Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 31, 32: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 31, 32: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

I. MỤC TIÊU

 Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần .

II. KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức

 - Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người .

 - Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ .

 - Sự lập lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật .

 2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi .

 - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện.

 -Kể lại câu chuyện.

III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 31, 32: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
Văn bản 
Tuần : 08 	Ngày soạn : 15/09/2010 
 Tiết : 30-31 	Ngày dạy : 28/09/2010 
I. MỤC TIÊU 
	Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần .
II. KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người .
	- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ .
	- Sự lập lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật .
	2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi .
	- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện.
	-Kể lại câu chuyện.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
* Nêu nội dung chính của truyện “ Em bé thông minh “ 
 - Giới thiệu bài mới.
* Là truyện thuộc loại kể về nhân vật tài giỏi , thông minh xoay quanh nhân vật Mã Lương một em bé nghèo trở thành họa sĩ với cây bút thần kì qiup1 dân diệt ác .
- Báo cáo sỉ số.
- HS thực hiện heo yêu cầu của GV.
- HS Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp.
* GV Nhận xét cách đọc HS.
- Yêu cầu HS lưu ý các chú thích 1, 3, 4, 7, 8, SGK.
Hỏi: Thử chia bố cục truyện và nêu ý chính từng đoạn?
* GV nhận xét
 + Đoạn 1: Giới thiệu Mã Lương.
 + Đoạn 2: Mã Lương vẽ cho người nghèo.
 + Đoạn 3: Mã Lương dùng bút thần chống địa chủ.
 + Đoạn 4: Mã Lương dùng bút thần chống lại vua.
 + Đoạn 5: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
Hỏi : Cây bút thần là truyện cổ tích nói về nhân vật nào ?
* GV chốt =>
- Nghe.
- HS lần lược đọc diễn cảm.
-> Lớp nhận xét.
-Cá nhân đọc chú thích 1, 3, 4, 7, 8 SGK.
- Chia bố cục và nêu ý chính từng đoạn.
I. TÌM HIỂU CHUNG
 -“ Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng .
+ Hoạt động 3: phân tích
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai? Mã Lương có hoàn cảnh sống như thế nào? Sở thích của em là gì?
* GV nhận xét, diễn giảng: 1 cậu bé có hoàn cảnh đáng thương, có khát vọng học tập.
Hỏi: Theo em, nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? 
Hỏi : Với sự cần cù luyện tập Mã Lương được cụ già tặng vật gì?
* GV chốt=>
Hỏi: Theo em, tại sao cụ già không tặng cho em bé 1 vật gì khác?
Hỏi :Vậy, việc ban tặng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì?
Hỏi: Tại sao khi có bút thần, Mã Lương không vẽ cho riêng mình? (cho HS thảo luận 3 phút )
* GV nhận xét, diễn giảng: Mã Lương là cậu bé nghèo nhưng không tham lam, biết vì mọi người.
Hỏi: Mã Lương dùng bút thần phục vụ cho ai ?
* GV chốt =>
Hỏi:Mã Lương vẽ cho người nghèo trong làng những gì?
* GV chốt=> 
Hỏi: Em suy nghĩ gì về những vật mà Mã Lương vẽ cho người dân? Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc, gạo?
* GV nhận xét, diễn giảng -> Giáo dục HS tình yêu lao động “Có làm thì mới có ăn” Mã Lương đúng là người nghị sĩ chân chính của nhân dân.
Hỏi: Mã Lương vẽ gì cho bọn tham lam, độc ác? Vật được vẽ có tác dụng gì?
Hỏi :Mã lương dùng bút thần với mục đích gì? ML dùng bút thần chống lại những ai ?
* GV chốt=>
Hỏi: Theo em, nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích ? 
* GV chốt =>
.
Hỏi : Tác giả sáng tạo chi tiết nghệ thuật gì ? phản ánh điều gì ?
* GV chốt =>
Hỏi : Cách kết thúc truyện như thế nào ?
* GV chốt =>
Hỏi : Em cho biết nội dung chính của truyện như thế nào?
* GV chốt =>
Hỏi: Nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì? Nêu ý nghĩa truyện
* GV chốt =>
- Mã Lương
- Nghèo khó
- Học vẽ
- Cần cù luyện tập
- Cây bút thần
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chia nhóm thảo luận trình bày đáp án.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Vẽ cóc ghẻ , gà trụi lông
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
II. PHÂN TÍCH
I. Nội dung
a) Những lý giải về tài năng
- Mã Lương nghèo
-Thích học vẽ, thành tài
-Được thưởng cây bút thần.
a) Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính
-Mã Lương dùng bút thần phục vụ nhân dân
-Vẽ cho người nghèo trong làng những công cụ lao động, đồ dùng hằng ngày ( cày, cuốc, xẻng)
c) Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc
Mã Lương dùng bút thần thực hiện công bằng xã hội, chống lại tên điạ chủ và tên vua tham lam độc ác.
TIẾT 2
2. Nghệ thuật
- Ság tạo các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích 
- Sáng tạo ra các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa
- Kết thúc có hậu theo hiện niềm tin của nhân dân về khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.
3. Ý nnghĩa văn bản
a) Nội dung
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại cái ác.
- Thể hiện ước mơ và niền tin của nhân dân về công lý xã hội và những khả năng kỳ diệu của con người.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo và nghệ thuật tăng tiến 
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Hỏi: Yêu cầu HS kể lại diễn cảm truyện này.
- Cho HS thảo luận.
* GV Nhận xét.
Hỏi : Nhắc lại định nghhĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.
- HS kể theo yêu cầu của GV.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
- Kể diễn cảm truyện.
Bài tập 2:
- Truyện cổ tích: SGK trang 53.
- Các truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, 
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
 Hỏi : Mã Lương dùng ngòi bút của mình từng trị tên vua độc ác như thế nào ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Những từ dùng để chỉ người , vật , hiện tượng , khái niệm ta gọi là gì?
 + Học thuộc bài.
 + Kể được truyện.
 + Làm bài tập 1, 2 sách bài tập (Bài 8 có gợi ý).
- Chuẩn bị bài : Danh từ
 + Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
- Danh từ

Tài liệu đính kèm:

  • docc6-30-31-CAYBUTTHAN.doc