Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 96: Phương pháp tả người

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 96: Phương pháp tả người

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nắm được phương pháp tả người, hình thức bố cục của 1 đoạn, 1 bài văn tả người.

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, trình bày những điều quan sát được, lựa chọn được

 thứ tự hợp lí.

 - GDHS có óc quan sát, tình cảm trong sáng.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng.

- Học sinh: Học bài, sọan bài mới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4)

 - Nêu các bước về phương pháp tả cảnh ?

 - Nêu bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn miêu tả cảnh?

3. Bài mới: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu bài mới.

 GV nêu vấn đề : Văn tả người và tả cảnh khác nhau ở điểm nào ?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 96: Phương pháp tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19/2/2009 Tuần 24
Ngày dạy :20/2/2009 Tiết 96 
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Nắm được phương pháp tả người, hình thức bố cục của 1 đoạn, 1 bài văn tả người. 
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, trình bày những điều quan sát được, lựa chọn được 
 thứ tự hợp lí. 
 - GDHS có óc quan sát, tình cảm trong sáng. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng. 
- Học sinh: Học bài, sọan bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	(4’)
 - Nêu các bước về phương pháp tả cảnh ?
 - Nêu bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn miêu tả cảnh? 
3. Bài mới: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu bài mới. 
 GV nêu vấn đề : Văn tả người và tả cảnh khác nhau ở điểm nào ?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN MIÊU TẢ NGƯỜI. 
HS. Đọc các đoạn văn SGK. 
GV. HDHS thảo luận theo các yêu cầu SGK. 
Nhóm 1: Thực hiện các yêu cầu sau. 
 - Các đoạn văn miêu tả ai? 
 - Người đó có đặc điểm thể gì nổi bật? 
 - Các đoạn văn miêu tả ai? 
- Người đó có đặc điểm gì nổi bật? 
 - Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ,
 hình ảnh đo
Nhóm 2:
 - Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập 
 trung khắc họa chân dung nhân vật?(Đoạn 2)
 - Đoạn nào tả người gắn với công việc? 
 - Yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh ở mỗi 
 đoạn có khác nhau không? 
Nhóm 3:
- Chỉ ra 3 phần và nêu nội dung từng đoạn 
 trong đoạn văn 3? 
- Nêu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ 
 đặt là là? 
HS. Thảo luận, trình bày. 
- HS dưới lớp, GV theo dõi nhận xét, kết luận. 
H. Qua việc phân tích các ví dụ, em hãy cho 
 biết muốn viết một đoạn văn, bài văn miêu
 tả người chúng ta phải làm gì?
H. Bố cục của bài văn miêu tả người gồm có 
 mấy phần? Nhiệm vụ từng phần là gì? 
GV nhấn mạnh: Khi miêu tả cần lưu ý miêu 
 tả chân dung hay hành động để biết cách lựa 
 chọn, sắp xếp các trật tự, logíc, khoa học. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LÀM BÀI TẬP. 
 HS. Đọc yêu cầu BT1. 
H. Để miêu tả các nhân vật sau cần lựa chọn 
 những chi tiết nào là hợp lí? 
 a. Một cụ già cao tuổi. 
 b. Một em bé 4-5 tuổi. 
 c. Cô giáo đang say sưa giảng bài. 
H. Khi miêu tả cần ví von, so sánh như thế
 nào? 
GV gợi ý một số chi tiết tiêu biểu. 
HS. Đọc yêu cầu BT2. 
 Lập dàn ý miêu tả cô giáo đang say sưa 
 giảng bài. 
* Lưu ý: Khi lập dàn ý cần chọn lựa những chi 
 tiết tiêu biểu về ngoài hình, cử chỉ, hành 
 động, lời nói
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
1. Đọc các đoạn văn: SGK trang 59,60
2. Nhận xét: 
a. Đoạn 1: Tả về người chèo thuyền 
 vượt thác .
- Đặc điểm: Rắn rỏi,gan guốc,khỏe 
 mạnh,dũng mãnh.
- Từ ngữ,hình ảnh :Như một pho tượng
 đồng đúc,bắp thịt cuồn cuộn,quai 
 hàm,như một hiệp sĩ Trường Sơn oai 
 linh hùng vĩ.
Đoạn 2 : Chân dung Cai Tứ.
- Đặc điểm : Thấp bé,gian xảo.
- Từ ngữ,hình ảnh :
 + Thấp gầy,mặt vuông,má hóp.
 + Lông mày lởm chởm,đôi mắt gian 
 hùng.
 + Mũi gồ sống mương.
 + Râu mép : ố giấu giếm,đậy điệm cái
 mồm toe toét,tối ôm như cửa 
 hang,đỏm đang mấy chiếc răng vàng.
Đoạn 3: Tả 2 đô vật mạnh. 
- Đặc điểm: Thế đánh, lắt léo, hóc 
 hiểm, đứng như cây trồng giữa sỏi 
 Thần lực ghê gớm. 
- Từ ngữ,hình ảnh :
 + Quắm Đen : Lúc đầu nhanh nhẹn,
 dũng mãnh,sau đuối sức.
 + Cản Ngũ : Lúc đầu lờ ngờ,chậm 
 chạp,sau mạnh mẽ,nhanh nhẹn.
b. Đoạn 1 + 3: Tập trung miêu tả nhân vật kết hợp với hành động. 
c. Bố cục của đoạn 3:
- Mở đoạn: Từ đầu à “nổi lên ầm ầm”:
 Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu. 
- Thân đoạn: 3 đoạn tiếp: Diễn biến 
 kéo vật. 
- Kết đoạn:
 Mọi người kinh sợ, trước 
 thần lực ghê gớm của Cản Ngũ. 
* Đặt tên: Hội vật đền đô năm ấy? 
 Keo vật thách đấu
3. GHI NHỚ. SGK
II. LUYỆN TẬP.
Bài tập1: Miêu tả chân dung cần
 lưu ý.
a. Cụ già: da nhăn nheo, dáng đi chậm
 chạp, tóc bạc, râu lơ thơ, tiếng nói 
 trầm.
b. Em bé: Mắt đen, lóng lánh, hay 
 cười, đùa giỡn, khuôn mặt bầu bĩnh, 
 tóc đen
c. Cô giáo: Giọng nói dịu dàng, say 
 sưa, đôi mắt long lanh niềm vui, tay
 cầm phấn đi chầm chậm xuống lớp
 học
Bài tập 2. LẬP DÀN Ý: 
 Tả cô giáo đang say sưa giảng bài. 
 - Mở bài: Giới thiệu cô giáo (dạy môn 
 gì, vào tiết mấy, ngày nào? )
- Thân bài: Tả cụ thể. 
 + Ngoại hình: Tuổi, tầm vóc, dáng 
 điệu, nét mặt, đôi mắt. 
 + Cử chỉ, hành động: Tả các cử chỉ, 
 động tác, lời giảng, việc làm cụ thể 
 khi viết bảng, khi nói, khi nhắc nhở 
 HS. 
- Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về 
 cô giáo. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Muốn viết một đoạn văn, bài văn miêu tả người chúng tả cần lưu ý đến điều gì? 
- Nêu bố cục của bài văn miêu tả người? 
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Hoàn thành bài tập 1 + 2. 
 - Xem kĩ lí thuyết miêu tả người. 
 - Viết một đoạn văn miêu tả chân dung mình 6 -7 câu. 
 - Chuẩn bị bài “ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ”
 + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (GV gợi ý 1 số câu)
 + Đọc ghi nhớ, chú thích văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 92.DOC.doc