Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57: Chỉ từ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57: Chỉ từ - Năm học 2011-2012

A/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs:

- Nhận biết nắm bắt được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

B/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

Khái niệm chỉ từ:

- Nghĩa khái quát của chỉ từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:

+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.

+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện được chỉ từ.

- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ:

HS biết sử dụng chỉ từ trong khi nói và viết một cách thích hợp.

C. Phương pháp:

 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.

D/ Các bước lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Tiến trình dạy - học bài mới:

Giới thiệu bài:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57: Chỉ từ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiếng Việt: 	CHỈ TỪ
A/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs:
- Nhận biết nắm bắt được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
B/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kỹ năng: 
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ: 
HS biết sử dụng chỉ từ trong khi nói và viết một cách thích hợp.
C. Phương pháp:
	- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
D/ Các bước lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Tiến trình dạy - học bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
HDHS Tìm hiểu chung
Hđ1: Tìm hiểu nội dung bài học.
Bước1: Tìm hiểu về chỉ từ
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Theo em những từ "ấy, này, nọ" bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Hstl theo cặp và trình bày
HS khác bổ sung.
Gv nhận xét chốt lại.
Các từ đó bổ sung ý nghĩa cho các danh từ "Viên Quan, làng, nhà"
? Chúng có tác dụng gì trong cụm từ đó?
HS trao đổi trả lời.
GV chốt lại:
Các từ đó có tác dụng định vị sự vật không gian, nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác
 Chẳng hạn: ông vua/ ông vua nọ.
Những cụm từ có chỉ từ thường có ý nghĩa cụ thể hơn, xác định một cách rõ hơn trong không gian.
? Em hãy so sánh: viên quan ấy/ hồi ấy. nhà nọ/ đêm nọ.
Hstl theo nhóm và trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
Gv nhận xét đánh giá.
Giống: Cùng là chỉ từ đi kèm, cùng định vị sự vật.
Khác: Một bên định vị về không gian, một bên định vị về thời gian.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về hoạt động của chỉ từ trong câu.
? Theo em chỉ từ (I) có tác dụng như thế nào?
Gv cho hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Gv nhận xét và kết luận:
Các từ " ấy, nọ, kia" ở phần (I)làm nhiệm vụ phụ ngữ sau cho cụm danh từ.
? Em hãy xác định vai trò của phụ ngữ trong câu?
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời.
GV nhận xét kết luận.
Câu a, từ đó: làm chủ ngữ của câu.
Câu b, từ đấy: làm trạng ngữ của câu.
? Em hiểu thế nào là chỉ từ?
- Hstl theo sgk, phần ghi nhớ.
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Gv lần lượt cho hs thực hiện các bài tập đó trên bảng, ở vở.
- Gv nhận xét và kết luận và cho ghi bảng:
HĐ 3: Hướng dẫn tự học
GV yêu câu HS về nhà học ghi nhớ Sgk.
Làm các bài tập cón lại.
Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng” và bài “Con hổ có nghĩa”.
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiệu chung:
1. Chỉ từ là gì?
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét:
- ấy, này, nọ: bổ sung ý nghĩa cho các danh từ.
- Định vị không gian.
- Tách sự vật này với sự vật khác.
] Chỉ từ trong câu.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
- Phụ ngữ sau cho danh từ
- Làm chủ ngữ trong câu.
- Làm trạng ngữ trong câu.
- Làm vị ngữ trong câu.
* Ghi nhớ: SGK/ 137, 138.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: 
Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ của nó.
a, hai thứ bánh ấy.
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b, đấy, đây:
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ.
c, nay: 
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
d, đó:
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
Bài tập 2:Có thể thay thế như sau:
 a, Đến chân Núi Sóc = đến đấy.
 b, Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
Bài tập 3:
Không thay được. Điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
 Chúng Có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận
III. Hướng dẫn tự học:
học ghi nhớ Sgk.
Làm các bài tập cón lại.
Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng” và bài “Con hổ có nghĩa”.
E. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docbai chi tu.doc