Giáo án Ngữ văn lớp 6, kì I - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn lớp 6, kì I - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 Hiểu khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo nên từ, các kiểu cấu tạo từ.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo sách GV, Sgk, thiết kế văn 6.

- HS : Xem, soạn bài trước.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6, kì I - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 Ngày soạn : .
Tiết : 3 Ngày dạy : 
 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 Hiểu khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo nên từ, các kiểu cấu tạo từ.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo sách GV, Sgk, thiết kế văn 6.
- HS : Xem, soạn bài trước.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 2: Hình thành tri thức mới: 
 1.Từ là gì?
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
 - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 
 2. Từ đơn và từ phức:
a. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
 b. Từ phức: Là từ gồm hai tiếng trở lên. Từ phức gồm từ láy và từ ghép.
+ Từ ghép: ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Hoạt động 3: Luyện tập.
1.a.Từ : nguồn gốc, con cháu thuộc từ ghép.
 b.Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác.
 c.Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu.
2.Theo giới tính:ông bà, cha mẹ, anh chị..
Theo bậc: Bác cháu, chị em..
3. Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng..
Chất liệu làm bánh: khoai, tôm.
Tính chất của bánh:dẽo, xốp.
Hình dạng:gối, gai, khúc.
4. Thút thít: miêu tả tiếng khóc của người.(nức nở, sụt sùi)
5. Tả tiếng cười:hô hố, sằng sặc
Tiếng nói: khàn khàn, lè nhè
Dáng điệu:lừ đừ, nghênh ngang.
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Kiểm tra sỉ số – Nề nếp.
- KT chuẩn bị của HS.
- Ở Tiểu học, các em đã được học tiếng và từ. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức này.
- Cho HS quan sát ví dụ:
 “Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt /, chăn nuôi / và / cách / ăn ở”.
Hỏi :
- Từ ví dụ trên có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng?
- Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Khi nào thì một tiếng được coi là một từ?
Hỏi : Từ ví dụ trên, em hiểu từ là gì?
- Cho HS đọc ví dụ và điền vào bản phân loại từ ở SGK.
Hỏi :Nhìn vào bảng phân loại, em hãy cho biết thế nào là từ đơn, từ phức?
Hỏi : Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa từ ghép và từ láy?
- Gọi HS đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập 1.
- Từ con cháu, nguồn gốc thuộc từ nào? Tìm từ đồng nghĩa từ nguồn gốc?
 -Tìm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
- Gọi HS đọc bài tập, xác định yêu cầu SGK.
- Gọi HS đọc bài tập 3, xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5, xác định yêu cầu.
- Từ là gì? Có mấy loại?
- Học bài, xem bài “GT và phương thức biểu đạt”
- Báo cáo.
- HS trả lời cá nhân. 
Nghe – ghi tựa bài.
- Quan sát văn bản.
- Câu trên có 9 từ, 12 tiếng.
- Tiếng tạo từ, từ để tạo câu; Tiếng bằng từ khi tiếng đó có thể dùng để tạo nên câu.
- HS trả lời cá nhân.
- Đọc, điền vào giấy nháp từ đơn, từ phức (Từ láy, từ ghép).
- Trả lời cá nhân.
- Đều là từ phức.
Từ ghép: quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng.
Từ láy: quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Làm bài ngoài giấy nháp.
- Đứng lên nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập 2, 3.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét.
- Làm bài tập 4, 5 theo yêu cầu.
- Lên bảng trình bày - nhận xét.
TL: 
- Trả lời theo ghi nhớ.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doca3-3-TU-CAUTAOTUTIENGVIET.doc