Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 86: So sánh (tt)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 86: So sánh (tt)

SO SÁNH (TT)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 1.1. Kiến thức:

 - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết

 1.2. Kĩ năng:

 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.

 - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.

 1.3. Thái độ:

Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

2. Trọng tâm:

Kiến thức:

 Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết

Kĩ năng:

 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.

 - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 86: So sánh (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 86 	
Tuần 23	
SO SÁNH (TT)
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
 1.1. Kiến thức:
 - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết
 1.2. Kĩ năng:
 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.
 - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
 1.3. Thái độ:
Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2. Trọng tâm:
Kiến thức:
 Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết
Kĩ năng:
 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.
 - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
4. Tiến trình : 
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
 4.2.Kiểm tra miệng: 
 ? Thế nào là so sánh? 
=> So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
 ? Cấu tạo của phép so sánh ( nêu cấu tạo đầy đủ - và cả khi lược bỏ một vài yếu tố)?
=> Cấu tạo của phép tu từ so sánh (đầy đủ ) gồm 4 yếu tố : 
+ Sự vật được so sánh ( Vế A) 
+ Phương diện so sánh 
+ Từ so sánh 
+ Sự vật dùng để so sánh ( Vế B)
² Lưu ý : Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :
  Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt 
  Vế B có thể được đảo lên trước vế B cùng với từ so sánh.
* Cho ví dụ sau: 
+ Cô giáo như mẹ hiền.
+ Ty lớn hơn Tú 4 tuổi.
Em có nhận xét gì về từ so sánh trong 2 ví dụ trên?
=> VD1: như ( không ai hơn ai cả.)
VD2: lớn hơn ( Ty hơn tuổi Tú)
 4.3 Giảng bài mới:	
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Ở tiết 78 chúng ta đã biết so sánh là gì?Cấu tạo của phép so sánh như thế nào? Với tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh?
Hoạt động 2: Các kiểu so sánh
? HS đọc khổ thơ – Tìm phép so sánh trong khổ thơ?
? Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
* GV giảng giải và chốt: 
- Từ: "chẳng bằng" à vế A không ngang bằng với vế B.
- Từ "là ": vế A bằng vế B.
? Hãy cho biết mô hình phép so sánh ở 2 VD trên ?
? Hãy tìm thêm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
=> - Kiểu so sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, không bằng, không như, hơn, còn hơn, kém, kém hơn, thua 
 - Kiểu so sánh ngang bằng: Là, tựa, như, giống như , bao nhiêu ...bấy nhiêu.
?Dựa vào phần tìm hiểu trên, em thấy có mấy kiểu so sánh?
? Em hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh để miêu tả sự vật.
Ví dụ : 
-Vào mùa đông , lá bàng đỏ như màu đồng hun.
-Những chiếc lá bàng to như bàn tay người lớn.
-Giờ ra chơi, chúng em ùa ra như đàn ong vỡ tổ.
Bạn ấy nhảy qua rào nhanh như sóc.
Hoạt động 3: Tác dụng của so sánh
? HS đọc đoạn văn SGK – Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh? 
? Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? 
+ Đối với việc miêu tả sự vật ( những chiếc lá) ?
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết ?
? Tác dụng của phép tu từ so sánh là gì ?
Hoaït ñoäng 4: Luyeän taäp.	
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các câu a,b,c.
Bài tập 2 : HS thảo luận nhóm làm bài tập (3 phút )
HS trình bày 
GV treo bảng phụ ghi đáp án đúng.
I. Các kiểu so sánh 
1. Phép so sánh :
(1 )Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Sosánh không ngang
 bằng 
(2 )Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Sosánh ngang bằng 
 2.Từ ngữ so sánh : (1) chẳng bằng.
 (2) là
* Mô hình: 
- So sánh hơn kém (không ngang bằng) : A chẳng bằng B
 - So sánh ngang bằng: A là B 
* Ghi nhớ: Có 2 kiểu so sánh
+ So Sánh ngang bằng 
+ So sánh không ngang bằng 
II. Tác dụng của so sánh :
 1.Những câu có phép so sánh trong đoạn văn :
Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn , tự cành cây rơi ...như cho xong chuyện..
Có chiếc lá như con chim lảo đảo  
Có chiếc lá nhẹ nhàng đùa bỡn... như thầm bảo rằng 
Có chiếc lá như sợ hãi  , rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại cành.
 2.Tác dụng :
- Người đọc hình dung được những cách rụng của những chiếc lá.
- Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.( sự cảm nhận sâu sắc về quy luật khắc nghiệt của cuộc đời)
* Ghi nhớ: 
Tác dụng của phép tu từ so sánh: vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm, sâu sắc.
IV. Luyện tập: 
Bài 1/43
Chỉ ra các phép so sánh và xác định kiểu so sánh
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè à So sánh ngang bằng
Tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiên.
b. Con đi ... chưa bằng ...lòng bầm.
Con đi... chưa bằng ..... sáu mươi.
à So sánh không ngang bằng 
c. Anh ... như ...mộngà So sánh ngang bằng 
Bóng Bác.... ấm hơn ... hồng.à So sánh không ngang bằng
Bài 2 /43 : Nêu các câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “ 
Những động tác  nhanh như cắt  
Dượng Hương Thư như một pho tượng , như một hiệp sĩ ... hùng vĩ.
Những cây to  như những cụ già  
* Hình ảnh em thích: Dượng Hương Thư chống sào vượt thácà Trí tưởng tượng phong phú của tác giả , vẻ đẹp khoẻ khoắn , hào hùng , sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động .
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Có mấy kiểu so sánh?
=> Có 2 kiểu so sánh
+ So Sánh ngang bằng 
+ So sánh không ngang bằng 
? Tác dụng của phép so sánh?
=> Tác dụng của phép tu từ so sánh: vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm, sâu sắc.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học 2 ghi nhớ 
- Thực hiện hoàn chỉnh bài tập
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : Nhân hóa
+ Nhân hóa là gì? (Xem các VD mục I ở SGK)
+ Có mấy kiểu? Tác dụng?
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
 Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Theo CKTKN(1).doc