi câu 0,5đ
	Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu là khái niệm:
	a. Câu đặc biệt	c. Câu rút gọn
	b. Câu đơn	d. Cả a, b đều đúng
2. Hãy cho biết câu nào là câu rút gọn trong những câu sau:	
	a. Người ta là hoa đất	 c. Em chưa giải được bài toán này.
	b. Học ăn, học nói, học gói, học mở 	 d. Mùa xuân, họa mi hót.
II. TỰ LUẬN ( 9 điểm) 
	Câu 1: Gạch dưới các trạng ngừ trong câu sau:(3đ)
	a. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như hai gọng kìm
	b. Tôi viết công trình này mất khoảng 4 năm.
	c. Tôi đi bộ được 10 km trong một ngày.
	Câu 2: Thế nào là câu rút gọn ? cho VD (1,5 đ)
	Câu 3:Nêu ý nghĩa của trạng ngữ ? cho VD (1,5 đ)
	Câu 4: Nêu tác dụng của câu đặc biệt? cho VD (3 đ)
-------------------------------------------------------------------
Tiết 91	
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề,lập ý,lập dàn ývà viết các phần,đoạn trong bài văn chứng minh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
 GV ghi đề bài lên bảng
è HS đọc đề bài.
I. Các bước làm bài lập luận chứng minh:
 Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?
 Luận điểm ấy được thể hiện trong những câu nào?
® Luận điểm: ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
® Luận điểm được thể hiện trong câu tục ngữ và trong lời chỉ dẫn của đề: Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của “chí” trong cuộc sống.
 Đề: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 “Chí” có nghĩa là gì?
® “Chí” là hòai bão, lý tưởng đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
 GV chuyển tiếp tìm ý:
 Muốn chứng minh câu tục ngữ trên, ta phải làm thế nào?
 Em hãy nêu lí lẽ phân tích đề trên?
 GV đưa thêm lí lẽ khác: Muốn đạt thành công thì có mục đích, lý tưởng và quyết tâm theo đuổi.
® Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: nêu lí lẽ, dẫn chứng.
® Bất cứ việc gì, ta không có chí, không chuyên tâm, kiên trì, khó khăn thì bỏ dở, chẳng bao giờ thành công được.
 Em hãy nêu dẫn chứng?
® Ví dụ: Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học.
 + Các ví dụ trong bài “Đừng sợ vấp ngã”
 + Một HS yếu môn toán, chăm chỉ rèn luyện, sau một thời gian bạn ấy khá lâu rồi lên giỏi.
 Một bài văn hay nghị luận thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
® Bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
 Bài chứng minh đó có đi ngược lại qui luật chung đó hay không?
® Không, bài chứng minh lúc nào bố cục cũng ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 GV cho HS đọc dàn bài SGK.49.
è HS đọc dàn bài.
è HS đọc phần ba viết bài
 Khi mở bài có cần lập luận không?
® Có cần lập luận để đi đến luận điểm.
 Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào? 
® Ba cách khác nhau hoàn toàn:
 + Lập luận bằng cách đi thẳng vào vấn đề.
 + Suy từ cái chung đến cái riêng.
 + Suy từ tâm lí con người.
 Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của đề bài không?
® Rất phù hợp vì cách lập luận đó là những lí lẽ dẫn đến luận điểm của đề bài.
 Viết phần mở bài xong, viết tiếp phần thân bài. Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài?
® Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài như: “thật vậy, đúng vậy”
® Liên kết hình thức.
 Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với đoạn trước đó? Ngòai những cách nói: “Đúng như vậy hay thật vậy” còn cách nào khác nữa không?
® Còn cách khác là liên kết nói dung: Viết đoạn phân tích lí lẽ. Viết đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có cách thuyết phục ® tạo sự mạch lạc
 Viết phần kết bài, làm cách gì để phần thân bài liên kết với kết bài?
® Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: “Tóm lại” hoặc nhắc lại ý trong mở bài: “Câu tục ngữ cho ta bài học”
 Kết bài đã hô ứng với mở bài chưa? Kết bài cho thấy luận điểm chứng minh chưa?
® Lời văn kết bài phải hô ứng với mở bài. Phải nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh.
 GV giảng hô ứng: Luận điểm được nêu ở mở bài, sang kết bài luận điểm đó phải được lập lại.
 GV: Sau cùng các em đọc và sửa chữa bài.
 Ghi nhớ: SGK Tr50
II. Luyện tập:
 Đề 1, Đề 2 SGK.51 – HS về nhà làm.
 Gợi ý: Hai đề có điểm giống nhau, đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí, tương tự như ý nghĩa của câu “Có chí thì nên”. Các em tham khảo dàn bài SGK.49.
 Khác nhau: Đề 1: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó nhọc như mài sắt thành kim cũng có thể hoàn thành.
 Còn đề 2: chứng minh: “Không có việc gì khó” cần chú ý hai chiều thuận và nghịch: Một mặt, nếu lòng không bền thì không làm được việc, còn đã quyết chí thì dù việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
4. Củng cố: 
- Bốn bước làm bài lập luận chứng minh là gì?
- Nêu dàn bài 3 phần bài lập luận chứng minh, xác nhận nhiệm vụ từng phần.
5.Hướng dẫn học tự học
a. Nội dung vừa học:
- Học thuộc lòng ghi nhớ, làm bài tập đề 1, 2.
-Sưu tầm một số văn bản chứng minh để làm tài liêu học tập
b. Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài mới: “Luyện tập lập luận chứng minh” theo SGK.
+ Chuẩn bị làm văn với đề: “ Chứng minh rằng nhân dânVN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn”.
+ Trả lời câu hỏi theo gợi ý SGK.
Tiết 92
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi,quen thuộc.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
II. Chuẩn bị: SGK, SGV
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước làm bài lập luận chứng minh?
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
 GV ghi đề lên bảng
è HS đọc đề, nắm phần chuẩn bị ở nhà.
 Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn”
 Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? (Em tìm luận điểm)
® Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam.
 Yêu cầu lập luận chứng minh phải làm như thế nào?
® Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng thích hợp để cho người đọc (nghe) thấy điều được nêu ở đề bài là đúng đắn là có thật.
 Em sẽ diễn giải ý nghĩa hai câu tục ngữ ấy như thế nào?
® + Nghĩa đen: Lúc giơ tay hái: một trái cây chín trên cành, ta lại nhớ đế kẻ trồng cây. Lúc sung sướng uống từng ngụm nước mát lành ta vẫn không quên nhắc nhở nhở nhau: “Uống nước nhớ nguồn”
 + Nghĩa bóng: chính là luận điểm đã nêu ở trên.
 Em sẽ đưa những biểu hiện nào trong thực tế đời sống để chứng minh cho đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn”
® HS thảo luận trả lời: Chém cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, cuốn sách ta đọc đều là thành quả lao động của bao người làm ra phục vụ xã hội.
 Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? Hãy kể một số lễ hội mà em biết?
® Ở các dịp lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh Công lao của các vị anh hùng dân tộc được nhân dân nhắc nhở, tưởng niệm, nhớ ơn (tên đường, trường học, tỉnh, thành phố)
 Các ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?
® Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên, ông bà được đặt nơi trang trọng, cúng giỗ là biểu hiện tình cảm: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
 Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam; Ngày Quốc tế Phụ nữ; Ngày thầy thuốc Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?
® Phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong nhà thương binh liệt sĩ; Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, Thầy thuốc Việt Nam đó cũng là biết ơn bằng hành động cụ thể với cả tấm lòng chân thành trong những ngày lễ ấy.
 Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục lễ hội ấy được không? Vì sao?
® Không thể thiếu vì: Các phong tục, lễ hội ấy là biểu hiện lòng biết ơn sâu sắc.
 Ngòai những nội dung biểu hiện ở trên, em thấy có thể bổ sung thêm những biểu hiện nào khác nữa?
® Ví dụ: Những câu ca dao khuyên con người ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, thầy cô giáo 
 GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo trình tự thời gian chứng minh dọc theo chiều lịch sử: “Từ xưa đến nay” ý sắp xếp theo hai luận điểm.
 - Từ xưa, dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống.
 - Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời đại tiếp tục phát huy.
 GV tổ chức HS trình bày cả lớp nhận xét, đánh giá.
® HS tham khảo các đoạn mở bài, kết bài, học tập cách nêu luận điểm, dẫn chứng bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
 Dàn bài:
 Mở bài: - Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn nhớ đến cội nguồn, luôn biết ơn những người đi trước đã tạo nên thành quả hưởng thụ trong cuộc sống
 - Đạo lí ấy được mọi người hưởng ứng và tiếp tục phát huy.
 - Tục ngữ lưu truyền “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
 Thân bài: Phần chứng minh (dẫn chứng)
 + Lễ hội các vị anh hùng dân tộc
 + Ngày giỗ tổ tiên
 + Ngày thương binh liệt sĩ, Quốc tế Phụ nữ, Thầy thuốc Việt Nam, Nhà giáo Việt Nam
 + Những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô.
 + Cơm ta ăn, áo ta mặc, sách ta đọc, đó là thành quả của người khác.
 Kết bài: - Biết ơn là cơ sở đạo làm người.
 - Kế thừa và phát huy.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại luận điểm chính của đề bài trên.
- Nêu lại lí lẽ và dẫn chứng.
5. Hướng dẫn học ở nhàø:
a. Nội dung vừa học:
- Làm hoàn chỉnh hai đoạn văn tự chọn vào tập bài soạn.
b. Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ theo SGK. Trả lời các câu hỏi trang 55.
+ Đọc văn bản, tìm hiểu vài nét về tác giả.
+ Nêu luận điểm chính.
+ Tìmhiểu trình tự lập luận của tác giả.
+ Nêu lên nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc