Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 25, 26: Em bé thông minh (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 25, 26: Em bé thông minh (truyện cổ tích)

I.MỤC TIÊU

 - Hiểu , cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh .

II. KIẾN THỨC CHUẨN

1.Kiến thức.

-Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật , sự kiện , cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

- Tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kỹ năng.

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về một nhân vật thông minh .

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 25, 26: Em bé thông minh (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07 	Ngày soạn : 10/09/2010 
 EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
Văn bản 
Tiết : 25-26 	Ngày dạy : 21/09/2010 
I.MỤC TIÊU 
 	- Hiểu , cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh . 
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1.Kiến thức.
-Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật , sự kiện , cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh 
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kỹ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về một nhân vật thông minh .
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Trong truyện Thạch Sanh đã lập những chiến công nào? Nêu ý nghĩa truyện?
Hỏi :Truyện có chi tiết nào thần kỳ, độc đáo? Nêu ý nghĩa tiếng đàn thần?
- Bài mới 
Giới thiệu : Em bé thông minh thuộc loại truyện trạng , đề cao trí khôn dân gian , trí khôn kinh nghiệm tạo được những tiếng cười vui vẻ hồn nhiên chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân ta trong đời sống hằng ngày . để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay -> Ghi tựa
- Báo cáo sỉ số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nghe
+ Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản. 
- Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục truyện
- GV hướng dẫn đọc – đọc mẫu – gọi HS đọc tiếp.
-> Nhận xét cách đọc của HS.
- HS Lưu ý các chú thích khó trong SGK.
Hỏi : Truyện Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào ? Truyện đề cao điều gì ?
* GV chốt =>
- Nghe.
- 3 HS lần lượt đọc văn bản.
- Đọc chú thích.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
I. Tìm hiểu chung
Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh , đề cao trí khôn dân gian , trí khôn kinh nghiệm , tạo được tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên , chất phác mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hằng ngày .
+ Hoạt động 3:Phân tích 
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai?
Hỏi :Hình thức này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi: Sự mưu trí và thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? 
Hỏi : Hãy so sánh tính chất của mỗi lần thử thách đó? ( Nội dung , đối tượng )
- Cho HS thảo luận, nhận xét 
Chuyển ý : Tiết 2
 - Yêu cầu HS đọc lại câu đố của viên quan và lời giải.
Hỏi : Câu hỏi của viên quan đối với em bé như thế nào ?
* GV chốt =>
Hỏi : Em bé trả lời bằng cách nào ?
Hỏi : Câu hỏi của nhà vua đối với em bé như thế nào ?
* GV chốt =>
Hỏi :
Hỏi : Câu hỏi của sứ thần nươc láng giềng như thế nào ?
* GV chốt =>
Hỏi : Đầu óc thông minh và sự nhạy bén của em bé thể hiện như thế nào?
* GV: Diễn giảng: Em bé đã sử dụng phương pháp: “Gậy ông đập lưng ông” biến mình thành người thắng cuộc.
Hỏi : Sự thông minh của em bé biểu hiện như thế nào? (Thú vị như thế nào?)
Hỏi: So với 2 câu đố trước, câu đố 3 và lời giải hay ở chỗ nào?
* GV chốt =>
- GV nhận xét, diễn giảng: Câu trả lời nhạy bén của em bé đã củng cố lòng tin của vua và cuối cùng họ được ban thưởng rất hậu.
Hỏi : Tác giả dân gian đã dùng hình thức nào để thử tài nhân vật ? 
* GV chốt => 
Hỏi: Tác giả dẫn dắt sự việc theo hướng nào ?
* GV chốt =>
Hỏi: Truyện có ý nghĩa như thế nào về mặt nội dung ?
* GV chốt =>
Hỏi: Nghệ thuật truyện nhằm tạo ra điều gì ?
* GV chốt =>
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS trả lời: 4 lần .
-Thảo luận nhóm.
-> rút ra nhận xét: nội dung càng khó – đối tượng càng cao.
Cá nhân đọc SGK.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-Dùng câu hỏi tương tự để hỏi lại viên quan.
-> Nhận xét: Khó hơn lần trước: tạo tình huống phi lí để vua tự công nhận.
-> Nhận xét điểm thú vị của câu đố và lời giải.
-> Nhận xét: Em bé dùng lí lẽ sắc bén để bắt bẻ kẻ thách đố mình.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
II . PHÂN TÍCH
1. Nội dung
a. Những thử thách đối với em bé.
- Câu hỏi viên quan : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
- Câu hỏi của nhà vua : Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con ; làm ba cổ thức ăn bằng một con chim sẻ ?
- Câu hỏi của sứ thần : Làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài ?
b. Trí thông minh của em bé bộc lộ cách giải đố . Trong đó , em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan , của nhà vua và bằng kinh nghiệm làm cho sứ giặc phải khâm phục .
2. Nghệ thuật.
- Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
3. Ý nghĩa văn bản
.a) Nội dung
Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh ngiệm đời sống nhân gian
b. Nghệ thuật.
Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống.
+ Hoạt động 4: Luyện tập
- Hướng dẫn HS luyện tập.
- Yêu cầu HS kể diễn cảm truyện, kể đúng nhân vật, trình tự sự việc.
-> Nhận xét cách kể.
- Cho HS tự kể 1 câu chuyện về em bé thông minh
-> GV củng cố lại nội dung chính của bài về kiểu nhân vật thông minh. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Kể diễn cảm truyện Em bé thông minh.
Bài tập 2: Kể 1 câu chuyện về em bé thông minh.
+ Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
* Truyện đề cao điều gì ? ý nghĩa của nó như thế nào ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Tại sao chúng ta lại mắc lỗi khi dùng từ ?
- Về học bài
 Xem tiếp bài “ Chữa lỗi dùng từ “ (tiếp theo )
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docc2-25-26-EMBETHONGMINH.doc