Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 15

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 15

Tuần 1.

Ngày soạn:

Ngày dạy: Luyện từ và cấu tạo của từ tiếng việt.

A. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu thế nào là từ , đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt (từ ghép, từ đơn, từ phức, từ láy).

- Rèn kĩ năng lựa chọn và sử dụng từ, câu cho HS.

- áp dụng lí thuyết để làm một số bài tập cho HS.

B. Chuẩn bị: Giáo án, TLTK.

C. Hoạt động dạy học:

ã ổn định lớp.

ã KTBC: sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS.

 

doc 25 trang Người đăng thu10 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Luyện từ và cấu tạo của từ tiếng việt.
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu thế nào là từ , đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt (từ ghép, từ đơn, từ phức, từ láy).
Rèn kĩ năng lựa chọn và sử dụng từ, câu cho HS.
áp dụng lí thuyết để làm một số bài tập cho HS.
Chuẩn bị: Giáo án, TLTK.
Hoạt động dạy học:
ổn định lớp.
KTBC: sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS.
Bài mới:
I. Lí thuyết:
- Gọi HS đọc ví dụ.
- Ví dụ trên có mấy từ ? 
- Các từ được phân cách bằng dấu hiệu gì ?
GV: Mỗi âm thanh phát ra gọi là 1 tiếng.
- Hãy đọc to xem VD này có mấy tiếng ?
- Gọi HS đọc VD2.
- Em hãy lên bảng lập danh sách các từ trong câu bằng dấu gạch chéo?
- Vậy theo em ở VD trên có mấy từ ? Có mấy tiếng ? 
- Vậy từ và tiếng khác nhau ntn?
GV: Không phải tiếng nào cũng có thể tạo thành từ. Tiếng phải có nghĩa mới tạo thành từ. Trong TV, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và có mang một thanh điệu nhất định.
- Gọi HS đọc VD 3.
- Theo em, tiếng này có nghĩa chưa ?
- Vậy “à ơi!” có nghĩa chưa ?
GV: Vậy thì tiếng chưa thể được coi là một đơn vị ngôn ngữ, vì chưa có khả năng là phương tiện được con người sử dụng để trao đổi thông tin.
- Vậy tiếng dùng để tạo lập gì ?
- Còn từ dùng để tạo lập gì ? Các từ có sự liên kết với nhau không ?
1. Ví dụ 1:
 Giặc / đã / đến / chân / núi Trâu.
có 5 từ
Được phân cách bởi dấu gạch chéo.
Có 6 tiếng.
2. Ví dụ 2:
Thế /nước/ rất/ nguy/ người/ người/ hoảng hốt.
Có 7 từ.
Có 8 tiếng.
3. Ví dụ 3:
- à -> tiếng chưa có nghĩa.
- à ơi ! -> là tiếng đã có nghĩa. Đó là tiếng ru.....
+ Tiếng: là đơn vị cấu tạ nên từ.
+ Từ là đơn vị dùng đề cấu tạo nên câu. 
GV đưa VD 4.
- Hãy tìm từ chỉ có 1 tiếng và từ có 2 tiếng ở VD trên ?
- Vậy từ chỉ có một tiếng là loại từ nào?
- Từ có hai tiếng trở lên thuộc từ loại nào ?
- Từ phức được tạo ra bằng cách nào ?
- Gọi HS đọc VD.
- Tìm các từ phức trong VD trên?
- Dựa vào quan hệ giữa các tiếng trong từ, em có thể phân từ phức thành mấy loại ?
- Đó là những loại từ nào ?
- Hãy tìm thêm một số từ láy, từ ghép ?
4. Ví dụ 4:
Tỉnh / dậy/ Lang Liêu/ mừng thầm/.
+ Từ đơn: từ gồm có một tiếng.
+ Từ phức: gồm 2 hoặc nhiều tiếng .
5. Ví dụ 5:
- Chàng/ bèn/ chọn/ thứ/ gạo nếp/ thơm lừng/ trắng tinh/....
- Lom khom/dưới/ núi/ tiều / vài /chú.
* Từ phức: Từ ghép.
 Từ láy.
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm.
II. Luyện tập.
Các từ “bánh chưng, bánh giầy.....là từ loại gì ?
Gạch chân những từ ghép trong đoạn thơ sau ?
Hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích sau ?
Hãy tìm các từ láy: tượng hình, tượng thanh, chỉ tâm trạng? 
Đặt câu với mỗi từ đó ?
Bài tập 1.
Bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng...-> từ ghép.
Bài tập 2:
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Đất là nơi chim về.
Nước là nơi Rồng ở.
Bài tập 3:
“Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.”
Bài tập 4: 
a. Tượng hình: ngoằn ngoèo, khấp khểnh...
b. Tượng thanh: lách cách, rào rào....
c. Chỉ tâm trạng: bâng khuâng, thẫn thờ...
- HS đặt câu.
- HS nhận xét.
Củng cố:
GV hệ thống lại toàn bài.
Chốt lại phần khái niệm về từ và cấu tạo từ ?
HDVN:
Học thuộc bài.
Làm một số bài tập trên lớp.
Chuẩn bị bài “Từ mượn”.
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày dạy: Luyện từ và từ mượn
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu thế nào là từ mượn, quy tắc mượn từ trong tiếng Việt.
Rèn kĩ năng lựa chọn và sử dụng từ mượn cho HS.
áp dụng lí thuyết để làm một số bài tập cho HS.
Chuẩn bị: Giáo án, TLTK.
Hoạt động dạy học:
ổn định lớp.
KTBC: sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS.
Bài mới:
I. Lí thuyết.
Em hiểu thế nào là từ mượn ?
Cho ví dụ ?
Vì sao chúng ta phải mượn từ ?
Bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu ?
Nguyên tắc sử dụng từ mượn ?
1. Từ mượn loà những từ có nguồn gốc nước ngoài.
- VD: Sơn Tinh, yếu điểm, thính giả, ti vi,..
2. Khi ngôn ngữ của ta chưa có các từ để biểu thị những sự vật, hiện tượng....mới thì việc vay mượn là cần thiết.
- Vay mượn cũng là một cách để làm giàu tiếng mẹ đẻ.
3. Bộ phận quan trọng trong từ mượn tiếng Việt có nguồn gốc Hán và từ Hán Việt.
4. Để giữ gìn sự trong sáng của TV, việc vay mượn cần được cân nhắc, không tuỳ tiện.
II. Luyện tập:
Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
Tìm và gạch chân các từ mượn trong số các từ sau?
Điền chúng vào vị trí thích hợp ở bảng sau:
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh.
Bài tập 1:
HS tìm: 
VD: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân, vô địch, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc tinh, Thuỷ Tinh, thuỷ cung.....
Bài tập 2:
- ăn uống, ẩm thực, người dạy, giáo viên, quốc gia, đất nước, lo lắng, ti vi, Pa-ra-bôn, ô tô, pê-đan, ten-nít, trẻ em, vui vẻ, hoàng đế, hi vọng, mong muốn, mì chính, bột ngọt....
Tìm từ Hán Việt có yếu tố “thiên”?
Đặt câu với một ttrong số các từ đó từ đó ?
Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy các dùng khác nhau của chúng?
Cho các nghĩa sau của tiếng “đại”
To, lớn.
Thay, thay thế.
Đời, thế hệ.
Thời, thời kì.
Hãy xác định nghĩa của tiếng “đại” trong mỗi từ ngữ dưới đây bắng cách ghi số thứ tự của những nghĩa đã nêu trên vào ô trống ?
Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây ?
Theo em nệ dùng như thế nào?
Gợi ý: Cách dùng như vậy là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết, nhưng không nên dùng từ kèm vào tiếng Việt.-> Làm mất sự trong sáng của TV, Làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”.
Bài tập 3:
VD: thiên niên kỉ, thiên thanh, thiên lí mã, thiên nhiên, thiên tài...
HS đặt câu.
Nhận xét.
Bài tập 4: 
Phu nhân/ vợ.
Phụ nữ/ đàn bà.
1
Bài tập 5:
- đại châu - đại diện
2
- đại lí - đại dương
- đại chiến - đại ý
- cận đại - đại từ
- đại lộ - hiện đại
- đại biểu
- Tứ đại đồng đường.
Bài tập 6:
Hêlô (chào), đi đâu đấy ?
Đi ra chợ một chút.
Thôi, bai (tạm biệt) nhé, si ơ ghên (gặp nhau sau).
Củng cố:
GV hệ thống lại toàn bài.
Chốt lại phần khái niệm về từ mượn, vì sao phải mượn từ, nguyên tắc mượn từ ?
HDVN:
Học thuộc bài.
Làm một số bài tập trên lớp.
Chuẩn bị bài “Nghĩa của từ”
Tuần 3.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Nghĩa của từ.
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu thế nào là nghĩa của từ. Các cách giải thích nghĩa của từ.
HS hiểu thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vầo làm bài tập.
ý thức sử dụng từ đúng nghĩa.
Chuẩn bị : SGK + TLTK.
Hoạt động dạy học:
*ổn định lớp.
* KTBC: - Thế nào là từ mượn ? Nguyên tắc mượn từ ?
* Bài mới:
I. Lí thuyết.
- Một từ gồm có mấy mặt ? Mạt nào là nghĩa của từ ?
- Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Là những cách nào ? Lấy ví dụ /
- Khi giải thích nghĩa của từ cần chú ý gì ?
- Khi giải nghĩa các từ thuộc các từ loại khác nhau cần lưu ý gì ?
- Hãy lấy ví dụ cụ thể ?
- Khi giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa cần phải chú ý gì ?
*Từ gồm 2 mặt: 
+ Hình thức: là mặt âm thanh mà ta nghe được-> có thể ghi lại ở dạng chữ viết.
+ Nội dung: (sự vật, hiện tượng, hđ, tính chất, quan hệ) mà từ biểu thị-> là nghĩa của từ.
- Có 2 cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.....
- Khi giải nghĩa từ, cần chú ý sao cho lời giải nghĩa có thể thay thế cho từ trong lời nói: VD: chứng giám: soi xét và làm chứng.
- Lời giải nghĩa cho các từ thuộc các từ loại (DT, ĐT TT) khác nhau có cấu trúc khác nhau, phải tương ứng với từ cần giải nghĩa.
VD: + Tráng sĩ (DT): người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, ......
 + Phong (ĐT): ban cho, tặng thưởng (chức tước, đất đai, học vị...)
 + Lẫm liệt (TT): hùng dũng, oai nghiêm.
- Các từ đồng nghĩa có thể khác nhau về sắc thái, khác nhau về phạm vi sử dụng. Nếu giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa phải chú ý điều này.
Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn? Cách sắp xếp các sự việc ?
- Có những kiểu nhân vật nào trong văn tự sự ? Nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
VD: Tâu (ĐT): thưa, trình (dùng khi quan, đan nói với vua chúa, thần linh)
* Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể. Sự việc có thể do thiên nhiên gây ra, có thể do con người làm ra. Sự việc được sắp xếp theo một trật tự nhất định, nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
- Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong VB. Nhân vật có : nhân vật chính, nhân vật phụ, được thể hiện qua lời kể, tả hình dáng, lai lịch, tính nết, việc làm...
II. Luyện tập:
Giải nghĩa các từ “ đỏ, trắng, tím, vàng” bàng cách nêu ví dụ ?
- Giải nghĩa các từ “luộc, rang, xào” bằng cách nêu mục đích, cách thức ?
- Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ ?
SGK Ngữ văn 6 giải thích: 
Sơn Tinh: thần núi; Thuỷ Tinh: thần nước là giải thích nghĩa của từ theo cách nào ?
- Khi giải thích từ “cầu hôn” là: xin được lấy làm vợ là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào ?
Bài tập 1:
Đỏ: Màu như màu của hoa phượng, mặt trời.
Trắng: Màu như màu của vôi, bông.
Tím: Màu như màu của hoa cà, hoa sim.
Vàng: Màu như màu của hoa mướp, nghệ.
Bài tập 2:
Luộc: làm cho thực phẩm chín trong nước đun sôi.
Rang: Làm chín thực phẩm bằng cách đảo đi đảo lại trong chảo nóng không cho nước.
Xào: Làm chính thực phẩm bằng cáh đảo đều với dầu(mỡ) và mắm muối trên bếp lửa.
Bài tập 3:
a. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
b. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
c, Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (*)
Bài tập 4:
a. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.(*)
b. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
c. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị .
Bài tập 5:
a. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
b. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. (*)
c. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
- Hãy hoàn thiện nội dung cụ thể của các yếu tố sau trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ?
Bài tập 6:
Nhân vật:.....
Địa điểm:.........
Thời gian:........
Nguyên nhân:..........
Diễn biến:..................
Kết quả:....................
Củng cố:
GV hệ thống lại toàn bài.
Gv chốt lại khái niệm thế nào là nghĩa của từ ? 
Cách giải thích nghĩa của từ?
Thế nào là nhân vật và sự việc trong văn tự sự.
HDVN:
Học kĩ bài.
Làm lại các bài tập.
Hoàn thiện bài tập 6.
Chuẩn bị bài tíêp.
Tuần 4.
Ngày soạn:
Ngày dạy: chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Mục tiêu:
Giúp HS nhận thức được thế nào là chủ đề và dàn bài của  ... hể đọc cho HS tham khảo một bài viết hoàn chỉnh.
Bài tập 3:
Hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại truyện “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”
Gợi ý:
Đóng vai Sơn Tinh kể lại toàn bộ nội dung chính của câu chuyện.
Ngôi kể thứ nhất: Sơn Tinh xưng “tôi”.
Sự việc có thể vẫn kể lần lượt theo truyện song có thể thêm cảm xúc và các từ phụ cho tự nhiên.
Củng cố:
GV hệ thống lại bài.
Củng cố về kĩ năng kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.
HDVN:
Hoàn thiện các bài viết.
Chuẩn bị bài “ Luyện tập về cụm danh từ”
Tuần 12.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Luyện tập cụm danh từ.
Mục tiêu:
HS nắm chắc kiến thức về đặc điểm của cụm danh từ.
+ Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước, phần sau trong cụm danh từ.
Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng cụm DT trong tiếng Việt. Vận dụng làm các bài tập.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị: Giáo án + TLTK.
C, Hoạt động dạy học:
* ổn định lớp.
* KTBC: Tìm cụm DT trong câu văn sau:
 “ Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn.”
Bài mới:
I. Lý thuyết:
- Thế nào là cụm DT?
- Cụm DT có cấu tạo như thế nào?
- Gọi HS lên bảng trình bày cấu tạo cụm DT.
- GV bổ sung.
- DT khi sử dụng thường kết hợp với các từ khác tạo thành cụm DT.
- Cụm DT có ý nghĩa cụ thể hơn, rõ hơn so với DT đứng một mình.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm DT gồm các phần như sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t 2
t1
T1
T2
s1
s2
Tổng lượng
Số lượng
DT đơn vị
Danh từ
Từ nêu đặc điểm.
Từ xđịnh vị trí của vật.
VD: Tất cả
những (ba)
em
học sinh
tiên tiến
ấy.
- Khi sử dụng, Có phải lúc nào cụm DT cũng phải đầy đủ cả 3 phần?
- Nêu ví dụ ?
- Khi sử dụng cụm DT, có thể không nhất thiết phải đầy đủ các phần như đã nêu.
+ Có thể chỉ bao gồm:
Phần trước
Phần trung tâm
Tất cả
Cả hai
mọi người
gia đình.
+ Có thể chỉ bao gồm:
Phần trung tâm
Phần sau
tỉnh
em học sinh
này
chăm ngoan ấy.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Trong các cụm DT sau, cụm nào có đầy đủ cấu trúc ba phần ?
Một lưỡi búa .
Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.
Tất cả các bạn học sinh lớp 6. (*)
Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
Bài tập 2: Dòng nào sau đây không phải là cụm danh từ ?
Những quyển sách.
Chiếc đèn lồng.
Một túp lều.
Hợp tác xã. (*)
Bài tập 3:
Tìm các cụm DT trong các câu sau và điền chúng vào mô hình cụm DT.
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát
Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.
Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Những thân cây trám cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.
Ông rất thương yêu những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về và trồng trong cái chậu xinh xinh. Ông có một cái xẻng nhỏ như cái thìa, thỉnh thoảng ông xới cây này, tỉa cây nọ, tưới nước cho cây.
Gợi ý: Các cụm DT:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
a.
hai
một
túp
vợ chồng
lều
ông lão đánh cá.
nát.
b.
một
cái
mụ
máng
lợn ăn mới.
ấy.
c.
một 
cái 
nhà
rộng và đẹp.
d.
những
những
thân
cây trám
cây nến
cao vút.
khổng lồ.
e.
những
cây
xương rồng
nhỏ.
e
những
cái
chậu
xinh xinh
e,
một 
cái
xẻng 
cây
cây
nhỏ
này
nọ
Bài tập 4:
Trong những trường hợp in đậm sau, trường hợp nào là cụm DT, trường hợp nào là từ ghép ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các tiếng trong cụm từ và trong từ ghép ?
Anh em có nhà không?
Anh em đi vắng rồi ạ !
Chúng tôi coi nhau như anh em.
Hoa hồng đẹp quá !
Hoa hồng quá !
Bánh rán cháy quá !
Em rất thích ăn bánh rán.
áo dài này ngắn quá.
Cái áo dài quá !
Gợi ý:
Hai tiếng “ghép” với nhau, nếu có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác , thì hai tiếng đó là hai từ đơn kết hợp với nhau tạo thành cụm từ. 
 VD: “Anh em” là hai từ đơn, khi ta có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, chẳng hạn: “anh (của)em ( trường hợp câu a).
Hai tiếng “ghép” với nhau, nếu không thêm được vào giữa chúng một tiếng nào khác thì hai tiếng đó tạo thành từ ghép. Trong câu : “Chúng tôi coi nhau như anh em” (trường hợp câu b), “anh em” là một từ ghép vì kết hợp giữa hai tiếng rất chặt, không thể thêm tiếng nào vào giữa chúng.
+ Cụm DT : câu a, d, e, h.
+ Từ ghép: câu b, c, f, g.
Bài tập 5:
Viết đoạn văn từ 3-5 câu có sử dụng cụm DT.
Củng cố:
GV hệ thống lại toàn bài.
Gọi HS lên trình bày lại mô hình cụm DT ?
Lấy ví dụ- điền vào mô hình.
HDVN:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm hoàn chỉnh các bài tập.
Chuẩn bị bài tiếp.
Tuần 13.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Luyện tập xây dựng bài tự sự.
 Kể chuyện đời thường.
Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng xây dựng bài văn tự sự- kể chuyện đời thường.
Rèn kĩ năng lập dàn bài bài văn tự sự - kể chuyện đời thường. Viết hoàn chỉnh đoạn văn.
Giáo dục lòng say mê môn học.
B. Chuẩn bị: Giáo án + TLTK.
C. Hoạt động dạy học:
* ổn định lớp.
* KTBC: Gọi HS đọc btập 5.
* Bài mới:
I. Lý thuyết:
- Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?
- Khi kể chuyện đời thường cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Kể chuyện đời thường là kể về những sự việc, nhân vật trong cuộc sống thực tế xung quanh gần gũi với HS mà các em biết do được chứng kiến hoặc nghe kể.
- Yêu cầu: người kể phải tôn trọng người thực, việc thực, nhưng cần lựa chọn những SV, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật chính của câu chuyện). Cần tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Kể lại câu chuyện về một người bạn tốt.
Hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
Viết hoàn chỉnh phần MB. TB.
Chọn viết hoàn chỉnh một đoạn ở phần TB.
Gợi ý: Dàn bài:
MB: Giới thiệu chung về người bạn tốt đó ( Là ai, ở đâu..)
TB: - Lan chan hoà với bạn bè, mọi người, học giỏi, chăm ngoan.
Một sáng đến trường, Lan thấy một ví bên đường.
Lan quyết định nộp cho công an-> đến lớp muộn giờ.
Cô giáo phạt- Lan ấp úng thì công an đến.
Mọi người khen ngợi Lan.
C. KB: Suy nghĩ của em.
Bài tập 2:
Kể về một người thân của em.
Viết đoạn văn Mở bài và Kết bài cho bài văn trên.
Phát triển một ý trong dàn bài thành một đoạn văn của phần Thân bài.
Gợi ý:
VD: a. Mở bài: “ Trong gia đình, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là bà nội. Bà nội em đã gần bẩy mươi tuổi, bà rất phúc hậu, hiền từ như bà tiên trong cổ tích.
Kết bài: “Bây giờ bà em không còn nữa, nhưng bà vẫn là bà tiên hiền hậu trong lòng em. Bà là tiên nghĩa là bà không bao giờ mất, phải không bà? Mỗi khi đi ngủ, nhắm mắt vào là em lại nghe thấy giọng kể chuyện thầm thì của bà.”
b.Khi viết chú ý mở đoạn sao cho tự nhiên và lên kết được với đoạn trên.
* Củng cố:
- GV khái quát lại kĩ năng làm bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Cách lập dàn bài.
* HDVN:
- Học bài.
- Làm btập: Kể lại phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt của trường em.
Gợi ý:
+ Thời gian diễn ra buổi quyên góp.
+ Thầy hiệu trưởng phát động phong trào quyên góp...
+ Các thầy cô giáo quyên góp.
+ Các bậc phụ huynh, đại biểu quyên góp.
+ Các lớp lên quyên góp.
+ Cảm nghĩ của em.
Tuần 14:
Ngày soạn:
Ngày dạy: luyện tập số từ và lượng từ:
Mục tiêu:
HS nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
Biết sử dụng số từ, lượng từ trong khi nói và viết.
Rèn kĩ năng làm bài tập ở nhiều dạng khác nhau.
B. Chuẩn bị: Giáo án + TLTK.
C. Hoạt động dạy học:
* ổn định lớp.
* KTBC: Thế nào là cụm DT ? Nêu ví dụ ?
* Bài mới:
I. Lý thuyết:
- Em hiểu thế nào là số từ ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
- Cách phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị ntn ?
- Thế nào là lượng từ /
- Có thể chia chia lượng từ thành mấy nhóm ?
* Số từ: là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự:.
- Số từ chỉ số thứ tự đi sau DT, có thể có thêm từ “thứ, số”: Bàn thứ 3, bàn số 3...
- Cần phân biệt số từ với các DT chỉ số: chục, đôi, tá, trăm, nghìn, vạn......
Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát.
- Có các lượng từ chỉ ý toàn thể: cả, tất cả.....
- Có các lượng từ chỉ ý tập hợp hay phân phối: mỗi, mọi, từng.....
Số từ và lượng từ có tác dụng quan trọng trong việc xác định DT. Chỉ có DT mới có khả năng kết hợp với số từ và lượng từ.
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
Tìm số từ trong câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng.
“Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Gợi ý:
- Số từ: Một -> ý nghĩa số ít ; Ba -> ý nghĩa số nhiều.
Bài tập 2:
Tìm số từ và lượng từ trong câu văn sau:
“ Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về những cách xử thế trong cuộc sống.”
Gợi ý: + Số từ: một
 + Lượng từ: mỗi, tất cả, những.
Bài tập 3:
Từ một trong câu thơ sau có phải là số từ không ? Tại sao ?
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.”
 ( Mẹ Suốt- Tố Hữu)
Gợi ý:
“Một”: Không phải là số từ vì: ở đây ý nói một mình mẹ Suốt làm việc lái đò chở quân cách mạng.
Bài tập 4:
Từ nào có thể điền vào chỗ ......cho cả hai câu thơ sau:
Rồi Bác đi dém chăn
...............người...........người một.
( Đêm nay Bắc không ngủ- Minh Huệ)
...........giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tối hứng.
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Bài tập 5:
Phân biệt nghĩa của từ “từng” trong các trường hợp sau. Trường hợp nào là lượng từ?
Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một.
 (Sọ Dừa)
Con đã từng sống ở nơi đó.
Gợi ý:
“Từng” là lượng từ.-> chỉ lần lượt thứ tự từng cô con gái.
“ Từng”: chỉ ý nghĩa thời gian, đi kèm động từ-> Không phải là lượng từ.
Bài tập 6:
Những từ “ đôi, tá, cặp chục” giống và khác với số từ như thế nào ? Đặt câu với một trong số những từ đó .
Gợi ý:
Số từ
đôi, tá, cặp, chục
giống nhau
Chỉ số lượng chính xác: đôi:2, tá: 12; cặp:2 , chục: 10 ( hoặc 12, tuỳ từng vùng )
Khác nhau
Là các số từ
Là các danh từ , có thể đặt sau số từ:
VD: hai đôi, ba chục......
Bài tập 7: Viết đoạn văn ngắn 3-5 câu có sử dụng số từ và lượng từ trong đoạn văn đó.
Củng cố:
GV hệ thống lại nội fung bài học.
Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
HDVN:
Học thuộc bài.
Làm hoàn chỉnh bài tập 7.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 15.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Luyện tập về chỉ từ
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Mục tiêu:
HS tiếp tục hiểu rõ ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
Biết cách dùng chỉ từ khi nói, viết.
Vận dụng tốt chỉ từ khi viết đoạn văn.
Luyện kĩ năng kể chuyện tưởng tượng.
Chuẩn bị: Giáo án + TLTK.
Hoạt động dạy học;
ổn định lớp.
KTBC: HS lên bảng trình bày btập 7.
Bài mới:
I. Lý thuyết:
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết chỉ từ là gì ?
- Chỉ từ thường hoạt động như thế nào trong câu ?
1. Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
2. Hoạt động của chỉ từ: thường làm phụ ngữ trong cụm DT. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm CN hoặc trạng ngữ trong câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docChaudia 8tuan 26tiet 3132.doc