Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 đến 12 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 đến 12 - Năm học 2012-2013

MỤC TIÊU BÀI DẠY : Giúp HS nắm được :

1. Kiến thức:

 - Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.

 - Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

2. Kĩ năng :

 - Đọc – hiểu văn bản thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

 - Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.

- Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

* Kĩ năng sống:

3. Thái độ:

 Thêm lòng yêu quê hương, đất nước.

II/ CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên:

Giáo án, SGK, SGV.

 2/ Học sinh:

 Học bài, đọc và trả lời câu hỏi SGK, SGK.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

 1/ Phương pháp:

 Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, phân tích.

 2/ Kỹ thuật dạy học:

 Động não, suy nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật trong bài thơ.

 

doc 31 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 đến 12 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	 Ngày soạn:...........................
Tiết 37	 Ngày dạy:............................
 Lớp dạy:...............................	
Tập làm văn : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
MỤC TIÊU BÀI DẠY : Giúp HS nắm được :
1. Kiến thức: 
	- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
	 	- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng :
	- Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
* Kĩ năng sống: 
3. Thái độ:
- Bộc lộ tình cảm chân thành trước các sự việc trong văn biểu cảm.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV.
	2/ Học sinh:
	Học bài, đọc và trả lời câu hỏi SGK, SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	1/ Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, phân tích.
	2/ Kỹ thuật dạy học:
	Động não, suy nghĩ về các nội dung của bài tập.
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY:
 Lớp
Sĩ số
 Học sinh vắng
 Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
7G
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1.......................................
2.......................................
3.......................................
4.......................................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm
Đọc đoạn văn ( SGK 117)
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
- Nhắc đến những công dụng của cây tre -> khẳng định và mong muốn cây tre mãi trường tồn.
? Vậy theo em, Cây tre gắn bó với con người Việt Nam bởi những công dụng như thế nào?
* Gv: Bài này tác gải viết vào 1955, khi đó ông chưa nghĩ đến sự xuất hiện của đồ nhựa, mới chỉ nghĩ đến xi măng cốt sắt. Nhưng dù có đồ nhựa đi nữa thì tác dụng của cây tre vẫn nhiều hơn những gì tác giả viết: chiếu tre, tăm tre, đũa tre, hàng mĩ nghệ bằng tre
Tác giả lập ý (biểu cảm) bằng cách nào?
(Nhắc lại quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai -> cách bày tỏ tình cảm với sự vật.)
- Đọc đoạn văn SGK 118
? Tác giả say mê con gà đất như thế nào?
 (Chú gà trống đẹp mã, oai vệ. Nhớ lại những kỷ niệm khi chơi con gà đất, khi hoá thân vào con gà trống để cất lên điệu nhạc sớm mai)
? Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì?
 ( Suy nghĩ về hiện tại: lý giải vì sao đồ chơi hấp dẫn với tre, nuối tiếc đồ chơi tuổi thơ)
? Cách lập ý của đoạn văn này là gì?
- Đọc đoạn văn 1 SGK 119
? Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
?Vậy dựa vào trí tưởng tượng này, theo em người viết có quên được cô giáo không?
- HS đọc đoạn 2(SGK 120)
? Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả bày tỏ tình cảm gì?
? Đoạn văn lập ý theo cách nào?
- Tưởng tượng giả định tình huống.
Đọc đoạn văn. (Sgk – Tr 120, 121)
? Cho biết đối tượng miêu tả là ai?
-U tôi
? Đoạn văn đã miêu tả như thế nào về hình dáng? Nét mặt của U tôi? 
? Qua đoạn văn em thấy sự quan sát có tác dụng thể hiện tình cảm như thế nào?
- Gợi tả bóng dáng khuôn mặt mẹ với tất cả lòng thương cảm, hối hận của mình vì đã vô tình, thờ ơ)
? Quan sát hình ảnh người mẹ tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào?
? Em nhận xét gì về tình cảm trong các bài văn , đoạn văn trên?
 ( Tình cảm chân thật, sự việc nêu do đó người viết trải nghiệm hoặc có trong kinh nghiệm của người viết.)
* GV: Dù lập ý bằng cách nào cũng yêu cầu tình cảm phải chân thật -> bài văn mới thuyết phục làm cho người đọc tin, đồng cảm.
 - HS đọc ghi nhớ
*HOẠT ĐỘNG2:Hướng dẫn luyện tập.
 - Hs đọc đề luyện tập – sgk
- Lập ý cho đề: Cảm xúc về vườn nhà.
- Lập ý cho đề: Cảm xúc về người thân.
- Lập ý cho đề: Cảm xúc về con mèo.
I. Những cách lập dàn ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
a. Bài tập
b. Nhận xét
- Tre gắn bó với các em, dân tộc Việt Nam -> chia ngọt sẻ bùi
- Tre bóng mát, là khúc nhạc tâm tình
- Tra làm sáo
-> cây tre mãi gắn bó và hữu ích
-> từ thực tại mà liên hệ tới tương lai, bộc lộ cảm xúc.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại
a. Bài tập
b.Nhận xét
+ Nhắc lại kỉ niệm khi chơi con gà đất.
+ Nuối tiếc đồ chơi tuổi thơ.
-> từ việc hồi tưởng quá khứ mà suy nghĩ về hiện tại
3. Tưởng tượng tình huống , hứa hẹn, mong ước
a. Bài tập
b. Nhận xét
* Đoạn 1: 
- Lòng yêu mến cô giáo
+ Chẳng bao giờ em lại quên được cô.
+ Khi lớn lên em luôn nhớ cô, nhớ lại những kỉ niệm khi còn học cô 
-> tưởng tượng tình huống: không thể quên cô giáo.
* Đoạn 2:
+ Ở cực Bắc, nghĩ tới cực Nam trên núi ông nghĩ đến vùng biển, nơi đầy chim nhớ về xứ Tôm.
-> tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.
4. Quan sát , suy ngẫm
a. Bài tập
b. Nhận xét
+ Đoạn văn dùng biện pháp quan sát chi tiết 
-> nảy sinh cảm xúc
+ Nhà văn gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già -> thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
® Khắc họa hình ảnh con người, nêu nhận xét và bày tỏ tình cảm với người đó.
* Ghi nhớ ( SGK 121)
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: Tập lập ý bài văn biểu cảm
* Đề 1: Cảm xúc về vườn nhà.
- Xác định , hình dung khu vườn nhà em từng có , đang có, mơ ước.
- Xác định vị trí không gian, thời gian viết về vườn nhà. Điều này sẽ quy định cảm xúc của bài.
-> Nếu xa: hoài niệm về vườn 
- Miêu tả khu vườn gắn bó với đời sống của gia đình em ( Hiện tại hoặc lâu đời). Nếu thiếu nó cuộc sống của gia đình em sẽ như thế nào?
- Em có thể nghĩ đến công lao , ý nguyện của người tạo lập khu vườn mà bày tỏ lòng biết ơn. Nếu chẳng may phải bán vườn -> nuối tiếc.
* Đề 2: Cảm xúc về người thân.
+ Xác định người thân định viết là ai? Mối quan hệ thân tình của mình với người đó
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ
- Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt vui chơi
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm , lòng mong muốn.
* Đề 3: Cảm xúc về con mèo.
1. Hoàn cảnh nuôi mèo: Do nhà quá nhiều chuột, do thích mèo đẹp, do có ngưòi bạn cho mèo.........
2. Quá trình nuôi dưỡng quan sát hoạt động của con mèo: Thái độ, cử chỉ, của người nuôi và của con mèo. Mèo tập dượt bắt chuột và kết quả. Nhận xét : Ngoan (hư), không ăn vụng 
(ăn vụng). Bắt chuột giỏ ( lười) 
3. Quá trình hình thành tình cảm của ngưòi với con mèo : Ban đầu thích vì mèo đẹp, 
( Màu lông, mắt, tiếng kêu, hình dáng ). Sau đó thấy quý mến vì ngoan ngoãn, bắt chuột giỏi, thấy quấn quýt như người bạn nhỏ. 
4. Cảm nghĩ: Con mèo cũng có một đời sống tình cảm. Biết cư sử tốt với người tốt, xả thân vì người tốt. diệt chuột làm sạch môi trường. Căm giận bọn bất lương chuyện đi bắt chộm mèo để bán.
4. Củng cố:
	Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm, đó là những cách nào?
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ;
- Làm bài tập d;
- Chuẩn bị: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
* Rút kinh nghiệm
Tuần 10	 Ngày soạn:............................
Tiết 38	 Ngày dạy:.............................
 Lớp dạy:................................	
Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch
MỤC TIÊU BÀI DẠY : Giúp HS nắm được :
1. Kiến thức: 
	- Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
	- Nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
	- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Kĩ năng :
	- Đọc – hiểu văn bản thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
	- Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
* Kĩ năng sống: 
3. Thái độ:
	Thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV.
	2/ Học sinh:
	Học bài, đọc và trả lời câu hỏi SGK, SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	1/ Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, phân tích.
	2/ Kỹ thuật dạy học:
	Động não, suy nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật trong bài thơ. 
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY:
 Lớp
Sĩ số
 Học sinh vắng
 Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
7G
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1.......................................
2.......................................
3.......................................
4.......................................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
	Đọc thuộc lòng bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” ? Nêu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung?
3.Bài mới:
	Lí Bạch – một nhà thơ đời Đường. Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc: “ Vọng nguyệt hoài hương ” ( trông trăng nhớ quê ) cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Bài thơ Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) cũng nói về ánh trăng. Hôm nay mời các em cùng thầy tìm hiểu bài thơ này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG
GV gọi HS đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích SGK trang 123.
GV: HD đọc: Rõ ràng, chậm buồn
Giải thích từ khó
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Em hãy so sánh thể thơ của hai văn bản phiên âm và dịch thơ?
Cả hai đều là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, nhưng ở bản dịch thơ câu đầu không gieo vần.
 Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị qui định chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
 Bài thơ cũng là nỗi nhớ quê nhà khi tác giả nhìn thấy ánh trăng.
HĐ 2: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN
Cho HS đọc hai câu đầu(Cả phiên âm và dịch nghĩa).
? Theo em ở hai câu thơ đầu gợi tả cảnh gì? Cảnh đó được tác giả miêu tả như thế nào?
? Em hãy cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở trong hai câu thơ đầu?
? Theo em, khi nhìn thấy ánh trăng nhà thơ đã có cảm nhận như thế nào? 
? Vậy em hiểu gì về câu thơ “Ngỡ là sương trên mặt đất”?
? Vậy theo các em đằng sau vẻ đẹp của ánh trăng thì nhà thơ còn muốn thể hiện tình cảm như thế nào đối với thiên nhiên? 
 Nếu như ở hai câu thơ đầu là ánh trăng đêm lung linh, huyền ảo với không gian tràn ngập ánh trăng thì ở hai câu cuối cũng chính không gian đó nhà thơ lại chuyển từ trực giác sang cảm giác. Vậy cảm giác đó như thế nào?(Chuyển ý)
GV hướng dẫn HS phân tích, chứng minh hai câu sau không phải là tả tình thuần túy
? Để thể hiện tình cảm đố ... hân tiếp theo.
HĐ2:HDHS SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM
*KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ đồng âm đúng nghĩa, phù hợp với thực tế giao tiếp của bản thân.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.
*KTDH: 
 - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ đồng âm theo những tình huống cụ thể.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ Tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
Hs đọc mục 1 SGK II
?Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong hai câu trên?
Hs:
?Nếu bỏ đi các từ ngữ khác trong 2 câu trên thì em có xác định được nghĩa của 2 từ “lồng” không?
Hs:Không
GV nhấn mạnh:Chúng ta phải căn cứ vào văn cảnh(chính là các từ ngữ trong câu văn) để xác định nghĩa của các từ “lồng”
Gọi hs đọc VD2 mục II
?Nếu tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp thì có thể hiểu câu văn này theo mấy 
nghĩa?
Hs:- Đem cá về kho với tương.
 - Đem cá về cất vào kho.
GV:Như vậy từ “kho” được hiểu theo nghĩa nước đôi (2 cách hiểu nghĩa)
?Vậy khi người nói muốn yêu cầu người nghe mang cá về để chế biến thì em sẽ thêm những từ ngữ vào câu văn trên như thế nào?
HS: - Đem cá về mà kho.
 - Đem cá về kho tương/mắm/mặn...
?Khi người nói muốn yêu cầu ngươi nghe mang cá về để vào nơi chứa đựng thì em sẽ nói như thế nào?
Hs: - Đem cá về nhập kho.
 - Đem cá về cất vào kho.
? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
HS: Trả lời theo ghi nhớ 2 SGK/136
GV nhấn mạnh: Cơ sở đế hiểu đúng nghĩa của từ đồng âm chính là ngữ cảnh và tình huống giao tiếp.
GV gọi hs đọc ghi nhớ 2 SGK
GV cho hs chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ để củng cố.
GV kể câu chuyện vui:
Xưa có một ông lý đã có vợ. Ông lấy thêm bà vợ thứ hai(bà vợ hai này trẻ đẹp nên muốn được trở thành vợ cả, khiến bà vợ kia rất tức giận.Hai bà thường xuyên cãi vã, ghen ghét nhau. Biết vậy, ông lý gọi cả hai bà vợ đến và bảo:”Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả.”Từ đó hai bà vợ sống rất vui vẻ với nhau.
?Câu nói của ông lý có gì đặc biệt mà giải được nỗi bất hoà giữa hai bà vợ?
Hs: Sử dụng từ đồng âm “cả”
?Việc sử dụng từ đồng âm trong trường hợp của ông lý có tác dụng gì?
GV chốt: Vậy việc sử dụng từ đồng âm còn có tác dụng tu từ nghệ thuật(gây bất ngờ)VD như trong bài ca dao “Bà già đi chợ cầu Đông” ở phần giới thiệu bài:Từ “lợi” được sử dụng tạo sắc thái mỉa mai trong câu trả lời của thầy bói về bà già mà còn muốn lấy chồng hám lợi.Chúng ta sẽ gặp lại VD này ở bài “Chơi chữ”.
HĐ3: HDHS TÌM HIỂU PHẦN LUYỆN TẬP.
Gv chiếu nội dung bài tập 1(sgk, trang 136)
Các từ còn lại hs về nhà làm theo mẫu.
GV y/c hs đọc yêu cầu bài tập đã chiếu lên bảng
Hướng dẫn hs: Đặt 1 câu có chứa hai từ đồng âm.
Tổ chức cho hs sắm vai:
-GV chiếu nội dung câu chuyện trong BT lên bảng và yêu cầu hs nhìn lên bảng đọc
-Chiếu nội dung câu hỏi thảo luận
(?Anh hàng xóm đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc? Nếu em là viên quan xử kiện thì em sẽ làm như thế nào để phân rõ phải trái?)
-Y/c các nhóm hs thảo luận và sắm vai.
-Gọi 1 nhóm lên thể hiện
-Gọi nhóm Hs khác nhận xét
? Nhóm em đã làm thế nào để phân rõ phải trái trong câu chuyện trên?
Hs vừa đóng vai trả lời.
- GV chốt và chiếu lên bảng đáp án của bài.
- Cho điểm nhóm
I.Thế nào là từ đồng âm?
 1, Ví dụ
A, Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
B, Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
lồng (1): Chỉ hoạt động nhảy dựng lên(động từ)
lồng (2) : Một đồ vật dùng để nhốt chim(danh từ)
2.Ghi nhớ1(SGK trang 135)
đậu 1: hoạt động của con ruồi(ĐT)
đậu 2: tên một loai hạt dùng làm thức ăn(DT)
bò 1: hoạt động của con kiến(ĐT)
bò 2: tên một loai thực phẩm(thịt bò-DT)
Nghĩa của từ “chân”
Chân1:Bộ phân dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.
Chân2:Bộ phận dướ cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
Chân3:Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám chặt với mặt nền.
=>Nét nghĩa chung:Bộ phận dưới cùng.=> “Chân” là từ nhiều nghĩa.
Chân4:
-Bác Chân: Tên riêng của một người
-Chân thật:Một đức tính của con người
=> “Chân” là từ đồng âm.
Bài tập 2(SGK – Tr 136)
Các nghĩa khác nhau của từ “cổ”
-Bộ phận nối đầu với thân(cổ gà, cổ vịt...)
-Bộ phận eo thắt lại ở gần đầu của một số đồ vật(cổ bình, cổ chai..)
-Bộ phận nối bàn tay với cẳng tay (cổ tay)
*Từ đồng âm với từ “cổ”: thời cổ, cổ phần...
*Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
-Giống nhau: Đều có phát âm giống nhau.
-Khác nhau:
+Từ đồng âm: Nghĩa không liên quan gì với nhau, khác xa nhau.
+Từ nhiều nghĩa: Nghĩa có liên quan đến nhau.
II. Sử dụng từ đồng âm.
1.Ví dụ 1
a, Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b, Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
=>Căn cứ vào văn cảnh
2.Ví dụ 2
Đem cá về kho.
+Kho: Một cách chế biến thức ăn(ĐT).
+Kho: Nơi chứa đựng(DT).
3.Ghi nhớ 2(SGK/136)
*Lưu ý: Trong văn chương người ta còn sử dụng từ đồng âm với mục đích tu từ(gây bất ngờ, hài hước, dí dỏm, hoặc tạo sắc thái mỉa mai..)
III.Luyện tập.
Bài tập 1.
- Ba 1: Số ba
- Ba 2: Con ba ba
-Tranh 1:Mái tranh
Tranh 2:Tranh giành
- Sang 1:Sang sông
Sang 2:Giàu sang
- Nam 1:Phía nam
- Nam 2:Nam nữ
Bài tập 2.
Đã làm ở phân VD mục I
Bài tập 3.
a,Họ ngồi vào bàn để bàn công việc.
b,Mấy chú sâu non núp sâu trong đất.
c,Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.
Bài tập 4.
4. Củng cố:
	- Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? Những lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp hàng ngày?
	- Em hãy vẽ sơ đồ tư duy Từ đồng âm.
5. Dặn dò: 
	- Học bài cũ.
- Soạn tiết 44: Tập làm văn: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM.
*Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11	 Ngày soạn:............................
Tiết 44	 Ngày dạy:.............................
 Lớp dạy:...............................	
Tập làm văn: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
MỤC TIÊU BÀI DẠY : Giúp HS nắm được :
1. Kiến thức: 
	- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
	- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
2. Kĩ năng :
	- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bnar biểu cảm.
	- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ:
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, tư liệu tham khảo.
	2/ Học sinh:
	Học bài, đọc và trả lời câu hỏi SGK, SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	1/ Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, Thực hành.
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY:
 Lớp
Sĩ số
 Học sinh vắng
 Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
7G
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1.......................................
2.......................................
3.......................................
4.......................................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
3.Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: HDHSTìm hiểu vai trò & cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào văn biểu cảm. 
- GV nhắc HS nhớ lại nội dung văn bản 
H : Nội dung chính của văn bản là gì ?
H : Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ? ( Biểu cảm )
H : Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
H : ý nghĩa , tác dụng của các yếu tố này trong văn bản ?
- GV : + Tự sự làm cho văn bản liền mạch hơn 
 + Miêu tả làm cho đối tượng biểu cảm sinh động hơn 
---> Gợi cảm xúc 
- Gọi HS đọc đoạn văn bản. 
H : Nội dung chính của văn bản là gì ? Vậy phương thức biểu đạt chính ở đây là gì?(Biểu cảm)
H : Trong văn bản có yếu tố tự sự , miêu tả không ? 
H : Chỉ ra các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn bản ?
H : ý nghĩa , tác dụng của các yếu tố này trong văn bản ?
H:Tại sao tác giả không kể kĩ hơn, nhiều hơn ?
H : Qua tìm hiểu ví dụ , em hãy cho biết muốn phát biểu cảm nghĩ hay ta phải biết làm gì ? Tại sao ? 
H : Khi tự sự , miêu tả trong biểu cảm cần lưu ý gì ? ( Tự sự , miêu tả trong biểu cảm có gì khác tự sự miêu tả độc lập )? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
HĐ2 : HDHS Luyện tập 
Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - Goi HS xung phong trình bày - Nhận xét - bổ sung 
BT2 thực hiện như BT1
I. Tự sự & miêu tả trong văn bản biểu cảm: 
 1. Ví dụ : (sgk)
 a. Văn bản : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 - Biểu cảm : Buồn, lo, uất ức ... lòng vị tha cao thượng. 
 - Tự sự : Kể chuyện nhà bị phá , tranh bị trẻ cướp , tối nhà dột. 
 - Miểu tả : Cảnh tranh bay , cảnh bị cướp tranh , cảnh trong đêm , ngôi nhà mơ ước.
 b. Đoạn trích : Tuổi thơ im lặng. 
 - Nội dung cảm nghĩ về bố.
- Yếu tố tự sự : Đêm bố ít ngủ , ngày đi nhiều , phải ngâm chân ...
- Yếu tố miêu tả : Đôi chân : xám , lỗ rỗ , khuyết một miếng ...; đi khi sương còn đẫm ngọn cây cỏ ..., cái ống câu nhẵn mồn ....
=> Gợi đối tượng miêu tả : đặc điểm , việc làm. Khơi gợi cảm xúc cho người đọc. 
* Không kể tả đầy đủ, chi tiết vì: Tự sự, miêu tả không phải là mục đính, nội dung chính.
 2. Ghi nhớ :
- Mục đính của việc dùng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm ...
- Khi dùng yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm cần biết ...
II. Luyện tập :
1. Kể bằng văn xuôi bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
2. Viết đoạn văn 
4. Củng cố:
	- Em hãy cho biết vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?
	- Khi sử dụng các yếu tố này thì cần phải lưu ý những điều gì?
5. Dặn dò:
	- Học bài.
	- Soạn Tiết 45, 46: Văn bản: CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG.
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.
*Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7 TUAN 10 DEN 12.doc