Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng"

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét chính về nghệ thuật của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản và phân tích ngụ ý của truyện.

3. Thái độ: Rút ra bài học về tinh thần đoàn kết.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Tự nhận thức: Giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống.

2. Ứng xử: Có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

3. Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 2319Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm "Chân, tay, tai, mắt, miệng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 45:
Văn bản:
Hướng dẫn đọc thêm:
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 (Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét chính về nghệ thuật của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. 
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản và phân tích ngụ ý của truyện.
3. Thái độ: Rút ra bài học về tinh thần đoàn kết.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Tự nhận thức: Giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống.
2. ứng xử: Có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
3. Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
1. Kể lại truyện ếch ngồi đáy giếng? Nêu bài học trong truyện?
2. Bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi là gì?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
Hoạt động 1: 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS cách đọc: Linh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật.
- Gọi 3 HS lần lượt đọc.
- Hãy tóm tắt truyện từ 5 - 7 câu?
- Cho HS tìm hiểu Chú thích.
- Văn bản có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính được kể trong mỗi phần?
- Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có gì độc đáo trong hệ thống các nhân vật?
- Theo em, cách ngụ ngôn trong truyện này là gì?
- Đọc theo hướng dẫn.
- Tóm tắt.
- Tìm hiểu Chú thích.
- Xác định bố cục.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. Đọc.
2. Tóm tắt.
Chân, tay, tai, nắt tị với lão miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon. Cả bọn quyết định không chịu làm gì để cho lão miệng không còn gì ăn. Qua đôi ba ngày, chân, tay, tai, mắt thấy mệt mỏi không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi, chúng cho lão miệng ăn và chúng lại có sức khoẻ, tấc cả lại hoà thuận như xưa.
3. Tìm hiểu Chú thích.
4. Bố cục: Ba phần
- Từ đầu... “kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng.
- Tiếp... “họp nhau lại để bàn”: Hậu quả của quyết định sai lầm trên.
- Còn lại: Cách sửa chửa sai lầm.
* Nhân vật:
- Năm nhân vật, không có nhân vật nào là chính.
- Các nhân vật đều là những bộ phân cơ thể người được nhân hoá
- Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
- Đang sống hoà thuận với nhau, cả năm người bỗng xảy ra chuyện gì?
- Ai là người phát hiện ra vấn đề? Vì sao cô Mắt lại là người khơi chuyện?
- Thái độ của cậu Chân, cậu Tay, bác Tai?
- Tại sao phát hiện của cô Mắt lại được cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình ủng hộ?
- Tuy khác nhau ở cử chỉ, lời nói nhưng họ giống nhau ở điểm nào?
- Lòng ghen ghét, đố kị đã khiến họ đi đến quyết định gì?
- Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão miệng?
* GV: Cuộc tổng đình công diền ra rhực sự quyết liệt, thời gian kéo dài bảy ngày.
- Dùng lời văn của em, kể lại diễn biến và kết quả cuộc đinh công?
- Hậu quả của việc làm vội vã ấy?
- Nghệ thuật đặc sắc của đoạn truyện này là gì?
- Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
- Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này?
- Nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống đã được bác Tai nhận ra. Lời nói của bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, Cậu tay có ý nghĩa gì? 
* GV: Bác Tai chuyên lắng nghe và bác đã nhận ra sai lầm. Lời nói của bác Tai thể hiện sự ăn năn hối lỗi. 
- Lời khuyên của bác Tai được cả bọn hưởng ứng như thế nào?
- Truyện kết thúc như thế nào?
- Theo dõi văn bản, trả lời.
- Trả lời.
- Phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
1. Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống cũng lão Miệng.
- Cô mắt khơi chuyện, tìm cách kích động cậu Chân, cậu Tay đình công.
- Cậu Chân, cậu Tay đồng tính ủng hộ.
- Tất cả đều ghen ghét đố kị với lão Miệng.
- Quyết định đình công không ai làm gì nữa.
- Thái độ dứt khoát, từ chối mọi sự bàn bạc.
2. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống.
- Tất cả mệt mỏi, uể oải, chán chường gần như sắp chết.
- Suy bì tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
- Cụ thể hoá cảm giác đói thành dáng vẻ của các cơ quan rất hợp lí.
- Nếu không biết đoàn kết hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
3. Cách sửa chữa sai lầm.
- Họ đã nhận ra sai lầm của mình, săn sóc, chăm chút cho lão Miệng, ai làm việc ấy, không suy bì tị nạnh nữa.
* Hoạt đông 3 – Tổng kết và Luyện tập.
- Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
* GV: Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống, phát triển của xã hội hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phê phán.
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
Truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, một cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau dể cùng tồn tại và phát triển.
* Ghi nhớ: (SGK, 116).
IV. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn.
1. Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn?
2. Chứng minh đặc điểm của truyện ngụ ngôn từ các văn bản đã học?
3, Em biết câu chuyện nào tương tự?
	3. Củng cố.
	- Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
	4. Dặn dò.
- Học bài, thuộc Ghi nhớ; hoàn thiện Bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt
- Soạn “Luyện tập...”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc