Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 45 đến tiết 70

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 45 đến tiết 70

. Kiến thức:Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện. Đặc điểm của thể loại truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân ,Tay,Tai,Mắt,Miệng.Nét đặc sắc của truyện với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu truyện ngụ ngôn.Kể lại được truyện.

 3.Thái độ: Giáo dục HS phải biết đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.Giáo dục kĩ năng sống.

II.Trọng tâm: Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

III. Chuẩn bị:GV:Tài liệu tham khảo, bảng phụ

doc 112 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 45 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÂN, TAY, TAI, MẮT,MIỆNG
	 (Truyện ngụ ngôn)
Tiết PPCT: 45	 HDĐT	
Ngày dạy:8.11.10 
Tuần:12
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1. Kiến thức:Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện. Đặc điểm của thể loại truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân ,Tay,Tai,Mắt,Miệng.Nét đặc sắc của truyện với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu truyện ngụ ngôn.Kể lại được truyện.
 3.Thái độ: Giáo dục HS phải biết đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.Giáo dục kĩ năng sống.
II.Trọng tâm: Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
III.. Chuẩn bị:GV:Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 HS: SGK,VBT, vở
IV.Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức vàkiểm diện : lớp trưởng báo cáo
 2. Kiểm tra miệng :
 Hs1:Kể tóm tắt truyện “Thầy bói xem voi”
 -Các thầy bói xem và phán về voi như thế nào?
 Hs2:Hãy nêu ý nghĩa truyện “Thầy bói xem voi”
 -Kể một câu chuyện tương ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”
 3. Bài mới:Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng là 1 số bộ phận khác nhau của cơ thể người.Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung 1 mục đích đó là đảm bảo sự sống cho cơ thể.Nhưng Chân,Tay,Tai,Mắt ,Miệng không hiểu được điều sơ đẳng này mà nông cạn và đáng buồn,hậu quả của việc làm đó ntn ta tìm hiểu qua bài học:Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng.
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung bài học
Hđ1: Hdhs đọc tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc :đoạn đầu giọng than thở,bất mãn,đoạn tiếp theo giọng hăm hở,nóng vội,đoạn cuốigiọng uể oải,lờ đờ
 -Gv đọc mẫu-cho học sinh đọc phân vai ( đọc hợp tác ) 
- Gọi học sinh kể tóm tắt truyện 
-Gvhdhs giải từ khó:SGK/115
? Tại sao văn bản lại viết hoa các từ : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ? Đó là danh từ riêng hay danh từ chung ?
 -Vì đây là tên nhân vật trong truyện -> danh từ riêng
? Theo em nhân vật nào là nhân vật chính trong truyện ?
 -Cả 5 nhân vật đều là nhân vật chính
?Em có nhận xét gì về các nhân vật này ?
 -Các nhân vật là các bộ phận trong cơ thể người 
* GV chuyển ý sang mục II.
Hđ2:Hdhs đọc tìm hiểu văn bản(kĩ thuật hợp tác-động não)
? Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn có quan hệ với nhau như thế nào ? 
? Em có nhận xét gì về cách dùng đó với từng nhân vật của tác giả dân gian ? 
 -Sự tưởng tượng tinh tế: Mắt thì sinh động, long lanh, nên gọi là cô ; Chân, tay linh hoạt, nhanh nhẹn nên gọi là cậu ; bác Tai chuyên nghe nên ba phải;lão Miệng vốn bị tất cả ghét nên gọi bằng lão...
? Tại sao cô Mắt, cậu Chân, cậu tay lại so bì với lão Miệng và cuối cùng họ đã làm gì ?
 -Vì đến một ngày nọ họ nhận thấy rằng họ phải làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không -> không làm nửa 
*Nhìn vào công việc của từng bộ phận ta dễ dàng nhận thấy : Mắt phải nhìn, tai phải nghe, chân phải đi, tay phải làm, chỉ riêng có miệng là được ăn . Cứ theo cách nhìn ấy thì 4 bộ phận kia phải phục vụ cho Miệng còn Miệng được hưởng thụ tất cả .
? Trước những so bì của Chân, Tay, Tai, Mắt em có suy nghĩ gì ?
 -4 nhân vật trên có sự so bì với lão Miệng là vì mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong “ nhờ Miệng ăn mà cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh”.
? Từ khi 4 người kia không làm việc nửa thì kết quả ra sao ? 
 -Mắt thì lờ đờ, Chân , Tay không nhấc nổi, Tai ù môi khô nhợt nhạt -> cả 5 đều bị tê liệt 
?Theo em vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
 -Suy bì ,tị nạnh,chia rẽ không đoàn kết làmviệc
?Đến đây thì ai là người nhận ra sai lầm?
 -Bác Tai
?Vì sao bác Tai nhận ra sai lầm?Câu văn nào nói lên điều đó?
 -Vì bác Tai luôn lắng nghe,biết được sai trái
 -“Lão Miệng không ăn chúng ta bị tê liệt.Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được”
?Họ đã làm gì để sửa chữa sai lầm?
 -Họ kéo đến nhà lão miệng ,cùng chăm chút cho lão Miệng như chăm sóc người thân ốm nặng
->Qua đó cho ta thấy cả 4 người kia đều giác ngộ chân lí triệt để.ra chỗ sai, tất cả lại tiếp tục làm việc , hồi phục lại không ai tị ai nửa 
 ? Câu chuyện có ít nhiều cơ sở thực tế để bài học có sức thuyết phục . Vậy theo em cơ sở thực tế đó là gì ? 
 -Mỗi bộ phận có một chức năng riêng nếu có bộ phận nào không hoạt động có thể làm tê liệt các bộ phận khác
? Bài học được rút ra từ truyện đó là gì?
? Các từ: cô, cậu, bác, lão thuộc danh từ loại gì ? (danh từ chỉ đơn vị tự nhiên )
? Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật dựng truyện của tác giả dân gian?
 - Cách dựng truyện khéo léo, chọn vai và tả rất hợp lý.Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
? Câu chuyện kể về một vụ tị nạnh của các bộ phận cơ thể người đề nhằm đưa ra nhận xét gì về thực tế xã hội? 
 -Trong xã hội : có một số người chỉ tính đến công lao của mình mà không thấy công sức của người khác -> nảy sinh tính tị nạnh, so bì, ...
 ?Em hãy xem nếu thân thể được ví như một cộng đồng xã hội hay một gia đình thì chân, tay, tai mắt kia được ví như gì ?
 -Được ví như từng cá nhân, cơ quan đơn vị ,...
? Vậy truyện muốn nói đến quan hệ nào ? 
 -Quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng :mỗi cá nhân đơn vị, cơ quan, ngành nghề...có vai trò tác dụng riêng. Sự hoạt động tốt hay xấu đều có những ảnh hưởng đến cá nhân khác, đến toàn xã hội -> đó là mối quan hệ phụ thuộc.
? Từ mối quan hệ này truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người như thế nào ? 
- Không thể sống tách biệt mà phải gắn bó, tôn trọng công sức của nhau
 ?Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này?
- Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và cả tập thể.
 ? Có gì độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện ngụ ngôn này?
- Các nhân vật đều là những bộ phận của cơ thể người được nhân hoá.
? Theo em cách ngụ ngôn của truyện này là gì?
- Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói về con người.
-> giáo viên chốt ý , cho học sinh đọc, nhắc lại ghi nhớ ( kĩ thuật trình bày 1 phút )
? Em hãy liên hệ bài học này với thực tế cuộc sống. Lấy ví dụ minh hoạ một việc làm tị nạnh dẫn đến ảnh hưởng chung ?
Gv giáo dục kĩ năng sống cho hs : ứng xử có trách nhiệm ,tinh thần đoàn kết tương thân tương ái ( ủng hộ miền trung –lá lành đùm lá rách )
Hđ3:Hdhs luyện tập
- Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu phần luyện tập -> Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn và kể tên các truyện ngụ ngôn đã học
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1.Đọc :
 2.Kể: Cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay,bác Tai,lão Miệng sống với nhau rất thân thiết.Nhưng 1 hôm,Mắt,Chân,Tay,Tai bỗng nãy ra ý ghen tị với lão Miệng,vì lão Miệng chẳng làm gì chỉ ngồi ăn không,trong khi họ phải làm việc vất vả.Lão Miệng cố giải thích nhưng cả bọn không nghe,bỏ mặc lão,không nuôi nữa.Kết quả là chỉ sau vài ngày,cả bọn thấy mệt mỏi rã rời,lúc đó họ mới thấy được vai trò của lão Miệng.Cả bọn làm lành và từ đó sống hòa thuận với nhau,không ai tị ai cả
3.Giải từ khó:SGK/115
II. Đọc-tìm hiểu văn bản :
1. Câu chuyện về Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
- Họ vốn mỗi người một việc, sống thân thiết với nhau.
-> Chân, Tay, Tai, Mắt không làm việc nữa.
2.Kết quả của sự so bì:
 - Cả 5 đều bị tê liệt.
-> Họ nhận ra sai lầm, lại làm việc, vui vẻ như xưa.
3.Bài học:
 -Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng ,nhiệm vụ của bản thân mình.
 - Hành động ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ vứa tác động đến tập thể.
3.Ý nghĩa truyện:
- Không thể sống tách biệt mà phải gắn bó, tôn trọng công sức của nhau.
-Nghệ thuật :ẩn dụ
* Ghi nhớ: SGK/116
III. Luyện tập :
 1.Hs trả lời
4. Câu hỏi ,bài tập và củng cố :
 - Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
 ? Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc phương thức biểu đạt nào? ( Tự sự)
5. Hướng dẫn tự học ø:
 -Học ghi nhớ-bài ghi trên lớp-hoàn chỉnh bài tập-tập kể diễn cảm truyện.
 -Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
 - Chuẩn bị bài: “Treo biển, lợn cưới, áo mới”: Trả lời câu hỏi SGK.
 Đọc tìm hiểu chú thích-kể tóm tắt truyện
 Nội dung nghệ thuật truyện(Treo biển,Lợn cưới áo mới)
 Rút kinh nghiệm:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
Tiết PPCT:46	
Ngày dạy:08.11.10	
I. Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Hệ thống hoá, củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm học đến nay.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài viết hoàn chỉnh.
 3. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài cho HS
II.Trọng tâm: Củng cố kiến thức hs từ đầu HKI đến nay 
III.Chuẩn bị:GV: Đề ,đáp án,biểu điểm
 HS: giấy kiểm tra ,dụng cụ học tập
IV.Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức vàkiểm diện: lớp trưởng báo cáo
 2. Kiểm tra miệng: (không)
 3. Bài mới:Hôm nay ,chúng ta sẽ kiểm tra lại kiến thức đã học về phân môn tiếng Việt
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Khái niệm từ và đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
 1 ( 1)
Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 2 ( 1)
Xác định danh từ-Điền sơ đồ danh từ
 5( 2 )
 4(2)
Viết đoạn văn có cụm danh từ 
 3 ( 1 )
 6 ( 3)
 Tổng sốà câu hỏi
 2 
 1
 2
 1
 Tổng số điểm
 2
 1
 4
 3
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung  ... 2.Yêu cầu của đề :
 -Kể lại buổi lễ kỉ niệm ngày nhà Giáo VN tại sân trường em.
 -Thể loại văn tự sự 
 -Kể theo mạch cảm xúc –ngôi thứ 1
 -Thứ tự thời gian
 -Kết hợp miêu tả 
3.Nhận xét 
a. Ưu điểm : xác định để chính xác làm đúnh thể loại văn tự sự . Ngôi kể và trình tự kể đúng 
 -Kể đủ 3 phần : MB,TB,KB
 -Diễn biến, hành động , sự việc hấp dẫn ,chân thật
 -Rút ra được bài học của bản thân
 -Dùng từ viết câu mạch lạc 
b. Tồn tại;
 -Kể dài dòng câu văn chưa gọn ,dùng nhiều văn nói ,dùng từ chưa chuẩn ,chưa tách câu ,đoạn phù hợp 
 -Kể những chuyện vụt vặt thường không có chi tiết gây ấn tượng sâu sắc .Có bài không chú ý đến việc lựa chọn sự việc có ý nghĩa viết hoa tùy tiện 
4.Xây dựng dàn ý:
a.Mở bài: (1đ)
 - Giới thiệu khái quát buổi lễ diễn ra tại sân trường. 
b.Thân bài:(4 đ)
 -Diễn biến sự việc :
 +Sinh hoạt ngày truyền thống 20-11 ( có những ai tham gia ? Người dẫn chương trình là ai? Thầy HT đọc báo cáo ? Đại biểu phát biểu ý kiến nhân ngày Nhà Giáo VN ? Gv và hs phát biểu cảm nghĩ nhân ngày NG 20-11)
 + Trò chơi dân gian .
 +Kết thúc buổi lễ.
c.Kết bài:
 -Nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ đó.Lời hứa ,quyết tâm học tập của em.
5.Sửa lỗi phổ biến :
 Lỗi sai
 Loại lỗi
 Lỗi đúng
Nhân ngày Nhà Giáo VN đi dự lễ ở trường THCS Long Thành Bắc.
Thiếu CN ,diễn đạt
Nhân ngày Nhà Giáo VN 20.11,tôi cùng các bạn dự lễ tại sân trường.
Thống kê điểm
Lớp
TSHS
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
6A
6B
 42
 37
2
2
6
3
10
7
11
25
8
5
6
0
6. Đọc bài văn hay :
7.Trả bài cho hs:
4.4 Củng cố và ltập:
 -Gv cho hs nhắc lại các buớc làm tự sự 
 -Chú ý đến phần làm bài 
 -Chú ý trình bày sạch đẹp , chữ viết rõ ràng 
4.5Hướng dẫn tự học ở nhà :
 -Xem lại phẩn làm bài văn tự sự nắm vững các ngôi kể ,miêu tả ,cảm nghĩ 
 -Chuẩn bị :Học kì II
RÚT KINH NGHIỆM:
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
 THI KỂ CHUYỆN
Tiết PPCT : 69	
Ngày dạy:19.12.09	
1. Mục tiêu:Giúp HS
 - Kiến thức: Yêu thích các hoạt động ngữ văn qua việc ôn lại các kiến thức đã học.
 - Kĩ năng:Rèn thói quen yêu thơ văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn kể chuyện cho HS.
 -Thái độ: Giáo dục HS yêu thích các thể loại dân gian.
2.Chuẩn bị:GV: Tài liệu tham khảo,bảng phụ.
 HS: vở,vbtnv 6,sgk.
3. Phương pháp dạy học:nêu vấn đề,trực quan,thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
 4.1. Ổn định tổ chức: kiểm diện
 4.2. Kiểm tra bài cũ: không
 4.3. Giảng bài mới: Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động ngữ văn và thi kể chuyện
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung bài học
 Hđ1: Gv chia nhóm thảo luận
- Trên cơ sở học sinh chuẩn bị ở nhà : tập kể chuyện theo yêu cầu SGK ® giáo viên làm thăm để học sinh đại diện nhóm lên bóc thăm và kể (‘thăm” là những bài học trong SGK)
- Chia làm 5 nhóm thảo luận ® yêu cầu học sinh : Khi kể cần đảm bảo người yêu cầu :
+ Đảm bảo cốt truyện .
+ Kể diễn cảm kết hợp điẹu bộ,..tư thế kể : biết chào(giới thiệu...)biết cảm ơn người nghe khi kể xong.
- Cho học sinh tự sưu tầm trên báo chí, địa phương.
- GV lưu ý học sinh : nội dung phải phù hợp với loại truyện đã học .
- Gọi học sinh xung phong kể ® học sinh khác nhận xét , bổ sung ® giáo viên kết luận và cho điểm động viên
I. Thi kể chuyện :
1. Kể chuyện theo SGK:
- Nhóm1: truyện TT
- Nhóm 2: truyện cổ tích
-Nhóm 3: truyện ngụ ngôn
- Nhóm 4 : truyện cười
-Nhóm 5: truyện trung đại
2. Kể chuyện tự sưu tầm
3. Kể chuyện sáng tạo
4.4. Củng cố và luyện tập:
 - GV nhận xét tiết học, nhận xét cách kể, nội dung kể của các nhóm.
 - Nhắc lại nội dung chính các truyện mà HS vừa kể.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Sưu tầm và kể thêm một số truyện khác.
 - Chuẩn bị: Học kì 2
. Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
 THI KỂ CHUYỆN (tt)
Tiết PPCT : 70	
Ngày dạy:19.12.09	
1. Mục tiêu:Giúp HS
 - Kiến thức: Yêu thích các hoạt động ngữ văn qua việc ôn lại các kiến thức đã học.
 - Kĩ năng:Rèn thói quen yêu thơ văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn kể chuyện cho HS.
 -Thái độ: Giáo dục HS yêu thích các thể loại dân gian.
2.Chuẩn bị:GV: Tài liệu tham khảo,bảng phụ.
 HS: vở,vbtnv 6,sgk.
3. Phương pháp dạy học:nêu vấn đề,trực quan,thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
 4.1. Ổn định tổ chức: kiểm diện
 4.2. Kiểm tra bài cũ: không
 4.3. Giảng bài mới: Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động ngữ văn và thi kể chuyện
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung bài học
- Cho học sinh viết ra giấy (chuẩn bị ở nhà)
Đó là những câu chuyện mà giáo viên đã hướng dẫn : những câu chuyện đơì thường, chuyện tưởng tượng (đề 4, 5 SGK)
- GV hướng dẫn học sinh diễn xuất theo hoạt cảnh, theo vai (nếu có điều kiện, học sinh hoá trang càng tốt)
- Có thể hướng dẫn học sinh diễn theo các truyện : “Treo biển” , “Lợn cưới áo mới”, “Thầy bói xem voi”,..
- GV nêu yêu cầu của tiết học.	
 - Tất cả HS trong lớp đều tham gia.	
 - Mỗi HS kể một chuyện mà mình tâm đắc nhất.
 - Kể rõ ràng, đủ cho cả lớp nghe.
 Ban Giám Khảo: GV – HS.
 - GV đưa ra thang điểm.
 -Tác phong chững chạc,giọng to rõ. (2đ)
 - Kể đúng TG. Có mở đầu, kết thúc. (2đ)
 - Kể rõ ràng mạch lạc, diễn cảm. (2đ)
 - Phát âm đúng có ngữ điệu (2đ)
 - Tự tin tiết mục. (2đ)
 -Đầu tiên HS thi kể trong nhóm từ 10 đến 15 phút.	
 - Nhóm chọn bạn kể hay nhất đại diện thi giữa các nhóm.
 - GV và các HS khác theo giỏi, nhận xét, góp ý.
 - GV tổng kết, truyên dương cá nhân và nhóm
3. Kể chuyện sáng tạo
II. Diễn hoạt cảnh
4.4. Củng cố và luyện tập:
 - GV nhận xét tiết học, nhận xét cách kể, nội dung kể của các nhóm.
 - Nhắc lại nội dung chính các truyện mà HS vừa kể.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Sưu tầm và kể thêm một số truyện khác.
 - Chuẩn bị: Học kì 2
. Rút kinh nghiệm:
: Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài Vì sao nước biển mặn .
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 -Gvhdhs tìm hiểu xuất xứ. 
 -Đậy là truyện dâu gian được lưu truyền ở phía Nam do cụ Bùi Thị Ưu ở khu phố I-Thị Trấn –HT kể lại.Cô Bùi Thị Như Thảo sưu tầm và ghi chép lại vào năm 1990.	 
- GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS kể, GV kể, gọi HS kể.
 -Có 2 anh em cha mẹ mất để lại gia tài,người anh giành hết đẩ lại cho người em mảnh vườn cằn cỏi.Hai vợ chồng người em làm lụng vất vả nhưng vẫn túng thiếu ,sang vay mượn người anh đã không cho còn chửi mắng thậm tệ.Hai vợ chồng người em chỉ biết khóc.Nhờ bụt chỉ người em đào được cối xay.Hai vợ chồng trồng lúa đến mùa thu hoạch ,người em đem cối ra xay để giỗ cha mẹ-> xay ra vàng->người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện mượn cối về đem ra biển xay , định bụng 	sau khi xay ra vàng xong sẽ vứt xuống biển,nhưng chỉ xay ra muối và vợ chồng anh ta bị muối làm chết chìm.	
-Lưu ý một số từ ngữ khó SGK : bủn xỉn : rất hà tiện,keo kiệt; gia tài : của cải do cha mẹ để lại; đầu tắt mặc tối : làm việc vất vả cực nhọc không được nghỉ ngơi.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.	 
* Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?
- Ba nhân vật, nhân vật chính là: Người anh, người em.
* Tính tình của người anh được giới thiệu lúc đầu như thế nào?	
* Người em mời anh sang ăn giỗ, người anh đối xử như thế nào?	
* Người anh có thái độ và hành động gì khi thấy 
em giàu có?	
* Kết quả như thế nào?	
* Tại sao người anh không xay ra gì khác (cát) mà xay ra muối, điều đó có ý nghĩa gì?
* Muối rất quý không kém gì vàng, không muối thì không sống được.
* Văn chương hay dùng muối để tả điều gì? Tại 
sao hai vợ chồng người anh chết trong muối?
- Dùng muối để nói lên tình nghĩa, muốiàmặn mà, tình nghĩa bền chặt, không phai. Người anh là một tên bất nhân: Em ruột lại không thương. Không tưởng nhớ đến cha mẹ, thấy giàu thí ham giàu, ai giàu thì tìm cách hại. Phải cho nó chết vì muối để khi chết đi, hồn nó tỉnh lại lay lan chút mặn của muối để thấy hết tội lỗi của nó trên đời đã sống nhạt tanh không tí tình cảm nào với ruột rà của mình.
* Người anh là người như thế nào?	
* Tính tình của người em như thế nào?	
* Vì sao ông tiên không cho họ vàng ngay từ đầu mà bắt họ phải lao động?
- Phải lao động thì mới có của cải xay bột làm giỗ cha thì bọt mới ra vàng.
* Được nhiều vàng tới ngày giỗ, người em như thế nào?	
* Người em là người như thế nào?	
Hoạt động 3: Tổng kết.	
* Nêu bài học rút ra từ truyện cổ tích này?	
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc 
 2. Kể:
3. Chú thích: SGK
II. Đọc-tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật người anh:
 - Tham lam giành hết gia tài.
-Không cho em vay mượn còn mắng chửi.
- Đòi trải thảm nhung mới sang nhà giỗ cha mẹ.
-Mượn cối xay đem ra biển định xay xong vứt đi.
- Xay ra toàn là muối, bị chìm thuyền. Vùi xác dưới biển sâu.
- Tham lam, độc ác, tàn nhẫn àbị trừng trị.
2. Nhân vật người em:
- Hiền lành thật thà
-Chỉ có mảnh vườn cằn cỏi.
-Không kêu ca phàn nàn. àÔng tiên cho vật quý.
-Phát vàng cho người nghèo.
-Tới ngày giỗ cha mẹ, em mời anh. 
-Cho anh mượn cối xay.
- Hiền lành thật thà, thương yêu cha mẹàsống rất hạnh phúc.
3.Ý nghĩa truyện :	
- Truyện nêu lên bài học về tư cách làm người: Phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà nhã với mọi người xung quanh, quí trọng tình anh em.
4.4. Củng cố và luyện tập:
 * Kể diễn cảm truyện vì sao nước biển mặn?
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 -Học bài.
 -Chuẩn bị : Học kì II
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4546.doc