Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

I. MỤC TIÊU:

- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn .

- Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng .

-Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện .

 II.KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức

 - Đặc điểm của nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn .

 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .

 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người , ẩn bài học triết lí ; tình huống bất ngờ , hài hước độc đáo .

 2. Kỹ năng

 - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn .

 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống , hoàn cảnh thực tế .

 - Kể lại được truyện .

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học
Tuần : 10 	 	Ngày soạn : 29 /9/2010 
Tiết : 39 	Ngày dạy : 12/10/ 2010 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Truyện ngụ ngôn
I. MỤC TIÊU: 
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn .
- Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng .
-Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện .
 II.KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Đặc điểm của nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn .
	- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .
	- Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người , ẩn bài học triết lí ; tình huống bất ngờ , hài hước độc đáo .
	2. Kỹ năng
	- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn .
	- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống , hoàn cảnh thực tế .
	- Kể lại được truyện .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
Hỏi : Ý nghĩa của truyện ?
- Giới thiệu bài:Dựa vào thể loại truyện ngụ ngôn để dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe - Ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao SGK
Hỏi : Dựa vào chú thích hãy cho biết truyện ngụ ngôn là gì ?
* GV chốt =>
- GV đọc và gọi HS đọc văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
* GV yêu cầu HS tìm hiểu một số chú thích khó trong SGK .
- Cá nhân đọc chú thích 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc
-HS tìm hiểu chú thích khó .
 I. Tìm hiểu chung
- Ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện kể về loài vật , đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió , kín đáo khuyên nhủ , răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống . 
Ảnh: Minh họa
+ Hoạt động 3 : Phân tích
 Hỏi: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như môt vị chúa tể?
Hỏi : Do đâu Ếch được ra ngoài?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* GV chốt=>
Hỏi : Ếch bộc lộ tính cách gì?
Hỏi : Cuối cùng Ếch bị hậu quả gì?
* GV chốt=>
Hỏi: Em nhận xét thế nào về môi trường sống của ếch? 
Hỏi: Do đâu Ếch bị trâu giẫm bẹp?
-> Nhận xét và diễn giảng thêm về tính cách chủ quan, kêu ngạo.
 ( Liên hệ nhân vật Dế Mèn).
Hỏi : Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật như thế nào ? Thể hiện cách nói mang tính chất gì ? Cách kể chuyện ra sao ?
Hỏi: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nói lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học? (Cho HS thảo luận 3 phút ).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
-Diễn giảng và rút ra thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
-Eách sống lâu ngày trong giếng.
-Do trời mưa to nước dềnh lên.
-Nghênh ngang .
+ Môi trường nhỏ hẹp.
+Tính kiêu ngạo.
- Cá nhân suy nghĩ : do kiêu ngạo, chủ quan.
- Nghe.
- Gần gũi với đời sống .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS chia nhóm thảo luận trình bày đáp án .
+ Không chủ quan, kiêu ngạo.
+Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp.
 II- Phân tích
 1. Nội dung
 -Sự việc chính của truyện :
 + Ếch sống trong giếng , trời mưa to , nước dềnh lên đưa nước ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang. +Cuối cùng bị trâu giẫm bẹp .
- Bài học nhận thức được rút ra :
+Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính là thế giới xung quanh .
+Tính chủ quan , kiêu ngạo , coi thường người khác bởi thế chính nó bị trả giá đắt,có khi bằng cả mạng sống.
+ Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau .
2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên , đặc sắc .
- Cách kể bất ngờ , hài hước kín đáo .
3. Ý nghĩa văn bản
Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang , đồng thời khuyên nhũ chúng ta phải mỡ rộng tầm hiểu biết , không chủ quan , kiêu ngạo . 
+ Hoạt động 4: Luyện tập
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
Hỏi : Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung , ý nghĩa của truyện .
Hỏi : Cho HS nêu một số hiện tượng ứng với câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
- GV nhận xét.
- Đọc + xác định yêu cầu bài tập -> cá nhân trả lời -> lớp nhận xét.
- Xác định yêu cầu bài tập 2 -> cá nhân trả lời – lớp nhận xét
III. LUYỆN TẬP
 Bài tập 1: 2 Câu quan trọng:
 (1) “Ếch cứ tưởngtể”
 (2) “Nó nhâng nháogiẫm bẹp”
 Bài tập 2: 
 - Hiểu biết ít, môi trường tiếp xúc hẹp.
 - Chủ quan, coi thường thực tế -> sự thất bại chua sót. 
+ Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò 
Hỏi : Timh1 chủ quan kiêu ngạo của Ếch dẫn đến hậu quả gì ?
Hỏi : Truyện nêu lên lên bài học gì trong cuộc sống ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc kĩ truyện , tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc .
Hỏi :Thái độ của các thầy bói khi phán về voi như thế nào ?
+ Về học bài .
+Xem tiếp bài “ Thầy bói xem voi “
+ Soạn câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản SGK .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Văn học
Tuần : 10 	 	Ngày soạn : 29 /9/2010 
Tiết : 39 	Ngày dạy : 12/10/ 2010 
THẦY BÓI XEM VOI
Truyện ngụ ngôn
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu nội dung , ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi .
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn .
 II.KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Đặc điểm của nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn .
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .
	 - Cách kể chuyện ý vị , tự nhiên , độc đáo .
 2. Kỹ năng
	- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn .
	- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống , hoàn cảnh thực tế .
	- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Truyện ngụ ngôn là gì ?
- Giới thiệu bài : Đây là truyện ngụ ngôn nói về cả năm ông thầy bói đều bị mù chỉ sờ được một bộ phận con voi mà đánh giá toàn thể con voi .
- Báo cáo sỉ số.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe - Ghi tựa bài
+ Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản 
* GV đọc trước văn bản .
- Gọi HS đọc lại văn bản .
* GV Nhận xét cách đọc. Cho tìm hiểu một số chú thích khó
 * Gv yêu cầu HS đọc kĩ truyện tìm bố cục và nội dung từng phần . 
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS tìm hiểu chú thích khó SGK .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Tìm hiểu chung
Đọc kĩ truyện , tìm hiểu bố cục và nội dung từng phần , tìm hiểu chú thích , xác định nhân vật , tình huống xem voi .
Ảnh : Minh họa
+ Hoạt động 3: Phân tích 
Hỏi : Liệt kê cách năm thầy bói xem và phán về voi?
 (GV ghi bảng phụ
Hỏi : Các thầy bói bị khuyết tật gì ?
* GV chốt =>
Hỏi: Các thầy bói đã dùng phương thức nào để diễn tả hình thù con voi?
* GV : các thầy dùng tay sờ vào voi: người thì sờ vòi , người thì sờ ngà , người thì sờ tai , người thì sờ chân , người thì sờ đuôi  để phán toàn bộ con voi . 
Hỏi : Các thầy phán về voi như thế có đúng không ?
* GV chốt =>
Hỏi : Nhận xét thái độ của các thầy bói?
* GV nhận xét câu trả lời của HS.
* GV chốt =>
Hỏi: Hành động sai lầm của những thầy bói là chỗ nào?
* GV chốt => 
Hỏi : Tác giả dựng lên câu chuyện như thế nhằm mục đích gì ? Truyện sử dụng nghệ thuật gì để tô đậm cái sai lầm ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi : Qua truyện em rút ra được bài học gì ? ( Cho HS thảo luận 3 phút )
- GV diễn giảng và rút ra thành ngữ “Thầy bói xem voi”.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Bị mù .
- Suy nghĩ trả lời: dùng tay sờ-> ai cũng cho mình là đúng.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Ai cũng khẳng định ý kiến mình đúng , phủ định ý kiến của người khác .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Tạo nên tiếng cười hài hước.
-HS chia nhóm thảo luận trình bày đáp án .
II- Phân tích
 1. Nội dung
- Cách xem voi của các thầy bói.
+ Xem voi theo cách của người mù : sờ vào bộ phận nào đó của voi , người sờ vòi , người sờ ngà , người sờ tai , người sờ chân , người sờ đuôi .
Ảnh : Minh họa
+Phán đúng được bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể .
- Thái độ của mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác :
+ Lời nói thiếu khách quan : khẳng định ý kiến của mình , phủ định ý kiến của người khác .
+ Hành động sai lầm : xô xác đánh nhau toác đầu , chảy máu . 
2. Nghệ thuật
Cách nói bằng ngụ ngôn , cách giáo huấn tự nhiên , sâu sắc .
- Dựng đối thoại , tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo .
- Lặp lại các sự việc .
- Nghệ thuật phóng đại.
3. Ý nghĩa văn bản
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật , sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện .
+ Hoạt động 4: Luyện tập
- Yêu cầu HS kể một câu chuyện sia lầm theo kiểu Thầy bói xem voi và nêu hậu quả của việc đánh giá sai lầm .
* GV nhận xét bổ sung .
-HS kể và nêu hậu quả .
III. LUYỆN TẬP
Có một lần thi học kì Nam về khoe với mẹ là đạt điểm cao . Nhưng khi mẹ Nam xem lại bài thì thấy Nam chỉ đạt điểm trung bình , do Nam bỏ sót số liệu do khong đọc kĩ toàn bộ đề bài .
+ Hoạt động 5 :Củng cố –dặn dò?
Hỏi : Cách xem và phán về voi của năm thầy như thế nào ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc kĩ truyện , tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc .
- Học thuộc bài.
- Xem lại phần văn kể chuyện tiết sau làm bài viết số 2
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS nghe – thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docd5-41-42-ECHNGOIDAYGIENG.doc