Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

1. Mục tiêu: Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh

 1.2. Kĩ năng:

- Quan sát cảnh vật

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý

 1.3. Thái độ:

Giáo dục ý thức rèn luyện tư duy sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, tự giác trong học tập.

2. Trọng tâm:

* Kiến thức:

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh

* Kĩ năng:

 - Quan sát cảnh vật

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88 	
Tuần 23	
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
( Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh - Làm ở nhà+Tích hợp: GDBVMT)
1. Mục tiêu: Giúp HS
 1.1. Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh 
 1.2. Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý 
 1.3. Thái độ:
Giáo dục ý thức rèn luyện tư duy sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, tự giác trong học tập.
2. Trọng tâm:
* Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh 
* Kĩ năng:
 - Quan sát cảnh vật
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý 
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
4. Tiến trình : 
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
 4.2.Kiểm tra miệng: 
? Vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả :
+ Quan sát : giúp chọn được những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
+ Tưởng tượng, so sánh : giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
+ Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
 ? Muốn miêu tả được ta cần làm gì? 
=> Trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
? Theo em, bố cục của một bài văn tả cảnh có mấy phần?
=> Có 3 phần: MB; TB; KB.
 4.3 Giảng bài mới:	
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Để giúp chúng ta viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả cảnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung 
* GV hướng dẫn HS đọc 3 văn bản SGK 
? Văn bản a miêu tả hình ảnh ai? Trong điều kiện nào? Tại sao lại có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được nững nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? 
* HS đọc văn bản b/45 
? Văn bản 2 tả cảnh gì? 
? Hãy chỉ ra thứ tự người được miêu tả trong văn miêu tả đó ?
? Có thể đảo ngược các thứ tự này được hay không? Vì sao? 
? Văn bản 3: “Luỹ làng” gọi HS đọc văn bản này tả cảnh gì? Em có nhận xét gì về hình thức của văn bản này? 
? Hãy chỉ ra các phần chính có trong từng phần? Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả? 
? Qua phần tìm hiểu ba đoạn văn trên, theo em khi bắt gặp 1 đề văn miêu tả , ta cần thực hiện như thế nào để viết hoàn chỉnh 1 bài văn?
? Bố cục của bài văn tả cảnh? Nhiệm vụ của từng phần?
Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc yêu cầu Bài tập 1: Nếu phải tả cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn em sẽ tả theo trình tự nào?
? Đọc yêu cầu Bài tập 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi, em sẽ tả theo trình tự nào?
? Đọc yêu cầu Bài tập 3: GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam.
I. Tìm hiểu chung:
1. Ví dụ: Ba đoạn văn SGK 
2. Nhận xét 
+ Đoạn a: Hình ảnh Dương Hương Thư trong một chặng vượt thác. Từ hình ảnh đó ta có thể hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở khúc sông có nhiều thác dữ, cảnh hùng vĩ, dữ dội  
+ Đoạn b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn
Cảnh được miêu tả theo thứ tự từ dưới sông lên bờ, từ gần đến xa 
+ Đoạn c: Hình ảnh luỹ tre làng
Bố cục: 3 phần 
Phần 1: (Mở bài) Từ lũy làng à Của luỹ => Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng 
Phần 2: (Thân bài) Luỹ ngoài cùng  không rõ à Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làng
Phần 3: Phần còn lại à Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre 
* Chú ý: Trình tự miêu tả ở thân bài từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể 
² Ghi nhớ: 
- Những bước cơ bản để làm 1 bài văn tả cảnh:
+ Xác định đối tượng miêu tả.
+ Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu .
+ Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.
- Bố cục của bài văn tả cảnh, gồm ba phần: 
+ MB: giới thiệu cảnh được tả.
+ TB: Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
+ KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
II. Luyện tập:
Bài 1/ 47: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn
Tả theo trình tự 
a. Từ ngoài vào trong (Không gian) 
b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ (Trình tự thời gian)
– Những hình ảnh cụ thể
 + Cảnh HS nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu
 + Cảnh HS chăm chú làm bài 
 + GV trong khi làm bài 
 + Cảnh thu bài
 + Cảnh bên ngoài lớp học – Sân trường , gió, cây 
Bài 2/47: Tả quang cảnh sân trường trong giờ chơi 
GV cho HS thảo luận theo bàn về thứ tự miêu tả (Thứ tự không gian từ xa tới gần –Thứ tự thời gian từ trước, trong và sau giờ ra chơi–Thứ tự khái quát đến cụ thể và ngược lại) 
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian (Trống hết tiết 2 à HS các lớp ùa ra sân => HS chơi đùa à Các trò chơi quen thuộc à Trống vào lớp à Cảm xúc người viết ) 
Bài 3/47: GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam 
MB: Giới thiệu cảnh đẹp của biển; 
TB: Lần lượt tả vẻ đạp và màu sắc của biển
KB: Nhận xét và suy nghĩ của em về sự thay đổi cảnh sắc của biển 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT Ở NHÀ – VĂN TẢ CẢNH
Đề bài: Em hãy tả quang cảnh trường em giờ ra chơi . 
àYêu cầu chung:
Học sinh viết bài văn tả cảnh hòan chỉnh . Bố cục rõ ràng . Kết hợp các năng lực trong khi miêu tả . 
Lời văn diễn đạt lưu lóat trình bày sạch đẹp. Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng
à Dàn ý sơ lược 
* Mở bài : ( 1,5đ) : - Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi
* Thân bài ( 7đ) : Tả cảnh ngôi ngôi trường theo trình tự . 
- Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành . 
- Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến : HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ
 + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu
 + Các bạn nữ : chơi nhảy dây, kéo co, 
 + Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện
- Sau giờ ra chơi: các bạn xếp thành hàng tập thể dục và chuẩn bị vào lớp 
* Kết bài ( 1,5đ) : Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi 
{ Lưu ý: cần kết hợp GDBVMT cho HS trong bài viết của mình.
+ Trong giờ ra chơi, các bạn sẽ ăn quà – bánh và hậu quả sau giờ ra chơi thường là bọc ni – lông khắp sân trường.
+ Thái độ của em đối với việc xả rác bừa bãi của các bạn? bản thân em thì thế nào?
+ Theo em việc xả rác bừa bãi sẽ đem lại hậu quả gì? Sân trường như thế nào?
+ Bài học rút ra cho mình và các bạn?
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Nhớ các bước cơ bản khi làm 1 bài văn tả cảnh
- Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh
- Tìm 1 số bài văn tả cảnh và xác định được dàn ý của những bài văn đó
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : Phương pháp tả người 
+ Xem trước phần tìm hiểu bài.Xác định những bước cơ bản để làm một bài văn tả người?
+ Bố cục của bài văn tả người và nhiệm vụ của mỗi phần?
+ Xem trước bài tập ở phần Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
 Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Theo CKTKN(3).doc