Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Kiến thức: - Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra

trong VBND và NT tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.

- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của của

vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VBND có yếu tố biểu cảm dưới hình thức là một bức thư.

 - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

 - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.

 3.Thái độ: - GD thái độ yêu mến, ý thức tự giác trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. Chuẩn bị:

 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn.

 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.

 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

? Nêu NT và ND ý nghĩa của VB Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử?

2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)

 Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ (Hoa Kỳ) là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn

mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ là Xi-at-tơn đã viết bức thư này để trả lời.

Đây là bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là văn bản hay nhất viết về bảo

vệ thiên nhiên và môi trường. Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn 1 thế kỷ vốn rất nghèo khổ. Vậy, nhưng tại sao thủ lĩnh của họ - Ông Xi-at-tơn lại viết thư cho tổng thống Mĩ kiên quyết không bán mảnh đất quê hương.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/04/2011	Tuần 33- Tiết 1
 Ngày giảng:18/04/2011 
Bài 30. VBND: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
 (Xi-át-tơn)
Tiết 125: Đọc – Hiểu văn bản
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra 
trong VBND và NT tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của của 
vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VBND có yếu tố biểu cảm dưới hình thức là một bức thư.
 - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
 - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
 3.Thái độ: - GD thái độ yêu mến, ý thức tự giác trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị: 
 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(4’) 
? Nêu NT và ND ý nghĩa của VB Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử?
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ (Hoa Kỳ) là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn 
mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ là Xi-at-tơn đã viết bức thư này để trả lời. 
Đây là bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là văn bản hay nhất viết về bảo 
vệ thiên nhiên và môi trường. Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn 1 thế kỷ vốn rất nghèo khổ. Vậy, nhưng tại sao thủ lĩnh của họ - Ông Xi-at-tơn lại viết thư cho tổng thống Mĩ kiên quyết không bán mảnh đất quê hương.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(36’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc chú thích T138.
?VB trên có đăc điểm gì, ý nghĩa ra sao?
- VB là bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ
- Thuộc kiểu VBND về chủ đề thiên nhiên và môi trường.
- GV: nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc tình cảm, tha thiết khi nói đến thiên nhiên đất nước, giọng mỉa mai kín đáo khi nói với tổng thống Mĩ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi HS đọc tiếp.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- GV y/c HS giải thích một vài từ khó và kết hợp giải thích trong giờ học.
? Em hiểu thế nào là thủ lĩnh?
? chinh phục nghĩa là gì?
? ngựa sắt nhả khói là ntn?
? Truyện thuộc thể loại nào? 
? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? ND của mỗi đoạn là gì?
- 3 đoạn: + Đ1: Từ đầucha ông chúng tôi.
 Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
 + Đ2: Tiếp theosự ràng buộc.
 Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên.
+ Đ3: Còn lại.
 Kiến nghị của người da đỏ.
- HS chú ý đoạn đầu bức thư.
? Tìm những từ ngữ, câu nói lên thái độ tình cảm của người da đỏ đối với thiên nhiên, môi trường? Đặc biệt là đất đai?
+ Tiếng thì thầm của côn trùng
+ Những dòng nhựa mang kí ức
+ Mảnh đất là bà mẹ
+ Những bông hoa là người chị, người em..
+ Những mỏm đá, vũng nước, ngựa con là 1 gia đình...
+ Những giọt nước là máu...
+ Những tia sáng biết nói...
+ Tiếng thì thầm của dòng nước...
? Em có nhận xét gì về cách đối xử của người da đỏ đối với đất đai?
? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ lại nói rằng đó là những điều thiêng liêng?
- Những thứ đều đẹp đẽ, cao quý không thể tách rời với sự sống của người da đỏ, đó là máu thịt, là gia đình của họ.
- Những thứ đó không thể để mất, cần được tôn trọng và giữ gìn.
? Nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
? Qua đó ta có thể thấy được tình cảm gì của vị thủ lĩnh da đỏ?
- Yêu quý và tôn trọng đất đai, môi trường.
- Đó là quan hệ biết ơn thiêng liêng mà gần gũi như trong 1 gia đình của người da đỏ.
Đọc
Nêu
Nêu
Đọc
Nhận xét
Giải thích
Phát hiện
Phát hiện
Chia
Phát hiện
Tìm
Nhận xét
Phát hiện
Phát hiện
Nêu
Thảo luận
Trả lời
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản:(20’)
1. Tác giả, tác phẩm/138:
Thủ lĩnh da đỏ
2. Đọc:
Nhà của người da đỏ
3. Từ khó:
4. Cấu trúc:
- Thể loại: Thư từ
- PTBĐ: miêu tả+ biểu cảm.
- Bố cục: 3 đoạn
II. Đọc - Hiểu văn bản:(16’)
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ:
- Người da đỏ đối xử với đất đai bằng tình yêu bền chặt.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ.
 Tác dụng: sự vật hiện lên rất thiêng liêng, gần gũi, thân thiết với con người nên không dễ gì đem bán.
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
?Kí ức của người da đỏ về môi trường thiên nhiên ntn?
- HS về học bài cũ, chuẩn bị tiết 2. 
 Ngày soạn: 17/04/2011	Tuần 33- Tiết 2
 Ngày giảng:19/04/2011 
Bài 30. VBND: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (Tiếp)
 (Xi-át-tơn)
Tiết 126: Đọc – Hiểu văn bản
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh tiếp tục
1. Kiến thức: - Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra 
trong VBND và NT tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của của 
vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VBND có yếu tố biểu cảm dưới hình thức là một bức thư.
 - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
 - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
 3.Thái độ: - GD thái độ yêu mến, ý thức tự giác trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị: 
 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(4’) 
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
?Kí ức của người da đỏ về môi trường thiên nhiên ntn?
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các nội dung tiếp theo...
3. Hoạt động 3. Bài mới:(36’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- HS chú ý đoạn giữa bức thư.
? Người da đỏ đỏ lo lắng điều gì nếu bán đất cho người da trắng?
? Cách đối xử với đất đai, thiên nhiên của người da trắng khác với người da đỏ ntn?
Người da đỏ
Người da trắng
-Đất đai: là những người anh em, là bà mẹ.
-Thiên nhiên: say sưa với tiếng lá cây lay động, âm thanh êm ái của cơn gió thoảng.
-Không khí: quý giá, là của chung.
-Muông thú: chỉ giết để duy trì sự sống.
 Tôn trọng các giá trị tinh thần, yêu quý, bảo vệ đất đai môi trường.
-Đất đai: cư xử như vật mua được, tước đoạt được, bán đingấu nghiến.
-Thiên nhiên: chẳng có nơi nào yên tĩnh. Chỉ là nhữngồn ào lăng mạ.
-Không khí: chẳng để ý gì.
-Muông thú: bắn chết cả ngàn con.
 Cách sống vật chất thực dụng, coi thiên nhiên đất đai như một thứ hàng hóa.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? chỉ ra các chi tiết?
- Phép đối lập: người anh em- kẻ thù; mẹ đất, anh em bầu trời- vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh- ồn ào... 
- Điệp ngữ : Tôi biết; Tôi thật không hiểu nổi; Tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác; Nếu chúng tôi...Ngài phải...
? Qua các phép đối lập và điệp ngữ trên đoạn văn muốn nói lên điều gì?
- Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống.Thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường.
- Bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trường sống, thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
- Quan hệ chủ yếu nhằm vào việc khai thác, tận dụng vì lợi nhuận tối đa, chỉ cần có lãi có lợi của người da trắng.
- GV phân tích thêm: Đó là mặt trái của CNTB, đế quốc....
Liên hệ: Bọn lâm tặc phá rừng, săn bắn thú quý ở Việt Nam.
GV: Đây là bức thư của thủ lĩnh người da đỏ trả lời việc tổng thống Mĩ về việc mua bán đất. ? Nhưng em thấy bức thư có gì đặc biệt?
- Ta không thấy người viết thư trả lời có bán hay không. Càng không thấy bàn chuyện giá cả. Vấn đề chỉ được đặt ra như 1 giả thiết (Nếu...nếu).
? Cách viết như vậy có tác dụng gì? (Mục đích của thủ lĩnh)?
- Tạo điều kiện cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm.
? Phần cuối đề cập đến vấn đề gì?
- Lời đề nghị:+ Người da trắng và con cháu họ phải biết đối xử với đất như người da đỏ.
+ Phải biết kính trọng đất đai.
+ Hãy khuyên bảo chúng: đất là mẹ. 
+ Điều gì xảy ra với đất đai..tức là xảy ra với những đứa con của đất.
? Em hiểu thế nào về câu nói"đất là mẹ"
+ Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài.
+ Cái gì con người làm ra cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
+ Con người cần phải sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó.
? Nhận xét gì về thái độ của người viết qua đoạn văn trên?
? Nhận xét gì về những ý kiến trên của thủ lĩnh da đỏ?
- Đưa ta lời cảnh báo: Nếu không như vậy thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì "Đất là mẹ", là mẹ của cả loài người. "Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất".
- Đây là những mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc. Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống: dạy cho người da trắng biết cách cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường.
- GV: Vì vậy mà giá trị của bức thư được nâng mang tính chất vĩnh cửu.
? Vì sao 1 bức thư nói về việc mua bán đất ở thế kỷ XIV nhưng đến nay lại được coi là 1 trong những VB hay nhất về thiên nhiên và môi trường?
- Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất mà còn nói tới tất cả những hiện tượng liên quan tới đất... đó là tự nhiên, môi trường sống của con người trong những năm đầu của thể kỷ XXI, vấn đề môi trường sinh thái toàn trái đất đang bị xâm hại, ô nhiễm nặng nề thì bức thư trở thành thông điệp có giá trị...
- Bức thư được viết bằng tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng...
- GV phân tích: Xuất phát điểm của bức thư như vậy nên nó trở thành 1 trong những văn bản có giá trị nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Đến mức, ở nước Anh, trong vài chục năm lại đây thanh niên rất thích mặc quần áo may bằng loại vải trên có in bức thư này.
? VB trên đã có những đặc sắc NT nào?
? Thông điệp mà thủ lĩnh muốn gửi đến toàn nhân loại là gì?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
? Chọn một số câu hayhọc thuộc lòng?
Phát hiện
Phát hiện
Phát hiện
Phát hiện
Phát hiện
Phát hiện
Nêu
Thảo luận
Trả lời
Nhận xét
Nhận xét
Phát hiện
Nêu
Nêu
Đọc
Làm
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên.(17')
- Đất đai, môi trường sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Dùng thủ pháp đối lập và điệp ngữ.
- Tôn trọng sự hòa hợp với tự nhiên, yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như mạng sống của mình.
3. Kiến nghị của người da đỏ:(11')
- Thái độ kiên quyết, cứng rắn.
- Khẳng định triết lí đúng đắn, sâu sắc.
III. Tổng kết:(4')
1. Nghệ thuật:
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối lập...
- Ngôn ngữ biểu cảm...
2. Nội dung:
- Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của chính mình, con người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
* Ghi nhớ: SGK/140.
IV. Luyện tập:(4’)
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Người da đỏ muốn kiến nghị điều gì?
? Nêu NT và ND ý nghĩa của VB trên?
- HS về học bài cũ, chuẩn bị tiết sau Chữa lỗi về CN- VN (Tiếp). 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33.doc