Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012

 1. Mục tiêu bài dạy:

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh:

 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.

 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

 - Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.

 b) Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản.

- Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hoá.

 c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, biết yêu quý các di tích lịch sử, các chứng nhân lịch sử.

 2. Chuẩn bị của Gv và HS:

a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.

 b- Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

 3. Tiến trình bài dạy

 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 Kiểm tra vở soạn của học sinh. Nhận xét

 * Giới thiệu bài: (1 phút).

 Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của nước ta. Vậy nguồn gốc, xuất xứ của cây cầu này như thế nào? Cây cầu có giá trị lịch sử ra làm sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/4/2012 Ngày giảng 6A:11 /4 /2012
 Tiết 121, 122. Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
 1. Mục tiêu bài dạy:
 a) về kiến thức: Qua bài viết giúp học sinh:
	- Vận dụng lý thuyết viết văn miêu tả sáng tạo (tả người bằng trí tưởng tượng).
	- Viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 b) Rèn luyện kĩ năng tổng hợp quan sát, miêu tả, diễn đạt, trình bày,... (thể hiện trong bài viết)
- Rèn kĩ năng sống: Tích cực, tư duy sáng tạo.
 c) Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu nội dung - ra đề, đáp án biểu điểm phù hợp với đối tượng học sinh.
 b- Học sinh: Ôn lại lí thuyết, tham khảo đề trong SGK - đọc kĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy
a. KT bài cũ: K
b. dạy nội dung bài mới:
 * Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
	1. Yêu cầu:
	 - Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (tả người).
	 - Nội dung: Ông Tiên trong truyện cổ dân gian.
	 - Phạm vi, giới hạn: Hình ảnh ông Tiên từ những câu truyện đã được học và bằng trí tưởng tượng của em.
 2. Đáp án - Biểu điểm:
* Đáp án:
 a) Mở bài:
 	Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên):
 Ví dụ: - Tình huống gặp ông Tiên.
	 - Giới thiệu khái quát ông Tiên em gặp.
 	b) Thân bài: (Lần lượt miêu tả ông Tiên theo trình tự nhất định)
	- Ngoại hình:
	+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
	+ Tay chống gậy trúc, toàn thân toả ánh hào quang.
	+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu.
	+ Râu, tóc, nước da có đặc điểm gì? (trắng, nâu, đen,..).
 Ví dụ: Râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào,...
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên:
	+ Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong dân gian.
	+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
	+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
	+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
	+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
 c) Kết bài:
	Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... Muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyên dân gian.
* Biểu điểm:
	1. Hình thức: (1 điểm)
	Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với yếu tố tưởng tượng, tự sự, biểu cảm. 
	2. Nội dung:
	a) Mở bài:(1 điểm)
	Giới thiệu được nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
	b) Thân bài: 	(Đảm bảo như đáp án) (7 điểm)
	 Lần lượt miêu tả cụ thể theo trình tự nhất định.
	 Học sinh lựa chọn được những chi tiết biểu, miêu tả hình ảnh ông Tiên.
	- Ngoại hình (4 điểm - mỗi ý 1 điểm).
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên (3 điểm ).
	c) Kết bài: (1 điểm)
	Nêu được tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên.
 c) Thu bài - nhận xét giờ viết bài - Hướng dẫn học bài ở nhà.
	* Nhận xét:
	d. Hướng dẫn học bài ở nhà. 
	- Xem lại đề, lập dàn ý chi tiết cho bài viết.
	- Chuẩn bị văn bản Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (đọc kĩ và trả lời các câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa), tiết sau học.
======================================
Ngày soạn:06 /4/2012 Ngày giảng:12 /4/2012 lớp 6A
Tiết 123. Văn bản:
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
 1. Mục tiêu bài dạy: 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh:
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
 b) Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản.
- Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hoá.
 c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, biết yêu quý các di tích lịch sử, các chứng nhân lịch sử.
 2. Chuẩn bị của Gv và HS:
a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
 b- Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
 3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
	Kiểm tra vở soạn của học sinh. Nhận xét
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của nước ta. Vậy nguồn gốc, xuất xứ của cây cầu này như thế nào? Cây cầu có giá trị lịch sử ra làm sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử. 
b) Dạy bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung.
 HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.126). 
1. Khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng:
? K
* Em hiểu thế nào là băn bản nhật dụng?
*Khái niệm:
 HS
- Trình bày.
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
 + Văn bản nhật dụng không phải là một khái niêm thể loại hoặc chỉ một kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dung trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
 + Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
+ Văn bản nhật dụng không phải là một khái niêm thể loại hoặc chỉ một kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dung trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
 + Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
?K
HS
GV
? Tb
Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn 6 có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời. 
Khái quát và chốt ý cho hs ghi.
Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?
* Ý nghĩa của việc học tập văn bản nhật dụng.
- Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn 6 là cấp thiết và hợp lý, không chỉ riêng với nền giáo dục nước nhà mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới.
- Dạy kiểu văn bản này: "tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp cho học sinh hoà nhập với xã hội".
 HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
 GV
- Khái quát, bổ sung cà chốt nội dung:
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí có sự kết hợp giữa các phương thức: Tự sự, miêu tả, trữ tình.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
2. Đọc văn bản:
 GV
- Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang tâm tình, trò chuyện với cây cầu - người bạn.
 GV
- Đọc mẫu đoạn đầu Từ “Cầu Long Biên” đến “Thủ đô Hà Nội”.
HS 1
- Đọc tiếp từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Năm 1945” Š “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”. 
HS 3
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp phần văn bản còn lại. 
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
? Tb
* Qua nội dung và việc chuẩn bị bài ở nhà, emhãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 HS
- Văn bản chia làm 3 phần:
1. Từ đầu đến “Của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
2. Tiếp đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
3. Còn lại: Cầu Long Biên trong hiện tại và tương tương lai.
 GV
Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. 
II. Phân tích văn bản.
 HS
? Tb
- Đọc lại đoạn văn bản 1.
* Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này?
 HS
- Đoạn văn giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
1. Giới thiệu khái quát cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
? Tb
* Tìm những chi tiết giới thiệu khái quát về cầu Long Biên trong đoạn văn vừa đọc?
 HS
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 [...] do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế.
- Cầu long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng.
- Nó đã trở thành chứng nhân lịch sử[...] một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
? K
* Cách giới thiệu về cây cầu ở đoạn 1 có gì đặc sắc?
- Dùng pháp nhân hoá (gọi cây cầu là một chứng nhân lịch sử), trình bày ngắn gọn, khái quát và đầy sức thuyết phục về nguồn gốc và giá trị lịch sử của cây cầu.
? Tb
* Em hiểu chứng nhân là gì? 
 HS
- Chứng nhân: người làm chứng, người chứng kiến.
? K
* Với những chi tiết trên, cây cầu đã chứng kiến những sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
 HS
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho:
 + Thành tựu kĩ thuật gắn liền với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 + Những năm tháng hoà bình tại Thủ đô Hà Nội.
 + Cuộc chiến tranh đau thương, anh dũng của dân tộc.
 + Thời kỳ đổi mới của đất nước và hội nhập.
? Tb
* Qua cách giới thiệu khái quát trên, em nhận thấy được điều gì về vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu?
 HS
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước, thực sự là một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
 Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung. 
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước - một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
Chuyển: Vai trò chứng nhân lịch sử được tác tả khẳng định rõ bằng những dẫn chứng cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
 HS
- Đọc đoạn văn bản từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
? Tb
* Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn vừa đọc?
 HS
- Nói về cầu Long Biên từ trước năm 1945.
a) Cầu Long Biên trước năm 1945.
? Tb
* Tìm những chi tiết nói về cầu Long Biên trước năm 1945?
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me.
- Chiều dài của cầu là 2290 m.
- Nhìn từ xa, cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn![...]
- Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người [...].
? K
* Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả qua những chi tiết trên? 
- Bằng dẫn chứng, số liệu cụ thể kết hợp với so sánh (cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn), cho ta thấy được cây cầu rất đẹp, được xây dựng với quy mô lớn, là thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ở việt Nam. đặc biệt với cách đặt tên cầu khi mới được khánh thành (mang tên ... ng):
- Ngay dòng đầu của đoạn văn, tác giả giả đã cho biết : “Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên”. Cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên - Tên một làng ở bờ Bắc sông Hồng, nơi cầu bắc qua. Đó là cây cầu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Cây cầu không còn mang tên toàn quyền Đông Dương như trước đây mà nó đã có tên riêng gắn với đất nước, gắn với dân tộc Việt Nam. Kế sau đó là những dòng thơ tả cảnh đông vui nhộn nhịp trên cầu trong SGK, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi sự yên tĩnh trong tâm hồn mỗi con người => thấy được cuộc sống lao động hoà bình.
- Sau năm 1945 cây cầu còn được chứng kiến hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. [...]Tôi nhớ những ngày mùa đông năm 1946, cái ngày người dân thủ đô cùng trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật [...] nhớ những năm tháng chống Mĩ oanh liệt, oai hùng. Chiếc cầu thân thương ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì [...] Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sững sững giữa mênh mông đất trời. từ thực tại, tác giả hồi tưởng suy ngẫm với cách diễn đạt phong phú gợi cảm: Mượn ca khúc, biểu cảm trực tiếp; dùng số liệu thống kê (thuyết minh): + Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. 
+ Đợt 2: Cầu bị đánh 4 lần, 1000m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
+ Năm 1975 cầu bị bom la-de...
Kết hợp với nhân hoá (cầu tả tơi như ứa máu), gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc (nước mắt ứa ra, tôi cảm thấy như đứt từng khúc ruột).
=> Tất cả diễn tả tính chất đau thương và anh dũng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mĩ, đồng thời bộc lộ tình yêu của tác giả đối với cây cầu.
? K
* Em có nhân xét gì về vai trò nhân chứng lịch sử của cầu Long Biên qua những chi tiết vừa phân tích?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
- Cầu Long Biên là chứng nhân của cuộc sống lao động và hoà bình sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng thời cũng là chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
?Tb
Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có những cây cầu mới nào bắc qua Sông Hồng?
- Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
c) Cầu Long Biên chứng nhân sự đổi mới đất nước và của tình yêu đối với Việt Nam.
?Tb
?G
Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?
Câu văn cuối cùng: "Còn tôi gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam". Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về Cầu Long Biên và tác giả bài viết này?
- Đoạn cuối vẫn tiếp nối được giọng điệu trữ tình của phần cuối đoạn thân bài: Lịch sử và hình ảnh Cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao du khách nước ngoài "trầm ngâm" suy nghĩ giữa ta và họ ít nhiều vẫn còn khoảng cách. Chính "Cầu long Biên như một phần chứng sống động, đau thương và anh dũng" đã góp phần xoá dần khoảng cách ấy nên từ một chiếc cầu bằng sắt nối khoảng cách đôi bờ, tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một 'nhịp cầu vô hình" rút ngắn dần cự ly giữa những trái tim, đó là một kết thúc hay, để lạ nhiều dư vị.
- Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng cho thời kỳ đổi mới nhanh chóng của đất nước.
?K
Bài kí thành công nhờ những yếu tố gì? Em học tập được gì về sự sáng tạo lời văn trong văn bản?
III. Tổng kết - ghi nhớ 
* Nghệ thuật: Sợ kết hợp tự sự - thuyết minh ở đoạn đầu, miêu tả, biểu cảm ở đoạn cuối mang yếu tố hồi kí. Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu. Lời viết giàu cảm xúc, lời văn giàu sự kiện, ý nghĩa bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
?K
HS
GV
Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản trên?
Đọc ghi nhớ trong SGK - 128.
Hướng dẫn bài tập phần luyện tập cho hs về nhà làm.
* Nội dung:
- Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng không chỉ riêng Hà Nội mà cả dân tộc Việt Nam.
- Là cây cầu thể hiện tình yêu sâu nặng của tác giả giành cho Hà Nội và đất nước.
- Qua bài viết tác giả đã truyền tới tình cảm yêu quý, trân trọng, tự hào về cây cầu đẹp đẽ, anh hùng của đất nước.
IV. Luyện tập 
 c) Củng cố, luyện tập 
 - Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản.
 - Nhận xét, uốn nắn cách đọc của hs; nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học bài ở nhà. 
	- Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật văn bản và ghi nhớ (SGK,T.118)
	- Đọc kĩ và chuẩn bị nội dung bài viết đơn là tiết sau học.
 - Chuẩn bị bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
 ====================================
Ngày soạn:06/4/2012 Ngày giảng: 12 /4/2012 lớp 6A
Tiết 124: Tập làm văn: 	VIẾT ĐƠN
 1. Mục tiêu bài dạy
 a) Về kiến thức: Giúp HS: Hiểu được tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
 b) Về kĩ năng: Biết cách viết đơn đúng quy định và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
- Rèn kĩ năng sống: Giao tiếp hiệu quả bằng đơn.
 c) Về thái độ: Giáo dục HS có ý thức khi viết đơn.
 2. Chuẩn bị của Gv và HS:
a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
 b- Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
	Kiểm tra vở bài tập của học sinh. Nhận xét
 * Giới thiệu bài: Ở bậc Tiểu học, các em đã được học cách viết đơn. Lên bậc THCS do loại văn bản này khá gần gũi và cần thiết, thường được vận dụng trong cuộc sống hàng ngày nên chương trình lớp 6 mới tiếp tục đưa loại văn bản này vào học. Đây là loại văn bản hành chính - công vụ đơn giản nhất trong các loại văn bản sẽ học ở THCS. Vậy khi nào ta phải viết đơn? có những loại đơn nào? để viết đơn cần phải đảm bảo những nội dung gì? Cách thức viết đơn như thế nào? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được trả lời trong tiết học này.
 *GV: Ghi đầu bài lên bảng. 
b) Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV
HS
?K
HS
GV
HS
?K
GV
GV
HS
?K
?K
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
GV
HS
?Tb
HS
GV
?Tb
?Tb
HS
Treo bảng phụ: chép 4 ví dụ trong SGK-131.
Đọc các ví dụ và nhắc lại khái niệm thế nào là đơn?
Từ 4 ví dụ trên, em rút ra nhận xét gì? khi nào thì cần viết đơn?
Trả lời
Khái quát kết hợp cho hs ghi.
- Viết tiếp 4 trường hợp (phần 2) lên bảng.
Đọc kĩ các trường hợp trên. Ở trong những trường hợp trên, trường hợp nào phải viết đơn? Viết gửi ai?
Lưu ý: Trường hợp thứ ba không viết đơn, mà viết bản kiểm điểm nộp cho thầy giáo.
- Qua những tình huống cụ thể đã giúp các em hiểu được khi nào cần viết đơn và viết viết gửi ai? vậy trong thực tế có các loại đơn nào? những nội dung nào không thể thiếu trong đơn, chuyển sang phần II
Quan sát hai loại đơn trong SGK
Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia làm mấy loại đơn? là những loại nào?
- Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu.
Quan sát hai mẫu đơn trên, em có nhận xét gì? Hai mẫu đó có điểm gì giống và khác nhau?
Có thể thảo luận theo nhóm trong thời gian 2'.
* Giống nhau: Phần đầu, phần cuối và thứ tự sắp xếp trong đơn.
* Khác nhau:
 - Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sing, nơi sinh, nơi ở, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ.
 Phần nội dung đơn (để làm gì?), chỉ ghi nguyện vọng, không có lí do (vì sao?).
 - Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân không ghi chi tiết như đơn viết theo mẫu. Nhưng phần nội dung đơn thì có cả hai ý: Vì sao gửi đơn?, gửi để làm gì?, đặc biệt phần vì sao? được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.
Từ nhận xét trên, em rút ra kết luận gì: những phần nào là quan trọng không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn?
Quan sát lại hai mẫu đơn trong SGK - 133
Khi viết đơn theo mẫu ta làm như thế nào?
- Trả lời
- Khái quát, kết hợp cho ghi.
Quan sát lại viết đơn không theo mẫu trong SGK 
Khi viết đơn không theo mẫu ta làm như thế nào?
- Trả lời
- Khái quát, kết hợp cho ghi.
Để viết đơn không theo mẫu được ta cần lưu ý những gì?
Điểm chung luôn có giữa hai loại đơn là gì?
Đọc to ghi nhớ trong SGK - 143.
I. Khi nào cần viết đơn 
- Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn để được giải quyết.
- Có ba trường hợp phải viết đơn:
 + Đơn trình báo về việc mất xe đạp (gửi Công an)
 + Đơn xin học tập lớp nhạc hoạ của trường (gửi Ban giám hiệu nhà trường).
 + Đơn xin chuyển trường (gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới).
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn 
- Căn cứ vào hình thức và nội dung người ta chia đơn làm hai loại:
 + Đơn làm theo mẫu (thường in sẵn)
 + Đơn không theo mẫu.
- Những phần quan trọng không thể thiếu trong cả hai loại đơn:
 + Đơn gửi ai? (cơ quan, tổ chức, cá nhân);
 + Ai gửi đơn? (cá nhân hay tập thể);
 + Gửi để làm gì? (mục đích gửi đơn hay nguyện vọng đề đạt để được giải quyết)
III. Cách thức viết đơn 
1. Viết theo mẫu.
- Người ta chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
- Chú ý đọc kỹ để tả lời cho đúng yêu cầu của từng mục trong đơn.
2. Đơn viết không theo mẫu.
- Viết không theo mẫu vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định, người ta viết đơn thường theo 8 mục sau:
 + Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam...
 + Địa điểm làm đơn và ngày..., tháng..., năm...
 + Tên đơn; Đơn xin...
 + Nơi gửi: Kính gửi:...
 + Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
 + Trình bày sự việc: lí do, nguyện vọng (đề nghị)
 + Cam đoan và cảm ơn.
 + Kí tên.
* Để viết đơn không theo mẫu cần chú ý:
- Phải viết bằng tay, không nên dùng bản in.
- Tên đơn viết hoặc in bằng khổ chữ to.
- Trình bày sáng sủa, cân đối: Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, kính gởi, nội dung đơn, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát giấy, không để phần trên hoặc dưới trang giấy khoảng trống quá lớn.
- Tên người (cơ quan, tổ chức) nhận đơn, tên người viết đơn, mục đích, lí do và nguyện vọng là phần quan trọng nhất cần trình bày rõ ràng, thành thực,lí do nguyện vọng phải chính đáng.
- Hai loại đơn trên đều có chung một số mục ở phần mở đầu và phần kết thúc đơn. 
 c) Củng cố, luyện tập 
 ? Khi nào cần viết đơn? nêu cách thức cơ bản viết đơn?
 - HS: Trả lời.
 - GV; Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
 - Học thuộc nội dung bài học; nắm vững các loại đơn.
 - Đọc kĩ và trả lời câu hỏi: " Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi...".
 - Chuẩn bị bài 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc