Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 44: Cụm danh từ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 44: Cụm danh từ

I. Mục tiêu.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Đặc điểm (nghĩa, chức năng ngữ pháp, cấu tạo) của cụm danh từ.

2. Kĩ năng: - Đặt câu với các cụm danh từ.

3. Thái độ: - Biết đặt câu có sử dụng các cụm danh từ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 18167Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 44: Cụm danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 44 :
Tiếng Việt.
Cụm danh từ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Đặc điểm (nghĩa, chức năng ngữ pháp, cấu tạo) của cụm danh từ.
2. Kĩ năng: - Đặt câu với các cụm danh từ.
3. Thái độ: - Biết đặt câu có sử dụng các cụm danh từ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
Vẽ sơ đồ thể hiện các loại danh từ đã học?
2. Bài mới:
Khi danh từ hoạt động trong câu, để dảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, trước và sau danh từ còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với danh từ tạo thành một cụm, đó là cụm danh từ. Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về cụm từ đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Cụm danh từ là gì?
Hoạt động 1: 
i. cụm danh từ là gì?
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ ở mục I.1. (SGK, 116).
- Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào?
- Các từ đó thuộc từ loại gì?
* GV: Tổ hợp từ bao gồm danh từ và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó được gọi là cụm danh từ.
- Thế nào là cụm danh từ?
- Cho HS đọc Ghi nhớ 1 (SGK, 117).
- Cho HS theo dõi ví dụ ở mục I.2. 
- So sánh các cách nói sau:
+ túp lều/ một túp lều
+ một túp lề / một túp lều nát
+ một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
- Em có nhận xét gì về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?
* GV: Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một danh từ. Cụm danh từ càng phức tạp (số lượng phụ ngữ càng nhiều) thì nghĩa của cụm danh từ càng dầy đủ.
- Em hãy tìm một danh từ và phát triển thành cụm?
- Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm danh từ.
- Đọc và tìm hiểu ví dụ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Đọc Ghi nhớ 1.
- Theo dõi ví dụ.
- So sánh các cách nói.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Tìm danh từ, phát triển thành cụm danh từ.
- Nhận xét.
1. Ví dụ:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ớ với nhau trong một túp lều nát bên bờ biển.
* Nhận xét:
- Các từ in dậm bổ nghĩa cho các từ:
Ngày, vợ chồng, túp lều 
=> Đều là danh từ.
2. Ghi nhớ 1:
a. Khái niệm:
Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
b. Đặc điểm: 
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
- Hoạt động trong câu giống như danh từ.
* Hoạt động 2 – Cấu tạo của cum danh từ.
II. Cấu tạo của cụm Danh Từ.
- Yêu cầu HS theo dõi ví dụ ở mục II. 1. (SGK, 117).
- Em hãy tìm các cụm danh từ trong câu trên?
- Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau danh từ?
* GV: Phần trung tâm của cụm danh từ là một từ ghép sẽ tạo thành TT1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể.
- Đọc những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại?
- Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì?
- Theo dõi ví dụ.
- Tìm các cụm danh từ.
- Chỉ rõ.
- Đọc, xếp.
- Đọc, xếp.
1. Ví dụ: (SGK, 117).
* Nhận xét:
- Các cụm danh từ:
+ làng ấy
+ ba thúng gạo nếp
+ ba con trâu đực
+ ba con trâu ấy
+ chín con
+ năm sau
+ cả làng
- Phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ cả: chỉ số lượng ước chừng.
+ ba: chỉ số lượng chính xác.
- Phụ ngữ đứng sau có hai loại:
+ ấy: chỉ vị trí để phân biệt.
+ đực, nếp: chỉ đặc điểm.
- Hãy điền các cụm danh từ trên vào mô hình?
- Vậy cụm danh từ thường có cấu tạo như thế nào?
- Trong cụm danh từ phần nào không thể vắng mặt?
- Cho HS đọc Ghi nhớ 2.
- Điền vào mô hình.
- Nhìn vào mô hình, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc Ghi nhớ 2.
* Mô hình cấu tạo:
Trước
Trung tâm
Sau
T1
T2
TT1
TT2
S1
S2
- Cụm danh từ gồm ba phần:
+ Phần TT: danh từ đảm nhiệm.
+ Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ về số lượng.
+ Phụ sau: nêu đặc điểm của danh từ hoặc xác định vị trí của danh từ ấy trong không gian và thời gian.
2. Ghi nhớ 2: (SGK, 118).
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
III. luyện tập.
1. Bài tập 1
- Đọc và tìm các cụm danh từ.
2. Bài tập 2.
- Điền vào mô hình
3. Bài tập 3.
4. Bài tập 4. 
- Cho danh từ nhân dân.
- Tìm các cụm danh từ.
- Điền vào mô hình cấu tạo.
1. Bài tập 1:
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. một lưỡi búa của cha dể lại.
c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3:
Lần lượt thêm: ấy, lúc nãy, ấy.
4. Bài tập 4: Triển khai thành cụm danh từ và đặt câu:
Toàn thể nhân dân Việt Nam phấn khởi đi bầu cử Quốc hội khoá XI.
3. Củng cố.
- Nghĩa của cụm danh từ có đặc điểm gì?
4. Dặn dò.
	- Học bài, thuộc các Ghi nhớ; hoàn thiện Bài tập.
	- Ôn tập các nội dung: Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, chữa lỗi, danh từ và cụm danh từ để kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc