Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2 tiết 7 & 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2 tiết 7 & 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự

- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ghi bảng phụ liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện Thánh Gióng.

- Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- 2 văn bản “con Rồng cháu Tiên” và “Thánh Gióng “thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? (Tự sự)

- 2 câu ca dao sau thuộc kiểu văn bản gì?:

 Ai làm cho bướm lìa hoa

 Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng (Biểu cảm)

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: Dẫn vào bài bằng việc giới thiệu “Tự sự” là từ Hán Việt. Em nào hiểu được định nghĩa của từ đó? (Tự: kể; sự: việc, chuyện  kể chuyện)

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2 tiết 7 & 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8/2009
Tiết 7 & 8
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự
- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Ghi bảng phụ liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện Thánh Gióng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 văn bản “con Rồng cháu Tiên” và “Thánh Gióng “thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? 	(Tự sự)
- 2 câu ca dao sau thuộc kiểu văn bản gì?:
	Ai làm cho bướm lìa hoa
	Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng	(Biểu cảm)
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: Dẫn vào bài bằng việc giới thiệu “Tự sự” là từ Hán Việt. Em nào hiểu được định nghĩa của từ đó? (Tự: kể; sự: việc, chuyện " kể chuyện)
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Nêu tình huống để huy động kiến thức của học sinh về tự sự để hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự.
I-Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
- Gọi học sinh đọc các tình huống ở phần 1 trang 27
Đọc và trả lời.
- Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn biết chuyện
- Gặp trường hợp như thế người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
" Giải thích: để trả lời câu hỏi và yêu cầu trên người ta phải dùng thể văn tự sự - kể chuyện: nghĩa là để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe. Đó là phương thức tự sự.
- Người kể : Phải kể về sự việc, về con người, về câu chuyện mà người nghe muốn biết.
- Trong những trường hợp trên câu chuyện được kể phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho biết Lan là người bạn tốt, người được hỏi phải kể những sự việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể 1 câu chuyện mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là 1 câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
" Giải thích thêm: Cách kể chuyện như vậy không đạt được mục đích giao tiếp. Vậy mục đích của tự sự là gì?
- Người được hỏi phải kể những việc tốt về Lan vì người nghe muốn tìm hiểu xem Lan có đúng là một người tốt không
- Nếu người trả lời kể 1 câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì không thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được vì người kể đã không thông báo đúng tin tức mà người nghe muốn biết.
- Ý 2 của phần ghi nhớ
* Hoạt động 2: Nêu câu hỏi và phân tích cho học sinh hiểu về phương thức tự sự
2- Phương thức tự sự
- Truyện Thánh Gióng mà em đã học được xem là 1 văn bản tự sự. Vậy văn bản này cho em biết được điều gì? (Gợi ý: Truyện kể về ai? Thời nào? Làm việc gì? diễn biến sự việc, kết quả ra sao? Ý nghĩa của sự việc như thế nào?
- Kể về Thánh Gióng, thời vua Hùng thứ 6, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân cứu nước, diễn biến (xem phần liệt kê), kết quả đánh thắng giặc, ý nghĩa của sự việc thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. 
- Vì sao nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
Thảo luận trình bày.
- Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện (bắt đầu, diễn biến, kết thúc) ra sao?
" Chốt ý chính bằng bảng phụ
Liệt kê các sự việt
* Truyện bắt đầu:- Sự ra đời của Thánh Gióng 
* Diễn biến của truyện: - Thánh Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc
" Thánh Gióng lớn nhanh như thổi " Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặt áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc " Thánh Gióng đánh tan giặc " Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt, về trời
* Kết thúc truyện: 
- Vua nhớ ơn lập đền thờ, phong danh hiệu.
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng 
- Từ thứ tự các sự việc đó em hãy rút ra những đặc điểm của phương thức tự sự?
- Kể lại chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa.
- Cho 1 em đọc ghi nhớ, trong ghi nhớ ý nào chỉ đặc điểm của tự sự, ý nào chỉ mục đích của tự sự?
- Ý 1: đặc điểm; ý 2: mục đích.
-Đọc ghi nhớ 
 Ghi nhớ: SGK trang 28
- Nếu mục đích của tự sự chỉ yêu cầu kể về việc Thánh Gióng đánh giặc thì cần kể hết 8 sự việc như đã liệt kê không? Vì sao? 
F Tiết 2
- Không kể hết, chỉ kể từ sự việc 2 đến 5 vì như vậy mới thực hiện đúng mục đích tự sự.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Giải bài tập
II- Luyện tập
- Bài tập 1: Học sinh đọc mẫu chuyện và trả lời các câu hỏi trong bài
1- Phương thức tự sự thể hiện: Ông già đẵn củi, phải mang đi xa và kiệt sức " Ông chán nản muốn chết " Khi ông thần chết đến, ông già sợ hãi và không muốn chết nữa
- Ý nghĩa: Khẳng định sự sống rất quý giá, dù kiệt sức nhưng sống vấn hơn chết.
1- Ông già và thần chết
- Bài tập 2: Cho 2 em đọc bài thơ. Bài thơ có phải tự sự không? Vì sao? kể lại câu chuyện bằng miệng?
2- Là bài thơ tự sự. Vì kể lại 1 câu chuyện có đầu đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế diễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo bị sa bẫy
2- Sa bẫy
- Bài tập 3: Cho 2 em đọc 2 văn bản. Hai văn bản có nội dung tự sự không? Vì so? Tự sự ở đây đóng vai trò gì?
3- Cả 2 đều có nội dung tự sự (a: kể việc; b: kể chuyện)
- Vai trò của tự sự: giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
3- 
IV. Củng cố: Tường thuật lại trận bóng đá có phải là phương thức tự sự không? Vì sao?	
 V. Dặn dò: - Làm bài tập 4, 5 SGK trang 30; bài tập 6 và 7 sách bài tập trang 14
	 - Soạn Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
	Gợi ý bài tập 4 trang 30: Nên kể ngắn gọn: Tổ tiên người Việt là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân nòi Rồng sống ở dưới nước, Âu Cơ nòi tiên sống ở trên núi cao. Hai người lấy nhau đẻ ra bọc trúng nở 100 người con. Người con trưởng chọn làm vua gọi là Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu. Tự hào là nguồn gốc của mình người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7& 8.doc