Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 01 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 01 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A-mi-xi.

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

2. Kĩ năng

- Đọc-hiểu văn bản viết dưới hình thứ một bức thư.

- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. “Cổng trường mở ra” có nội dung chủ yếu là:

a. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

b. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường đầu tiên.

c. Kể về tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường.

d. Kể tâm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu: Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức to lớn thiêng liêng và cao cả. Nhưng đâu phải ai có ý thức hết chỉ khi mắc phải sai lầmthì mới nhận ra.Bài văn mẹ tôi sẽ cho các em biết điều đó.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 01 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
- Tiết 1: Cổng trường mở ra
- Tiết 2: Mẹ tôi
- Tiết 3: Từ ghép
- Tiết 4: Liên kết trong văn bản
Tuần 1 	Ngày soạn
Tiết 01 	Ngày dạy . lớp 7a
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lý Lan
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu văn bản biểu cảm được viết như dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai điệu thật đẹp, đặc biệt là về tình mẹ đối với con.
Mẹ lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra,  rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới – trường học 
Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ, nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Em hãy cho biết VB này thuộc loại gì?
VB nhật dụng
Ở Lớp sáu em đã học loại VB này rồi, em hãy nhắc lại thế nào là VB nhật dụng
Là loại VB đề cập đến những ND có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự đồng thời là những v/đề XH có ý nghĩa lâu dài.
HĐ1: Uốn nắn những chỗ HS đọc sai, chưa chuẩn xác 
HS đọc toàn bộ văn bản
I. Tìm hiểu chung
- Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
- Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
HD HS tìm hiểu phần chú thích
Đọc phần chú thích
HĐ2: Em hãy tóm tắt đại ý VB bằng một vài câu ngắn gọn? (Bài viết về việc gì?)
Bài viết về tâm trạng of người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường để vào lớp một of con
II. Đọc –hiểu văn bản
1. Nội dung
- Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những viết làm của cậu học trò ngày mai vào lớp moat (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về ngày mai thức dậy cho kịp giời,..).
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được;
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
+ Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
2. Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Tìm những từ ngữ trong VB biểu hiện rỏ tâm trạng của hai mẹ con.
Con: gương mặt  kẹo
Mẹ: thường nhân lúc  gì cả
 mẹ lên giường và trằn trọc.
 vẫn không ngủ được.
 ấn tượng về buổi kh/trường đầu tiên ấy rất sâu đậm.
 Nhớ sự nôn nao, hồi hộp,  h/hoảng.
Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau? Tác giả sử dụng biện pháp ng/thuật gì?
Mẹ: Thao thức, 
Con: Thanh thản, vô tư
Nghệ thuật: Tương phản
3. Ý nghĩa văn bản
Văn bản thể hiện tấm lòng,tình cảm của người mẹ đối với con,đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Gợi ý: Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì nhiều lý do khác nữa?
Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến nõ mong muốn of mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên of con, em thấy mẹ là người như thế nào?
HS thảo luận
- Thứ 1: Lo lắng cho con.
- Thứ 2: (nay là y/tố chính) Nôn nao nghĩ về ngày kh/trường năm xưa (ký ức tuổi thơ sống day, )
Trong VB có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
HS thảo luận, trả lời.
 Người mẹ không trực tiếp nói với con or ai cả, người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình.
 Cách viết này làm nổi bật lên được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, t/cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng  ra” Em đã qua thời cấp I, bay giờ em hiểu điều kì diệu đó là những gì? Gợi ý: Nhà trường mang lại tri thức, tình cảm, t/tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò 
Câu “Ai cũng biết rằng  này” (3 dòng cuối)
HS thảo luận.
Nhà trường đã mang lại cho em về tri thức,
HĐ 3: Qua tâm trạng của người mẹ, em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây?
HS đọc phần ghi nhớ SGK
III. Ý nghĩa giáo dục
Ghi nhớ – SGK
HĐ 4: Luyện tập - GV HD HS làm LT – SGK
HĐ 5: Củng cố 
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” có phương thức biểu đạt:
a. Miêu tả	b. Tự sự	c. Biểu cảm	d. Nghị luận.
2. “Cổng trường mở ra” có nội dung chủ yếu là:
a. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường đầu tiên.
b. Kể về tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường.
c. Kể tâm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
d. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
3. Trong đêm trước ngày khai trường, người mẹ không ngủ được vì:
a. Bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
b. Lo chuẩn bị mọi thứ cho con một cách chu đáo.
c. Lo lắng con mình sẽ bỡ ngỡ trong ngày khai trường.
d. Bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình ngày xưa.
- HS đọc lại từ “Thực sự  bước vào”
- Theo em, em sẽ làm gì để đền đáp lại t/cảm của mẹ dành cho em.ua3
HĐ 6: Hướng dẫn học sinh tự học
a. Nội dung vừa học
-Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
-Suư tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Xem và soạn bài “Mẹ tôi”
1. Bài văn kể lại câu chuyện gì?
2. Qua bài văn em thấy thái độ của người bố đối với Enricô như thế nào?
3. Bà mẹ của Enrico là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét đó?
Tuần 1 	Ngày soạn
Tiết 02 	Ngày dạy .dạy lớp 7a
MẸ TÔI
Et moan đô đơ A-mi-xi
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Eùt-môn –đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu văn bản viết dưới hình thứ một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. “Cổng trường mở ra” có nội dung chủ yếu là:
a. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
b. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường đầu tiên.
c. Kể về tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường.
d. Kể tâm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu: Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức to lớn thiêng liêng và cao cả. Nhưng đâu phải ai có ý thức hết chỉ khi mắc phải sai lầmthì mới nhận ra.Bài văn mẹ tôi sẽ cho các em biết điều đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Đọc và tì hiểu chú thích
Trong văn bản có những từ ngữ nào khó hiểu?
Đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chú thích
- Đọc toàn bộ văn bản
- Đọc phần chú thích, giải thích những từ khó.
I.Tìm hiểu chung
-Eùt-môn –đô đơ A-mi –xi(1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a. Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nỗi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo sâu sắc, trong đó, nhân vật trung tâm là một thiếu niên, được viết bằng một giọng văn hồn nhiên,trong sáng.
- Văn bản gồm hai phần, phần I là lời kể của En-ri-cô, phần 2 là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con tri là En-ri-cô.
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản
Bài văn kể lại câu chuyện gì?
Câu chuyện kể lại: Việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ tôi nhỡ thốt ra lời nói thiếu lễ độ” Người cha đã bộc lộ thái độ buồn bả, tức giận of mình qua bức thư gởi cho con trai.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nội dung
-Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.
- Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến En-ri-cô”Xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là những lời của người cha:
+ Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.
+ Gợi lại hình ảnh lớn lao của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
Qua bài văn, em thấy thái độ of người bố đ/v En-ri-cô như thế nào?
àBuồn bả, tức giận
Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Tìm những từ ngữ, lời lẽ trong bức thư thể hiện điều đó?
Dựa vào lời lẽ mà ông viết trong bức thư gởi con:
+ Sự hỗn láo  tim bố 
+ K0 thể nén đượ ...  khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
2. Enricô “xúc động vô cùng” khi đọc bức thư của bố, vì:
a. Enricô sợ bố	b. Enricô cảm thấy xấu hổ
c. Bố gợi lại những hình ảnh về tấm lòng thương yêu và sự hy sinh của mẹ.
d. Những lời chân tình và nghiêm khắc của bố.
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu: Ở lớp 6, các em đã học “Cấu tạo từ ” Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Từ ghép”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Nêu kh/quát ND của bài học mới.
HS ôn lại Đ/nghĩa về từ ghép
HĐ 2: Tìm hiểu về cấu tạo of từ ghép CP-TGĐL
Đọc câu văn, đoạn văn Trang 13
I. Các loại từ ghép
1. Từ ghép chính phụ
Trong các từ ghép “bà ngoại” và “thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ. Bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
+ Bà ngoại: Bà là tiếng chính, ngoại là tiếng phụ.
+ Thơm phức: Thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ.
VD: Bà ngoại
+ Bà: Tiếng chính
+ ngoại: Tiếng phụ
Bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
GV giảng: Bà ngoại và bà nội có một nét chung về nghĩa là “bà” nhưng nghĩa của bà ngoại và bà nội ≠ nhau là do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ “ngoại” và “nội”.
 Thơm phức và thơm ngát. Sự ≠ nhau đó là do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ “phức” và “ngát”. Tiếng b/sung nghĩa là tiếng phụ, tiếng được b/sung nghĩa là tiếng chính.
 Thơm phức
Tiếng chính <--- Tiếng phụ
Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
à Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Trong hai loại từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ k0?
 HS đọc các VD ở mục I.2 Tr14
 Từ “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ
2. Từ ghép đẳng lập
VD: Quần áo
 Trần bổng
à không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng về NP
Vậy em hiểu thế nào về cấu tạo of từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
HS đọc ghi nhớ 1
HS tìm thêm VD
* Ghi nhớ: SGK Tr14
HĐ 3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
Em hãy so sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”, “thơm phức’ với “thơm” có gì ≠ nhau?
+ Bà: người đàn bà sinh ra mẹ or cha.
+ Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
Thơm phức (tương tự như trên)
II. Nghĩa của từ ghép
1. Từ ghép chính phụ
+ Bà: người đàn bà sinh ra mẹ or cha.
+ Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
à Nghĩa của “bà ngoại” hẹp hơn “bà”
+ Thơm: Có mùi như hương của hoa, dễ chịu, 
+ Thơm phức: Có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
à Nghĩa của “thơm phức” hẹp hơn “thơm’
à Có tính chất phân nghĩa.
So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo”. Nghĩa của “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm”, “bổng”. Em thấy có gì ≠ nhau?
+ Quần áo: quần và áo nói chung.
+ Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai.
2. Từ ghép đẳng lập
+ “Quần áo” nghĩa khái quát hơn “quần” or “áo”
+ “Trầm bổng” nghĩa khái quát hơn “trầm” or “bổng”
à Có tính chất hợp nghĩa
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập
HS đọc ghi nhớ 2 Tr14
* Ghi nhớ: SGK Tr14
HĐ 4. Luyện tập
Bài tập 1: Xếp các từ ghép theo bảng phân loại
TG CP
Nhà máy, nhà ăn, cười nụ, xanh ngắt, lâu đời
TG ĐL
Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
Bài tập 2: Điền thêm tiếng vào để tạo từ ghép chính phụ: Bút chì, mưa rào, thước kẻ, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai, nhát gan.
Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:
	sông	mũi	muốn	hành	đẹp	đẹp
Núi	Mặt	Ham	Học	Xinh	Tươi
	non	mày	thích	hỏi	tươi	vui
Bài tập 4: Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, đếm được. Còn “sách, vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách vở.
Bài tập 5: a, b (GV HD tra từ điển để tìm hiểu)
Bài tập 6:
Bài tập 7: Máy hơi nước; than tổ ong; bánh đa nem 
HĐ 5. Củng cố: HS đọc thêm SGK
HĐ 6. Hướng dẫn tự học	
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc hai phần ghi nhớ SGK Tr14
-Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Liên kết trong văn bản”
1. Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
2. Một văn bản có tính liên kết cần phải có các điều kiện gì?
Tuần 1 	Ngày soạn
Tiết 04 	Ngày dạy .dạy lớp 7a
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Từ “mát tay” là: 	a. Từ phức	b. Từ ghép chính phụ	c. Ta láy	d. Từ ghép đẳng lập
2. Từ “tay chân” là: 	a. Từ ghép chính phụ 	 b. Từ ghép đẳng lập	 c. Ta láy 	d. Từ phức
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu
Ở lớp 6, các em đã được tìm hiểu “văn bản và ý thức biểu đạt”. Qua việc tìm hiểu ấy, các em đã hiểu văn bản phải có những tính chất là có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch laic nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế, một văn bản tốt phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy “liên kết trong văn bản” phải như thế nào, chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Theo em đọc mấy dòng ấy, En ri cô đã có thể that hiểu rõ bố muốn nói gì chưa?
GV: Chúng ta đều biết rằng lời nói sẽ không thể được hiểu rõ khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp.
Đọc VD 1.a T17-SGK
Mấy dòng chữ ấy là những lời không thể hiểu rõ được.
Đọc VD 1.a T17-SGK
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Liên kết
 Con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ,  hôn bố.
Trường hợp này có phải như thế không ?
Không phải như thế.
Văn bản cũng sẽ không thể được hiểu rõ khi ND, ý nghĩa of các câu văn không thật chính xác, rõ ràng. Trường hợp này có phải như thế hay không ?
HS tự luận
Không phải như thế.
Từ đó, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
GV giảng: Dẫn chứng bằng chi tiết trong truyện “Cây tre trăm đốt”
Trong văn bản, có gì không thể được nối liền giống như trong truyện cổ ấy không ?
Đó là sự liên kết
à Các câu chưa nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lý à chưa liên kết.
GV khẳng định: Như thế, một VB muốn được hiểu, muốn thật sự trở nên VB không thể nào không liên kết.
HĐ 2: Đọc kĩ lại đoạn văn và cho biết do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn trên để En- ri- cô hiểu được ý of bố?
HS thảo luận
Phương tiện, ND, ý ghĩa chưa có sự liên kết
2. Phương tiện liên kết
GV chuyển tiếp:
Nhưng chỉ có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa không thôi thì đủ chưa? Các em xem VD 2.b
So sánh những câu trên với nguyên văn bài viết “Cổng trường mở ra” và cho biết người viết đã chép thiếu và sai những từ ngữ cụ thể nào?
Vậy em thấy bên nào có sự liên kết?
Đọc đoạn văn 2.b
Trả lời:
- Chép thiếu: “còn bây giờ” (giấc ngũ đến với con )
- Chép sai: “Gương mặt thanh thoát của con” lại viết “ của đứa trẻ”.
- Những câu văn ở nguyên bản có sự liên kết.
GV giảng: Tại sao chỉ do để sót mấy chữ “còn bây giờ” và chép nhằm chữ “còn” thành “đứa trẻ” mà nõ câu văn liên kết bổng trở nên rời rạc?
HS thảo luận
- Không có mấy chữ “còn bây giờ” à Người ta hiểu “giấc ngủ đến với con” là giấc ngủ của tương lai “Một ngày kia còn xa lắm”
à Ý hai câu sẽ mâu thuẩn với nhau.
- Câu trên đang dùng từ “con” (ngôi II) à chuyển sang “đứa trẻ” (ngôi 3) thành ra câu trên là lời of người mẹ, câu sau là lời của t/giả è Các câu, đoạn chưa gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Một ngày kia 
(còn bay giờ) à phép ngịch đối.
- Giấc ngủ đến với con
gương mặt  (con) à phép lặp
à Chưa có sự gắn bó, chặt chẽ giữa các câu à Cần liên kết về nội dung.
Từ hai VD trên, em hãy cho biết: Một VB có tính liên kết trước heat phải có điều kiện gì? Cùng với đ/k ấy, các câu trong VB phải sự dụng các phương tiện gì?
Bên cạnh sự liên kết về ND, ý nghĩa, VB còn cần phải có sự liên kết về phương diện hình thức, ngôn ngữ
HS nhắc lại ghi nhớ điểm hai 
Một HS nhắc lại toàn bộ phần ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK Tr18
II. Luyện tập
1. Sắp xếp những câu văn theo 1 thứ tự hợp lý để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
(1) à (4) à (2) à (5) à (3)
2. Về hình thức ngôn ngữ những câu được nêu trong bài tập có vẽ rất liên kết với nhau nhưng không thể coi giữa những câu ấy đã có 1 mối liên kết thực sự, bởi chúng không nói về cùng 1 ND (phần I/Tr17-SGK). Hay theo cách nói của Nguyễn Công Hoan, không có 1 “cái day tưởng tượng” nào nối liền các ý của những câu văn đó.
3. Điền từ: Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4. Giải thích:
Vì đoạn văn không chỉ có 2 câu đó mà còn có câu thứ 3 đứng tiếp sau nối kết hai câu trên thành 1 thể thống nhất, làm cho toàn đoạn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau: “Mẹ sẽ đưa con à trường,  mà nói” à Hai câu vẫn liên kết với nhau và không cần sửa chữa.
HĐ 3. Củng cố
HS nhắc lại phần ghi nhớ và đọc thêm.
HĐ 4. Hướng dẫn tự học 
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK Tr18.
- Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- Đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc